Tạm giữ hơn 11 tấn phế liệu nhập lậu
Ngày 22-10, Trung tá Lương Xuân Trường, Phó đồn trưởng nghiệp vụ Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình, BĐBP An Giang cho biết đơn vị vừa phối hợp Cục Hải quan Cửa khẩu Khánh Bình bắt 1 vụ nhập lậu hơn 11 tấn phế liệu từ Campuchia về Việt Nam.
Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình và Cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình kiểm đếm hàng hóa trên phương tiện. Ảnh: Văn Tùng
Cụ thể, vào lúc 5 giờ 30 phút, ngày 21-10, tổ công tác Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình và Cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang tổ chức tuần tra kiểm soát tại khu vực sông Hậu thuộc tổ 2, ấp An Khánh, xã Khánh An, huyện An Phú đã phát hiện đối tượng điều khiển ghe gỗ lưu thông từ Campuchia về Việt Nam có dấu hiệu khả nghi.
Tổ công tác ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra thì đối tượng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Qua đấu tranh, khai thác, đối tượng khai tên Trần Thanh Liêm (SN 1982), trú tại xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
Kiểm tra phương tiện, tổ công tác phát hiện trên ghe có 16 cục giấy phế liệu được đóng thành khối, có tổng trọng lượng 11.050 kg, trị giá trên 44 triệu đồng.
Hiện, Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình đã lập biên bản tạm giữ phương tiện, tang vật và tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ để điều tra, xử lý.
Video đang HOT
Trọng Hà – Văn Tùng
Theo bienphong
Vướng lao lý vì 25 cây trụ đá
Ngay trong ngày tòa sơ thẩm xử thì công an mới lập biên bản tạm giữ tang vật vụ án nên tòa phúc thẩm đã hoãn xử để xác minh.
Theo hồ sơ, ngày 29-1-2018, ông Lê Văn Dứt mua trúng đấu giá 3.000 m2 đất và 190 cây xoài trồng trên đất của vợ chồng ông Trần Văn Ly tại ấp Tắc Trúc, xã Nhơn Hội, huyện An Phú (An Giang) với giá 239,4 triệu đồng.
Đập bể trụ đá cắm ranh đất
Ngày 26-9-2018, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện An Phú thành lập đoàn cưỡng chế đến phần đất trên để đo đạc, cắm mốc ranh để giao đất cho ông Dứt. Tại đây, ông Dứt đã chôn một số cây cột đá để xác định ranh đất nhà mình với phần đất còn lại của vợ chồng ông Ly.
Sau khi đi làm về thì bị cáo Trần Văn Phú (con ruột ông Ly) nghe gia đình kể lại sự việc nên đã đi bộ ra phần đất ông Dứt vừa chôn trụ đá nhổ ba cây trụ đá vác qua bên đường (trong lúc vác, một cây bị gãy). Ngày hôm sau, Phú tiếp tục dùng búa đập bể 24 trụ đá khác. Ông Dứt phát hiện và trình báo công an.
Kết quả định giá trong tố tụng xác định 25 cây trụ đá (bị đập bể và gãy) trị giá 2.125.000 đồng (mỗi cây 85.000 đồng). Từ đó VKSND huyện An Phú đã truy tố Phú về tội hủy hoại tài sản theo khoản 1 Điều 178 BLHS 2015.
Ngày 10-4, TAND huyện An Phú xử sơ thẩm. Tại tòa, bị cáo Phú khai do thiếu kiềm chế khi thấy phần đất của gia đình bị cơ quan THA bán đấu giá để THA nên đã nhổ và đập các trụ đá. Tại tòa, VKS đề nghị xử phạt Phú từ sáu tháng đến chín tháng tù.
HĐXX sơ thẩm cho rằng cáo trạng truy tố đúng người, đúng tội. Bị cáo sống chung với gia đình, là người có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý tài sản bằng biện pháp cưỡng chế bán đấu giá quyền sử dụng đất để THA và đã giao quyền sử dụng đất cho người mua được tài sản. Lẽ ra bị cáo cùng với gia đình nếu không đồng ý với các quyết định của cơ quan THA thì có quyền khiếu nại theo quy định. Thế nhưng bị cáo Phú xem thường pháp luật, thực hiện hành vi hủy hoại tài sản của người khác...
HĐXX cũng xem xét các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, là lao động chính trong gia đình... Cuối cùng HĐXX tuyên phạt Phú sáu tháng tù và tuyên tịch thu tiêu hủy 25 cây trụ đá bị gãy thành 90 khúc.
Các trụ đá còn lại trên phần đất mà ông Dứt cắm ranh và bị cáo Trần Văn Phú (ảnh nhỏ). Ảnh: CT
Định giá chưa chuẩn?
Đáng chú ý là khi HĐXX sơ thẩm vừa tuyên án xong thì cũng trong buổi sáng 10-4 một công an xã Nhơn Hội, một công an và một phó trưởng ấp Tắc Trúc đã đến phần đất mà ông Dứt chôn trụ đá để lập biên bản tạm giữ tang vật. Theo biên bản này thì tang vật bị tạm giữ gồm 88 khúc đá bị gãy, đã qua sử dụng có kích thước khác nhau. Những khúc đá này được thu thập trên mảnh đất đang tranh chấp giữa ông Dứt và vợ chồng ông Ly.
Sau đó bị cáo Phú kháng cáo bản án sơ thẩm nên ngày 10-7 vừa qua, TAND tỉnh An Giang xử phúc thẩm. Tại tòa, bị cáo Phú và luật sư yêu cầu tòa hủy án sơ thẩm vì vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Luật sư (LS) bào chữa cho Phú cho rằng kết luận định giá không đúng. Vì theo biên bản kiểm tra tài sản thiệt hại và tại tòa bị hại khẳng định mua một cây trụ đá với 80.000 đồng từ năm 2016. Thế nhưng hội đồng định giá lại xác định mỗi cây trụ đá có giá trị là 85.000 đồng là không đúng giá trị thật.
Theo LS, nếu mỗi cây trụ đá mới mà bị hại mua 80.000 đồng vào năm 2016 thì khi đã qua sử dụng sẽ có giá trị dưới 80.000 đồng. Như vậy, 25 cây trụ đá bị gãy thì tổng thiệt hại sẽ là dưới 2 triệu đồng và chỉ có thể xử phạt hành chính bị cáo Phú. Ngoài ra, hồ sơ cũng không thể hiện có biên bản họp định giá và vi phạm Điều 19 Nghị định 30/2018 của Chính phủ (quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự).
Hoãn xử để xác minh thêm
Tại tòa phúc thẩm LS bào chữa cho bị cáo Phú cho rằng ban đầu CQĐT không thu giữ các cây trụ để định giá, tòa sơ thẩm tuyên án xong mới lập biên bản thu giữ vật chứng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đề nghị hủy án sơ thẩm. Trong khi đại diện VKS tỉnh đề nghị bác kháng cáo.
Sau khi hội ý, HĐXX phúc thẩm quyết định hoãn phiên tòa để tiến hành xác minh liên quan đến biên bản tạm giữ tang vật ngày 10-4 (ngày xử sơ thẩm).
YẾN CHÂU
Theo PLO
Nhiều thủ đoạn "phù phép" đường cát qua biên giới An Giang Để "tuồn" được đường cát nhập lậu qua biên giới vào nội địa tiêu thụ, các đối tượng buôn lậu ở huyện An Phú, tỉnh An Giang đã dùng nhiều thủ đoạn, từ thay đổi bao bì, nhãn mác từ bên kia biên giới cho đến xoay vòng hóa đơn. Tinh vi hơn, chúng còn trộn lẫn đường nhập lậu với đường nội...