Tạm giữ sư trụ trì và 3 người cưa hạ cây thông trước cửa chùa Chân Tiên
Mặc dù không được cơ quan chức năng cho phép nhưng trụ trì chùa Chân Tiên (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn thuê người cưa hạ rừng thông trước cửa chùa khiến hàng trăm người dân kéo đến phản đối trong đêm.
Khoảng 17h ngày 7/1, một số người dân phát hiện tại khu vực trước chùa Chân Tiên (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà) có 3 người đang dùng cưa xăng để cắt hạ nhiều cây thông ở khu vực trước chùa.
Phát hiện sự việc, người dân đã yêu cầu nhóm người trên dừng việc làm trái phép. Mặt khác việc chặt hạ của nhóm người trên đã gây bức xúc cho người dân dẫn đến việc hàng trăm người kéo đến chùa để phản đối trong đêm, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Rất đông người dân kéo đến chùa Chân Tiên trong đêm 7/1 để phản đối việc chặt hạ nhiều cây thông (Ảnh: CTV).
Nhận được thông tin, lực lượng chức năng đã có mặt để giải tán đám đông và làm rõ những nội dung mà người dân phản ánh. Đến khoảng 22h ngày 7/1, sau khi được khuyên giải, người dân đã giải tán về nhà.
Sáng 8/1, thông tin từ Công an xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), lực lượng này đã phối hợp với Công an huyện Lộc Hà, tạm giữ 4 người cùng các tang vật liên quan đến việc cắt hạ nhiều cây thông.
4 người bị tạm giữ là ông Đậu Văn T. (SN 1974, trụ trì chùa Chân Tiên), Lường Văn H. (SN 1995), Ngô Văn C. (SN 1973) và Lê Văn D. (SN 1971, đều ở Nghệ An).
Video đang HOT
Qua kiểm đếm tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện có ba cây thông có đường kính gốc cây từ 26-30 cm bị cưa hạ.
Theo lời khai ban đầu, nhóm người nói trên được trụ trì chùa Chân Tiên là ông Đậu Văn T. thuê về để cưa cây thông trước cửa nhà chùa. Trong quá trình thực hiện thì bị người dân phát hiện.
Chùa Chân Tiên được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia (Ảnh: Tiến Hiệp).
Được biết, trước đó, ngày 3/1, Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã tiến hành thuê người tỉa thưa rừng thông với diện tích 6,4 ha, gồm 4 lô thuộc Khoảnh 1A, Tiểu khu 127B, thuộc khu vực chùa Chân Tiên, theo Quyết định số 67/QĐ-PHHL, ngày 28/12/2021.
Tuy nhiên, việc tỉa thưa rừng thông tại khu vực nói trên của Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh cũng bị người dân địa phương phản đối.
Lý do mà người dân đưa ra là rừng thông thuộc khu vực chùa Chân Tiên (di tích lịch sử cấp Quốc gia) là rừng thông tự nhiên, vừa có ý nghĩa về mặt tâm linh, vừa là lá phổi xanh bảo vệ người dân trước thiên tai. Vì vậy rừng thông tại khu vực chùa Chân Tiên cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt, không được chặt bỏ.
Một lý do nữa khiến người dân bức xúc, trong quyết định tỉa thưa rừng thông của Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, đối tượng cây được tỉa là thông nhựa được trồng từ năm 1982, gồm những cây thoái hóa, cong queo, sâu bệnh, còi cọc, sinh trưởng chậm, bị chèn ép ở những nơi mật độ dày. Đường kính các cây phải dưới 12,6 cm, cao không quá 7,5 m, để lấy gỗ nhỏ và củi.
Theo người dân phản ánh, rất nhiều cây thông cao lớn, có đường kính từ 20 đến 30 cm vẫn bị chặt hạ (Ảnh: CTV).
Tuy nhiên, thực tế tại hiện trường có rất nhiều cây thông cao lớn, có đường kính từ 20 đến 30 cm vẫn bị chặt hạ. Điều này đã khiến nhiều người dân địa phương vô cùng bức xúc và kiên quyết ngăn cản.
Trước sự việc trên, ngày 5/1, đại diện Phòng Cảnh sát, Phòng chống tội phạm về môi trường ( Công an tỉnh Hà Tĩnh), Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã có buổi làm việc với Công an huyện Lộc Hà, Hạt Kiểm Lâm và chính quyền địa phương và đi đến thống nhất tạm dừng hoạt động tỉa thưa rừng thông để phối hợp với chính quyền địa phương, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Trong khi các cơ quan chức năng đã có ý kiến thống nhất việc tạm dừng hoạt động tỉa thưa rừng thông tại khu vực chùa Chân Tiên thì chiều tối 7/1, trụ trì chùa Chân Tiên lại thuê người về tiếp tục chặt hạ cây thông tại khu vực trước chùa.
Điều tra vụ "đá tặc" mở công trường trên đất của ban quản lý rừng
Ngày 29/12, ông Phạm Hữu Viên - Chủ tịch UBND xã Hbông, huyện Chư Sê (Gia Lai) cho biết, xã đang chỉ đạo công an điều tra vụ khai thác đá trái phép tại làng Hring, xã Hbông.
Những ngày qua, người dân trên địa bàn đã phản ánh tại làng Hring, xã Hbông đang có một số đối tượng "đá tặc" có hành vi khai thác đá trái phép.
Ngay khi nhận được thông tin, trong 2 ngày 26 và 27/12, lực lượng xã HBông đã vào khu vực trên để nắm bắt thông tin.
Tại hiện trường, lực lượng phát hiện nhiều máy móc hạng nặng, có dấu hiệu hoạt động khai thác trái phép đá tảng với đường kính "khổng lồ" và vận chuyển ra ngoài tiêu thụ. Việc làm này khả năng đã xảy ra trong một thời gian dài, do tại hiện trường xuất hiện nhiều hố lớn.
Đá tặc đang dùng máy móc hạng nặng để khai thác đá trái phép trên đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê (Ảnh: H.H).
Được biết, vị trí mà các đối tượng đá tặc khai thác trái phép thuộc đất nông nghiệp nằm trong đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý.
Do thời điểm lực lượng vào máy móc đã dừng hoạt động và các đối tượng đã trốn khỏi hiện trường nên xã đã lập biên bản, tạm giữ máy móc. Đồng thời, xã đang chỉ đạo công an xác minh các đối tượng có hành vi khai thác đá trái phép.
Bãi đất bị "đá tặc" khai thác ngổn ngang (Ảnh: H.H).
Cũng tại vị trí này, Công an tỉnh Gia Lai vừa phối hợp bắt giữ một vụ vận chuyển đá trái phép.
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Vụ phá rừng đặc dụng: Cần gần 400 triệu đồng để giám định chủng loại gỗ Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đang phối hợp với cơ quan chức năng lập hồ sơ điều tra, xử lý vụ khai thác rừng trái phép ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. Ngày 25/12, ông Bùi Văn Duẩn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) cho biết, liên quan đến vụ...