Tạm giữ hình sự 2 đối tượng giả danh nhà báo, cưỡng đoạt hàng trăm triệu đồng
Tự xưng là nhà báo, 2 đối tượng Hoàng Công Trình và Đặng Hữu Biểu đã có hành vi cưỡng đoạt tài sản của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn Nghệ An, với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng.
Ngày 28/10, Công an huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết, đang tạm giữ hình sự 2 đối tượng Hoàng Công Trình (SN 1986), trú tại xã Ea Tóh và Đặng Hữu Biểu (SN 1973), trú tại xã Phú Lộc, cùng huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Công an xác định, từ ngày 22/10 đến 25/10, Trình và Biểu tự giới thiệu là nhà báo của của một tạp chí, thường xuyên di chuyển bằng ô tô tải BKS: 47C-068.71 đến các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn các huyện Đô Lương, Tân Kỳ, Anh Sơn và Thanh Chương.
Khi làm việc, các đối tượng không xuất trình thẻ nhà báo mà chủ động quay tư liệu về hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Sau đó, biên soạn tin, bài có nội dung phản ánh sai phạm để gửi lại phía công ty, doanh nghiệp với mục đích đe dọa, yêu cầu đưa tiền để được bỏ qua.
Nhận thấy hành vi của các đối tượng có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản, Công an huyện Đô Lương đã lên kế hoạch đấu tranh. Quá trình xác minh, công an xác định Hoàng Công Trình là phóng viên thử việc tại một tạp chí, còn Đặng Hữu Biểu không phải là phóng viên.
2 đối tượng Hoàng Công Trình và Đặng Hữu Biểu bị bắt giữ cùng tang vật vụ án. Ảnh CACC
Ngày 25/10, Công an huyện Đô Lương bắt quả tang Trình và Biểu về hành vi cưỡng đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, khi các đối tượng đang nhận 25 triệu đồng của một doanh nghiệp tại huyện.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng thu giữ 25 triệu đồng, 1 ôtô, 3 điện thoại di động, 1 máy ảnh, 1 camera, 1 máy tính xách tay, 2 thẻ (nghi thẻ nhà báo giả) và nhiều giấy tờ liên quan.
Bước đầu xác định, khoảng tháng 5/2024, các đối tượng đã làm giả thẻ nhà báo để đi quay phim, chụp ảnh tại các doanh nghiệp nhằm đe dọa, tống tiền.
Đến ngày 9/10, Hoàng Công Trình được một tạp chí nhận thử việc 3 tháng, Trình đã lợi dụng xin giấy giới thiệu để cùng với Biểu quay phim, chụp ảnh, dựng “phóng sự” nhằm chiếm đoạt tài sản của nhiều doanh nghiệp.
Từ tháng 9 đến nay, các đối tượng đã cưỡng đoạt của 5 doanh nghiệp tại huyện Đô Lương, Tân Kỳ, Anh Sơn với số tiền 57,2 triệu đồng và 1 điện thoại di động trị giá 21 triệu đồng.
Ngoài ra, 2 đối tượng trên còn thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản của nhiều doanh nghiệp khác tại các tỉnh miền Trung với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Đô Lương đang điều tra mở rộng vụ án.
Chấn chỉnh tình trạng "báo hóa" tạp chí, lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi
Trong nỗ lực trả lại giá trị cốt lõi của nghề báo, thời gian qua, cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm, nhiều trường hợp lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi.
Đồng thời, chấn chỉnh tình trạng "báo hóa" tạp chí để làm sạch môi trường báo chí hiện nay.
Vén bức màn bí ẩn đằng sau logo "XE CUA TAO"
Tháng 11/2023, thông tin về việc Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh khởi tố, bắt tạm giam Lê Danh Tạo (SN 1967), trú tại phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh cùng vợ là Hồ Thị Hải (SN 1982), trú tại TP Đà Nẵng và em vợ là Hồ Kim Cường (SN 1988) để điều tra về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi" đã khiến dư luận không chỉ ở Hà Tĩnh, mà tại nhiều địa phương ở các tỉnh miền Trung hết sức đồng tình, ủng hộ.
Xuất phát từ thực tiễn, thời gian qua tại Hà Tĩnh và một số tỉnh thành khác, tình trạng các đối tượng lợi dụng hoạt động báo chí để thực hiện các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp vẫn bị một số đối tượng tự xưng là phóng viên các cơ quan báo chí quấy rầy, sách nhiễu, thậm chí tống tiền. Một nhóm đối tượng khác lợi dụng danh nghĩa báo chí, lập ra các công ty truyền thông, quảng cáo để bảo kê cho các doanh nghiệp vận tải hoạt động, ép cơ quan chức năng bỏ qua vi phạm đối với các phương tiện vận tải.
Nổi lên trong số này là "nhà báo" Lê Danh Tạo cùng các đồng phạm là những người thân cận trong gia đình. Lợi dụng việc bản thân từng là nhà báo, cộng tác viên của một số tờ báo và tạp chí, từ năm 2022, Tạo cùng vợ và em vợ thành lập Công ty CP Vận tải Newthoidai, Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển truyền thông Newthoidai và Hợp tác xã vận tải Toàn Cầu, mục đích là để lợi dụng danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên của các cơ quan báo chí, nhận bảo kê thu tiền luật của các nhà xe, lái xe chạy tuyến đường dài, trung bình từ 5 - 8 triệu đồng/xe/tháng. Các phương tiện chỉ cần đóng tiền và gắn trên xe logo "XE CUA TAO" (xe của Tạo) là xem như đã được bảo kê trong quá trình lưu thông.
Với phương thức, thủ đoạn trên, Lê Danh Tạo và đồng bọn đã lợi dụng danh nghĩa báo chí trục lợi tiền của nhiều lái xe, chủ xe ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với số tiền lên đến hàng tỷ đồng mỗi tháng. Do các bị can thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian dài, số lượng xe tham gia đóng tiền hàng tháng nhiều nên các đối tượng không nhớ hết thông tin về các xe mình đã trục lợi. Đến nay, Cơ quan CSĐT Công an Hà Tĩnh vẫn đang tìm bị hại liên quan, đồng thời mở rộng vụ án để điều tra theo quy định.
Cùng hành vi này, trước đó vào tháng 1/2024, Công an Nghệ An đã tiến hành bắt giữ Nguyễn Kim Tiến (SN 1965), trú tại phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa (Nghệ An). Nguyễn Kim Tiến đã lợi dụng danh nghĩa báo chí, thành lập Công ty CP Thương mại dịch vụ Kim Tiến và Hợp tác xã nông nghiệp Kim Tiến đại phát để bảo kê các phương tiện vận tải trên địa bàn. Tiến yêu cầu mỗi chủ phương tiện phải đóng tiền hàng tháng với mức 10 triệu đồng/xe. Hành vi này gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng chức năng và gây bức xúc cho quần chúng nhân dân nên Công an tỉnh Nghệ An đã xác lập chuyên án đấu tranh.
Khám xét khẩn cấp nhà ở và trang trại của đối tượng, cơ quan chức năng thu giữ 7 giấy giới thiệu phóng viên của các tạp chí, 1 thẻ cộng tác viên, 1 giấy chứng nhận nghiệp vụ báo chí mang tên Nguyễn Kim Tiến. Bước đầu, xác định đã có hơn 70 chủ phương tiện đóng tiền hàng tháng cho Nguyễn Kim Tiến, với số tiền đối tượng này đã trục lợi là hơn 5 tỷ đồng.
Đại tá Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh (ngoài cùng bên phải) trực tiếp đấu tranh với đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí để bảo kê, trục lợi.
Nỗ lực làm sạch tình trạng "báo hóa" tạp chí
Ngoài hành vi "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", tình trạng phóng viên, cộng tác viên lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi, cưỡng đoạt tài sản cũng diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó "điểm nóng" vẫn là các tỉnh miền Trung, nơi có số lượng người hoạt động trong lĩnh vực báo chí tương đối lớn.
Tháng 4/2024 hai phóng viên của Tạp chí Bầu trời rộng mở và Doanh nghiệp Việt Nam là Phạm Gia Thành (SN 1993) và Đặng Hải Nam (SN 1981), cùng trú tại tỉnh Hà Tĩnh bị khởi tố, bắt giam về tội "Cưỡng đoạt tài sản" tiếp tục là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở đối với những người đã và đang có tư tưởng mượn danh báo chí để trục lợi. Thay vì làm báo chân chính, Thành và Nam thường tiếp cận các dự án, tìm các vấn đề tồn tại, sai phạm để phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước nhằm mục đích gây sức ép, đe dọa sẽ viết bài đăng báo, sau đó gặp gỡ để nhận tiền. Với thủ đoạn này, từ khoảng tháng 12/2023 đến tháng 3/2024, hai đối tượng đã chiếm đoạt gần 100 triệu đồng của 6 cá nhân là các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Theo cơ quan chức năng, đây cũng là thủ đoạn phổ biến mà các nhà báo, phóng viên sử dụng để quấy nhiễu doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức. Điều này xuất phát từ thực tế, hiện nay nhiều tạp chí đã buông lỏng quản lý phóng viên, tình trạng "báo hóa" tạp chí, nhất là tạp chí điện tử ngày càng nhiều. Một số tạp chí điện tử của các hiệp hội không thực hiện đúng nội dung, tôn chỉ mục đích, lách luật để "báo hóa"; biến tạp chí thành báo. Các tạp chí này tuyển số lượng lớn phóng viên, cộng tác viên khoán thu, khoán hợp đồng quảng cáo, trả nhuận bút trên lượng view dẫn đến tình trạng phóng viên, cộng tác viên sách nhiễu các cá nhân, doanh nghiệp, dẫn đến hiện tượng "sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ", thậm chí "ra giá" để trục lợi cá nhân.
Trước thực trạng này, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, lực lượng chức năng, trong đó chủ công là Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh và Thanh tra Sở TT&TT đã phối hợp nhịp nhàng trong công tác quản lý báo chí. Các đơn vị này đã phổ biến, quán triệt đến tận cơ sở cũng như các cơ quan, doanh nghiệp khi làm việc với cơ quan báo chí, rà soát kĩ tôn chỉ, mục đích; phát hiện sự nhũng nhiễu của phóng viên, cộng tác viên báo chí ngay lập tức phản ánh về đường dây nóng để kịp thời ngăn chặn, có biện pháp chấn chỉnh, răn đe.
Điển hình, đầu tháng 2/2024, ông Vũ Đình Thắng (SN 1987), phóng viên tạp chí Công nghiệp Môi Trường có hẹn làm việc với bà Nguyễn Thị Lệ Hà, Chủ tịch Hội LHPN Hà Tĩnh để xác minh thông tin về việc bà này sử dụng xe biển xanh, gắn còi ưu tiên ra sân bay Vinh để đón con gái gây xôn xao dư luận. Quá trình là việc, nhận thấy phóng viên này hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích nên bà Hà đã thông báo để Thanh tra Sở TT&TT Hà Tĩnh vào cuộc, xử phạt số tiền 4 triệu đồng. Gần đây, 2 phóng viên tạp chí từ Nghệ An vào địa bàn Hà Tĩnh lợi dụng hoạt động báo chí để mời gọi các cơ quan, doanh nghiệp kí hợp đồng truyền thông, quảng cáo cũng bị triệu tập làm việc, xử phạt theo quy định.
Không chỉ đấu tranh, loại bỏ những thành phần biến chất ra khỏi môi trường báo chí mà việc chấn chỉnh, định hướng trong tuyên truyền, hoạt động báo chí cũng đang được cơ quan chức năng tại tỉnh Hà Tĩnh thực hiện có hiệu quả. Từ đó, góp phần nâng cao vị thế của những người hoạt động báo chí chân chính, đồng thời "làm sạch" môi trường báo chí hiện nay, hạn chế và chấn chỉnh kịp thời tình trạng "báo hóa" tạp chí để hạn chế những hệ lụy xảy ra
Mượn danh nhà báo để thu tiền bảo kê các mỏ đá Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng. Ngày 5/5, Phòng CSHS Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị...