Tạm giữ khối đá quý gần 30 tấn do dân khai thác
Tảng đá caxidon nặng gần 30 tấn, với giá trị ước tính ban đầu hàng tỷ đồng, được người dân trên địa bàn xã Đắk Gằn (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) khai thác, đã được cơ quan chức năng tạm giữ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 10/2/2015, ông Nguyễn Chí Thanh (ngụ xã Đắk Gằn) trong lúc đào hồ chứa nước tưới cà phê tại rẫy thì phát hiện khối đá caxidon có kích thước “khủng”. Ông Thanh liền thuê máy đào, máy xúc đến để khai thác hòn đá quý nhằm bán kiếm lời.
Ông Phạm Đức Châu – Chủ tịch UBND xã Đắk Gằn – cho biết, việc khai thác, buôn bán đá quý là trái pháp luật nên sau khi nghe được thông tin trên, xã đã cử công an xã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, lập biên bản yêu cầu ngưng khai thác, đồng thời báo lên công an huyện để có hướng xử lý.
Tuy nhiên, ông Thanh vẫn tiếp tục thuê người đào tảng đá lên khỏi mặt đất. Hòn đá dài 4m, rộng 3,5 m, cao 1,3 m, ước nặng gần 30 tấn.
Người dân thuê máy đào, máy múc để khai thác khối đá quý nặng gần 30 tấn
Khoảng 12h ngày 11/2, khối đá caxidon được vận chuyển bằng xe đầu kéo hạng lớn sang TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để tiêu thụ thì bị lực lượng Công an tỉnh Đắk Nông bắt quả tang. Tại đây, tài xế lái xe không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc của tảng đá nên đã bị đưa về trụ sở công an để điều tra, làm rõ.
Ngày 27/2, trao đổi với PV, ông Trương Xuân Ánh – Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Mil – cho biết, hiện cơ quan công an tỉnh Đắk Nông và công an huyện Đắk Mil đã tiến hành đo đạc xong vị trí phát hiện đá caxidon và đang củng cố hồ sơ để ra quyết định xử phạt hành chính đối với các đối tượng khai thác và vận chuyển trái phép đá quý này.
Video đang HOT
“Nhiều năm nay, tình trạng khai thác đá caxidon của người dân vẫn liên tiếp xảy ra. Khi chính quyền có biện pháp xử lý mạnh thì tình trạng này đã giảm. Đây là khối đá caxidon lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện tại địa phương”, ông Ánh nhận định.
Về giá trị của đá caxidon, ông Lê Phúc Tiếng – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP Buôn Ma Thuột – cho biết, trong các loại đá caxidon thì đá caxidon màu xanh có giá trị nhất, sau đó là đá màu vàng, màu đỏ; đá càng to càng quý. Các loại đá này được sử dụng để chế tác mỹ nghệ và các tác phẩm phong thủy. Vùng đất tại xã Đắk Gằn nổi tiếng là nơi có nhiều đá caxidon với màu xanh đặc trưng.
Viên đá caxidon màu vàng xanh nặng 300 kg, được rao bán với giá 300 triệu đồng trong dịp Tết vừa qua tại Đắk Lắk.
“Hiện giá bán đá caxidon thô ở mức 50.000 đồng/kg, đá mài ra đẹp và màu hiếm có giá từ 500-800 ngàn đồng/kg”, ông Tiếng cho hay.
Ông Nguyễn Hữu Trung – Trưởng phòng Khoáng sản (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông) cho biết, Sở đã nghe báo cáo nội bộ về sự việc khai thác vận chuyển đá caxidon, tuy nhiên việc vi phạm này mới ở mức xử lý hành chính và thuộc thẩm quyền xử lý của cấp xã, huyện nên Sở không tham gia.
“Theo quy định, hành vi vi phạm khai thác, vận chuyển đá caxidon tại xã Đắk Gằn chỉ ở mức ở mức xử phạt hành chính, sau xử phạt sẽ tịch thu hòn đá bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước”, ông Trung cho biết thêm.
Trương Nguyễn
Theo Dantri
Luân chuyển cán bộ ở vị trí "nhạy cảm" để chống buôn lậu
Các lực lượng chức năng chuyên trách về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ để ngăn chặn và phát hiện xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, dung túng, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia).
Năm 2014, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được nâng cao và chuyển biến mạnh; vai trò, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng, nhất là Hải quan, Thuế, Bộ đội Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường... được đề cao và đặc biệt kết quả đấu tranh, phát hiện, bắt giữ, xử lý đạt hiệu quả cao hơn những năm trước (xử lý trên 206 nghìn vụ vi phạm, tăng 12,1% so với năm 2013; nộp ngân sách tiền xử phạt, bán hàng tịch thu và truy thu thuế hơn 13 nghìn tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2013; khởi tố 2.081 vụ với 2.275 đối tượng liên quan).
Tuy nhiên, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn "tinh vi", quy mô ngày càng lớn, diễn ra trên phạm vi rộng.
Rượu là mặt hàng có nguy cơ bị buôn lậu, làm giả cao mỗi dịp Tết.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc; phê bình, chấn chỉnh, xử lý đối với những tập thể và cá nhân chưa làm tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đồng thời phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thức rõ tác hại của hàng lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động người dân "nói không với hàng lậu" và hưởng ứng cuộc vận động "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Bên cạnh đó từng bước xã hội hóa công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, hỗ trợ của các hiệp hội, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Công Thương chủ động rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định hiện hành, nhất là các chính sách về thương mại biên giới, kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan... tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có hiệu quả.
Luân chuyển cán bộ ở vị trí nhạy cảm, dễ tiêu cực
Các lực lượng chức năng chuyên trách về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ để ngăn chặn và phát hiện xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, dung túng, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.
Làm tốt công tác dự báo tình hình, nắm chắc đối tượng, tuyến, địa bàn nhất là tuyến, địa bàn trọng điểm, phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại mới để có biện pháp ngăn chặn, xử lý, đặc biệt là các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý để đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Phó Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng chuyên trách về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, điều chuyển, bố trí người khác thay thế nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả nghiêm trọng hoặc kéo dài trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách; xử lý, chỉ đạo xử lý kỷ luật, buộc thôi việc những cán bộ, công chức có hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; thực hiện việc luân chuyển cán bộ, công chức theo đúng quy định, đặc biệt là tại các vị trí "nhạy cảm", dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên nhằm chia sẻ thông tin để nắm chắc tình hình, đảm bảo công tác này thiết thực, hiệu quả, phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp, nhất là trong đấu tranh, triệt phá các "đường dây, ổ nhóm" buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả nghiêm trọng, có tổ chức.
P.Thảo
Theo Dantri
Nghệ An: Phạt gần 200 triệu với dàn xe chở gỗ "siêu khủng" Cảnh sát giao thông Vinh, Nghệ An phạt gần 20 xe chở gỗ quá trọng lượng gần 200 triệu đồng và yêu cầu các xe phải xuất trình giấy tờ đầy đủ mới được kiểm định trong những lần đăng kiểm tới. Theo tin tức đã đưa trên VOV, vừa qua 19 xe chở gỗ "khủng" bị phát hiện và lập biên bản...