Tấm “giấy thông hành âm tính”: Nguy cơ trở thành con dao 2 lưỡi!
Người dân ở TPHCM đang đổ xô đi xét nghiệm SARS-CoV-2 làm “giấy thông hành” để tới các tỉnh thành khác.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm được nhận định ít có tác dụng trong hoạt động phòng chống dịch.
Chi phí xét nghiệm tốn kém nhưng ít hiệu quả chống dịch
“Tôi cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính mới đủ điều kiện đến công ty để làm việc. Theo quy định, cứ 3 ngày chúng tôi sẽ phải xét nghiệm một lần để xác định bản thân có bị mắc Covid-19 hay không. Thời gian đi xét nghiệm được công ty cho nghỉ, chi phí xét nghiệm của chúng tôi công ty cũng đồng ý chi trả” – Chị N.T.T. công nhân ngụ ở Thành phố Thủ Đức đang làm việc tại công ty trên địa bàn Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết, khi đến thực hiện test nhanh tại Bệnh viện TP Thủ Đức.
Một địa điểm trường mầm non được Bệnh viện Thành phố Thủ Đức mượn để triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào sáng 7/7.
Anh L.V.N. (42 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp) chia sẻ: “Tôi làm nghề tự do, công việc mỗi ngày đều phải tới tỉnh Bình Dương. Hiện nay, mẫu test nhanh Covid-19 chỉ được công nhận trong thời gian 3 ngày, sau đó tôi phải làm lại mẫu khác để có xác nhận âm tính mới đủ điều kiện đi làm. Tính ra mỗi ngày tôi phải tốn hơn 100.000 đồng cho việc xét nghiệm, chưa kể phải tốn ít nhất một buổi nghỉ làm để đi lấy mẫu xét nghiệm. Nghỉ làm thì gia đình sẽ rơi vào khó khăn vì tôi là lao động chính nhưng tình hình này nếu kéo dài cũng sẽ phát sinh nhiều chi phí, tác động không nhỏ đến thu nhập”.
Thực tế ghi nhận tại một số bệnh viện thực hiện dịch vụ test nhanh Covid-19 cho thấy, đang có tình trạng tập trung đông người. Trao đổi với phóng viên về tính cấp thiết của “giấy thông hành” bằng kết quả âm tính và hiệu quả phòng chống dịch, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho rằng, “test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 chỉ có giá trị một phần nhỏ”.
Video đang HOT
Người dân đến Bệnh viện Quân y 175 lấy mẫu xét nghiệm làm “giấy thông hành” trong mùa dịch Covid-19.
Theo phân tích của BS Hữu Khanh: “Nếu một người đang trong thời gian ủ bệnh thì “giấy thông hành âm tính” không có giá trị bởi vì có thể vài ngày sau họ sẽ chuyển sang dương tính. Việc định nghĩa sự an toàn căn cứ trên kết quả test nhanh cũng không chắc chắn nếu kéo thời gian càng dài thì nguy cơ nhiễm bệnh càng cao nhưng nếu rút ngắn thời gian thì sẽ tốn rất nhiều chi phí của người dân”.
Mặt khác test nhanh Covid-19 nguy cơ trở thành con dao hai lưỡi bởi người test nhanh có kết quả âm tính và những người tiếp xúc có thể ngộ nhận rằng họ đã an toàn dẫn tới chủ quan không tuân thủ thông điệp 5K.
Mặt khác, trong thời gian “giấy thông hành” còn hiệu lực, người có kết quả test nhanh âm tính có thể đi đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, chính điều đó sẽ gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Loạn giá test Covid-19, hàng bắt đầu khan hiếm
Bệnh viện Quân y 175 đang triển khai dịch vụ test nhanh Covid-19 cho người có nhu cầu. Thông tin từ bệnh viện cho biết, mỗi ngày tại đây thực hiện test và trả kết quả cho khoảng 2.000 người. Phí dịch vụ được thực hiện đối với những người đến khám chữa bệnh tại bệnh viện là 300.000 đồng (bệnh viện hỗ trợ 50.000 đồng), người đến test nhanh để lấy kết quả đi làm thì mức phí dịch vụ là 350.000 đồng.
Mức giá test Covid-19 đang có sự chênh lệch giữa các bệnh viện.
BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức cho biết: “Hiện mỗi ngày bệnh viện đang tiếp nhận, thực hiện test nhanh cho khoảng 1.500 đến 2.000 người có nhu cầu xác nhận âm tính để đi làm việc hoặc cần đến các tỉnh thành khác. Chi phí dịch vụ của mỗi người là 350.000 đồng bao gồm phí thực hiện test nhanh 238.000 đồng theo quy định và các khoản phụ thu công khám, vật tư tiêu hao như găng tay, khẩu trang y tế, dụng cụ lấy mẫu”.
Trong khi đó, tại Bệnh viện Lê Văn Việt – Giám đốc Bệnh viện, BS Nguyễn Khoa Lý cho biết: “Hiện nay, bệnh viện đã hết mẫu test nhanh, chúng tôi đang phải tạm ngưng dịch vụ này. Bệnh viện đang liên hệ với nhiều đầu mối để mua nhưng tình hình hiện tại rất khó khăn vì không có chỗ nào bán, trong khi đây là nhiệm vụ phải triển khai”.
Nhân viên y tế lấy mẫu test nhanh Covid-19 cho công nhân làm việc tại Khu công nghệ cao Thành phố Thủ Đức.
Lãnh đạo một bệnh viện trực thuộc thành phố thông tin: “Chúng tôi đang thực hiện test nhanh cho người đến khám và điều trị bệnh với đúng mức giá được quy định là 238.000 đồng. Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, bệnh viện không có nhiều test nhanh để làm dịch vụ nên chúng tôi sử dụng chủ yếu vào mục tiêu phòng thủ, giữ an toàn cho bệnh viện và phục vụ sàng lọc cấp cứu”.
Dụng cụ test nhanh Covid-19 đang có sự khan hiếm, Bệnh viện Lê Văn Việt hiện đã hết, chưa tìm được nguồn mua.
Nhu cầu đi lại của người dân sinh sống tại TPHCM đến các tỉnh thành rất lớn, những ngày qua đã ghi nhận có sự tập trung đông người ở các điểm thực hiện xét nghiệm Covid-19.
Từ thực tế trên, BS Hữu Khanh bày tỏ lo ngại, hiện nay thành phố đang thực hiện giãn cách và tuyên truyền sâu rộng thông điệp 5K, xử lý nghiêm đối với những cá nhân tập trung đông người tại nơi công cộng nhưng việc xét nghiệm lại tập trung khá đông người điều này là mâu thuẫn trong công tác phòng chống dịch. Ngoài cộng đồng đang có nhiều F0 lang thang nên các điểm xét nghiệm cần phải có phương án hiệu quả để giữ khoảng cách, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho người dân.
Tin tức covid-19 mới nhất hôm nay 31-5: Mở rộng vùng cách ly, truy vết F1 của 5 ca COVID-19 trong gia đình ở Bình Dương
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Sáng 31/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi ghi nhận 5 ca mắc trong một gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn (BN7067, BN7068 và 3 người thân), địa phương đã mở rộng vùng cách ly y tế để dập ổ dịch này.
BN7067 và BN7068 (nữ sinh viên Học viện cán bộ TP.HCM và trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM) trước khi bị cách ly tập trung vì có liên quan đến ca mắc COVID-19 ở TP.HCM đã về thăm gia đình tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn.
Thuận An chuẩn bị mở rộng truy vết F1 liên quan đến các ca mắc trong một gia đình ở Bình Chuẩn.
Nhận được tin báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, ngành Y tế Bình Dương rà soát, xác định có 8 người là F1 của hai bệnh nhân này. Kết quả xét nghiệm 3 người gồm mẹ, chị gái và em trai dương tính với virus SARS-CoV-2. Thành phố Thuận An tiếp tục truy vết được 82 trường hợp từ F2, xét nghiệm sơ bộ có kết quả âm tính.
Qua mở rộng điều tra dịch tễ, cơ quan y tế Thuận An tiếp tục xác định thêm các mốc dịch tễ quan trọng để tiếp tục mở rộng phạm vi truy vết đối với các trường hợp F1, F2 tiếp theo. Trong đó có 2 mốc dịch tễ đáng chú ý là từ 8-9h sáng 23/5, người mẹ (F0) có đi bầu cử tại Tổ bầu cử số 7, phường Bình Chuẩn và đi làm tại Chi nhánh nước Thuận An.
Từ 0h ngày 31/5, TP. Thuận An đã triển khai mở rộng khu vực cách ly y tế phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo lãnh đạo UBND TP. Thuận An, thời điểm từ 8-9h có khoảng 300 cử tri ở Tổ bầu cử số 7 đi bỏ phiếu, cùng 21 người là thành viên trong tổ bầu cử. Các thành viên trong Tổ bầu cử số 7 đã được đưa đến khu cách ly tập trung và đang tiếp tục mở rộng truy vết F1, F2 tham gia bỏ phiếu thời điểm từ 8-9h. Còn 31 công nhân viên Chi nhánh nước Thuận An đã được cách ly tại nơi làm việc và được lấy mẫu gộp xét nghiệm.
Hiện, TP. Thuận An đang tính toán và đề xuất việc giãn cách ở mức độ phù hợp với tình hình địa phương; đồng thời nhanh chóng kiểm soát các cửa ngõ giáp ranh TPHCM, khu vực cầu Phú Long, tạm dừng hoạt động tại các bến khách ngang sông Sài Gòn./.
Có ca dương tính COVID-19, khu Mả Lạng lại bị phong tỏa Vừa có thêm một ca dương tính với COVID-19 ở khu Mả Lạng, quận 1, TP.HCM - khu vực từng xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là nhân viên bốc xếp làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất và từng bị phong tỏa chiều 26 Tết Tân Sửu 2021. Lực lượng chức năng lập rào chắn tại hẻm 245 sau khi có ca...