Tạm giữ người phụ nữ cắn tay, đạp bụng công an phường
Không đội mũ bảo hiểm đi xe máy trên đường, khi bị tổ phòng chống dịch Covid-19 dừng xe, nhắc nhở, Oanh lập tức chửi bới, cắn vào tay và đạp bụng một cán bộ công an phường ở TP Rạch Giá.
Ngày 1/8, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) cho biết, cơ quan này đang tạm giữ hình sự Trần Thị Hồng Oanh (35 tuổi, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) về hành vi chống người thi hành công vụ. Oanh từng có một tiền án về tội trộm cắp tài sản.
Trước đó, khoảng 20h ngày 29/7, trong lúc Tổ tuần tra kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid-19 phường Vĩnh Quang (TP Rạch Giá) đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường Lộ Liên Hương (thuộc khu phố Võ Trường Toản) thì phát hiện Oanh cùng chồng chạy xe môtô không đội mũ bảo hiểm.
Lực lượng tuần tra ra hiệu lệnh dừng xe, nhắc nhở vợ chồng Oanh về việc địa phương đang thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tại đây, Oanh và chồng không thừa nhận sai phạm mà còn dùng lời lẽ thô tục xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ rồi bỏ đi.
Đối tượng Trần Thị Hồng Oanh tại cơ quan CSĐT công an TP Rạch Giá (Ảnh: Văn Vũ)
Khi bị một cán bộ của Công an phường Vĩnh Quang dùng tay ngăn lại, ngay lập tức Oanh xông vào cắn vào cánh tay phải của cán bộ này. Chưa dừng lại ở đó, Oanh còn dùng chân đạp vào bụng một cán bộ công an.
Sau đó, Oanh và chồng bị tổ công tác khống chế, đưa về công an phường lập biên bản vi phạm và bàn giao cho Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá xử lý theo thẩm quyền.
Hà Nội: Xử phạt ba cô gái xuất trình "giấy thông hành" của công ty cầm đồ để ra ngoài
Ba nhân viên của công ty cầm đồ khi bị kiểm tra đã xuất trình "Giấy xác nhận đi lại do yêu cầu của công việc".
Tuy nhiên, đây là trường hợp ra ngoài không lý do chính đáng, công ty cầm đồ cũng không phải lĩnh vực thiết yếu nên bị Công an phường Láng Thượng (Đống Đa, Hà Nội) đưa về lập biên bản.
Video đang HOT
Để đảm bảo rà soát, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp ra ngoài không thực sự cần thiết sau khi Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (từ 6h ngày 24/7), lực lượng chức năng đã yêu cầu người đi đường xuất trình "Giấy xác nhận đi lại do yêu cầu công việc".
Tất nhiên, các cơ quan nhà nước, công sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh... được phép hoạt động mới được cấp giấy xác nhận cho nhân viên đi làm.
Lực lượng công an phường Láng Thượng ra quân tuần tra tuyên truyền và xử lý các trường hợp vi phạm chiều 26/7
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên cùng tổ công tác của Công an phường Láng Thượng (Đống Đa, Hà Nội) trong chiều 26/7 cho thấy, một số đơn vị không nằm trong danh mục thiết yếu cũng cấp giấy xác nhận cho nhân viên.
Tất nhiên trường hợp này sẽ bị lực lượng chức năng xử lý. Cụ thể, có 3 nhân viên của 1 công ty cầm đồ khi bị kiểm tra đã xuất trình giấy xác nhận của công ty. Ba cô gái này cho biết, mình chỉ đến công ty để dọn đồ chứ công ty đã đóng cửa.
Các nhân viên của công ty hoạt động trong lĩnh vực cầm đồ, thế chấp tài sản bị đưa về UBND phường để xử lý
Tại UBND phường, cả 3 đã nhận thức lỗi sai phạm và ký vào biên bản nộp phạt. Các trường hợp ra ngoài không có lý do chính đáng sẽ bị xử phạt từ 1-3 triệu đồng
Giấy xác nhận cho rằng: Ngành nghề công ty hoạt động là thiết yếu và mong muốn cơ quan nhà nước tạo điều kiện cho nhân viên được đi lại từ nhà đến nơi làm việc. Tuy nhiên, đây không phải là lĩnh vực thiết yếu nên cơ quan chức năng đã đưa về lập biên bản
Lý do trên là không chính đáng, công ty cầm đồ cũng không nằm trong mục thiết yếu nên Công an phường đã đưa về UBND phường Láng Thượng, lập biên bản xử lý. Tại đây, cả 3 đã thừa nhận hành vi vi phạm và ký vào biên bản nộp phạt với mức tiền 1 triệu đồng/trường hợp.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng xử lý một số trường hợp ra ngoài không có lý do chính đáng. "Tình trạng vi phạm ra ngoài trong trường hợp không cần thiết đã giảm đáng kể, các trường hợp người không đeo khẩu trang hầu như đã không còn. Trong chiều 26/7, tổ công tác không phát hiện trường hợp không đeo khẩu trang" - cán bộ tổ công tác đánh giá.
Các lỗi vi phạm chủ yếu là ra ngoài không có lý do
Một số trường hợp được tuyên truyền nhắc nhở
Thông tin với phóng viên, lãnh đạo UBND phường Láng Thượng cho biết, từ khi nhận được chỉ thị 17 của UBND TP. Hà Nội về việc áp dụng chỉ thị 16 của thủ Tướng, phường đã ra nhiều văn bản hướng dẫn gửi đến các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân thực hiện.
Về cơ bản, người dân đã có ý thức chấp hành và thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch. Một số trường hợp vi phạm sẽ bị tổ công tác với lực lượng công an phường là nòng cốt sẽ phát hiện và xử phạt.
Công an TP. Hà Nội cho biết, trong 3 ngày thực hiện giãn cách xã hội, cơ quan chức năng TP. Hà Nội đã xử phạt hành chính số tiền hơn 1,5 tỷ đồng các trường hợp vi phạm phòng dịch. Đa số các lỗi người dân mắc phải là: Không đeo khẩu trang, ra ngoài không có lý do, tụ tập đông người...
Riêng trong ngày 26/7, các đơn vị xử phạt hành chính đối với 250 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng với số tiền 499,5 triệu đồng; 11 cơ sở kinh doanh dịch vụ không chấp hành việc tạm dừng hoạt động bị phạt 54 triệu đồng
"Tổ công tác được chia thành 4 ca thực hiện tuần tra, kiểm soát cả ngày và đêm để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Người dân cần nghiêm túc chấp hành, cùng chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh", vị lãnh đạo cho hay.
Đối với các cơ sở, đơn vị, xí nghiệp...được phép hoạt động, nhân viên cần xuất trình "Giấy xác nhận" có chữ ký và đóng dấu đỏ của giám đốc, thủ trưởng đơn vị đó
Trong những ngày tiếp theo thực hiện giãn cách xã hội, lực lượng chức năng sẽ liên tục ra quân xử lý trường hợp vi phạm phòng chống dịch
Hà Nội thực hiện giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày từ ngày 24/7 trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; Thành phố cách ly với tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Viện kiểm sát: Ông Đinh La Thăng vô trách nhiệm khi thực hiện dự án ethanol Phú Thọ Viện kiểm sát cho rằng ông Đinh La Thăng đã bất chấp quy định pháp luật về chỉ định thầu và đi ngược chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi chỉ định thầu dự án ethanol Phú Thọ. Ông Đinh La Thăng và các đồng phạm tại tòa - Ảnh: NAM ANH Sáng 12-3, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng...