Tam giác mạch khoe sắc ở Chư Đang Ya (Gia Lai)
Những ngày này, khi đến tham quan núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), du khách có thêm sự lựa chọn để kéo dài cuộc du ngoạn khi được đắm mình cùng vẻ tươi mới của vườn hoa tam giác mạch khoe sắc ngay dưới chân núi.
Vườn hoa tam giác mạch này là của gia đình chị Trần Thị Tuyết (làng Kó, xã Chư Đang Ya). Là hướng dẫn viên du lịch bản địa, chị Tuyết luôn trăn trở làm sao để quê hương mình thu hút đông đảo du khách. Năm 2018, chị tham gia đội xe ôm chuyên chở du khách lên đỉnh núi Chư Đang Ya tham quan, trải nghiệm. Năm 2022, với mong muốn làm phong phú thêm cảnh quan nơi chân núi, chị đã trồng vườn hoa cánh bướm để du khách chụp ảnh check-in.
Du khách khá thích thú khi chiêm ngưỡng hoa tam giác mạch ở Chư Đang Ya. Ảnh: Chiêu Ly
Vườn hoa này đã thu hút lượng lớn khách tham quan, song chị Tuyết vẫn muốn đổi mới để khu vườn ấn tượng hơn, đẹp hơn. Đầu tháng 8/2023, chị bắt đầu trồng hoa tam giác mạch, loài hoa nổi tiếng được du khách yêu thích ở vùng núi phía Bắc. “Gia Lai cũng có một số người trồng hoa tam giác mạch, hoa cũng rất đẹp nhưng không có được khung cảnh núi non hùng vĩ như Tây Bắc. Năm nay, tôi chọn hoa tam giác mạch để tạo sự mới mẻ, hấp dẫn người dân và du khách”.
Chị Tuyết tìm mua hạt giống tam giác mạch Tây Bắc gieo ở 2 khu vực với những thời điểm nở hoa khác nhau, trong đó khu vườn lớn nhất có diện tích khoảng 4 sào. Để tạo thêm điểm nhấn vườn hoa, vợ chồng chị đã tạo hình biểu tượng Olympic với 5 vòng tròn. Thời tiết thuận lợi nên cây sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện nay, vườn hoa tam giác mạch đã bắt đầu nở rộ. Những cánh hoa mỏng manh, màu trắng xen lẫn hồng nhạt tạo nên khung cảnh thơ mộng giữa mênh mông núi đồi.
Video đang HOT
“Sau khi tìm hiểu thời gian cây nở hoa với thời điểm tổ chức lễ hội hoa dã quỳ, tôi đã tính toán cân đối diện tích để khi hoa dã quỳ bắt đầu tàn thì du khách không thất vọng vì đã có hoa tam giác mạch. Hiện vườn đang thu vé chụp ảnh check-in 20 ngàn đồng/người, chủ yếu để bù chi phí giống, công trồng trọt, chăm sóc”-chị Tuyết thổ lộ.
Vườn hoa tam giác mạch rộng khoảng 4 sào đang khoe sắc dưới chân núi Chư Đang Ya. Ảnh: Văn Ngọc
Sau khi những hình ảnh vườn hoa tam giác mạch dưới chân núi Chư Đang Ya được chia sẻ trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã tìm đến tham quan. Hầu hết người dân và du khách đều bày tỏ sự thích thú khi được chiêm ngưỡng loài hoa này giữa Tây Nguyên hùng vĩ.
Chị Phạm Thị Hà (phường Hội Thương, TP. Pleiku) chia sẻ: “Vào dịp cuối tuần, tôi cùng bạn bè đi tìm những nơi có phong cảnh đẹp để chụp hình check-in. Dịp này ở Chư Đang Ya, dã quỳ mới bắt đầu nở. Thêm vào đó là vườn hoa tam giác mạch. Khu vườn khá rộng và đẹp, đường đi thuận lợi, đặc biệt là nằm ngay dưới chân núi. Khi chụp ảnh có view núi lửa không khác gì đang ở Tây Bắc”.
Với những du khách phương xa thì đây là một trải nghiệm khó quên. Chị Nguyễn Thu Hương (TP. Hồ Chí Minh) hồ hởi: “Nhân chuyến công tác tại Gia Lai, tôi ghé lên núi lửa Chư Đang Ya tham quan. Tuy hoa dã quỳ chưa nở rộ nhưng núi lửa vẫn có vẻ đẹp rất riêng với khung cảnh hùng vĩ. Đặc biệt là có vườn hoa tam giác mạch. Tôi rất thích loài hoa này vì nó nhỏ bé, tinh khôi đặc trưng Tây Bắc. Không ngờ ở đây cũng trồng được tam giác mạch, hoa rất đẹp”.
Đập Tân Sơn: bầu nước tĩnh lặng giữa mây trời Gia Lai
Quanh năm soi bóng ngọn Tiên Sơn, một dải nước xanh ngọc trải dài, trầm lặng giữa những cánh rừng là hình ảnh khó quên với những ai đã từng ghé thăm đập thủy lợi Tân Sơn (Chư Păh, Gia Lai).
Hồ thủy lợi Tân Sơn thuộc địa phận xã Nghĩa Hưng, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 25km về hướng Bắc. Đập thủy lợi này nằm trên một ngã rẽ của con đường đến núi lửa Chư Đăng Ya, được xây dựng từ năm 2007 và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2010.
Vẻ đẹp thanh bình giữa màu xanh đại ngàn. Ảnh: Chu Thế Dũng
Đây là công trình nhân tạo được xây dựng hài hòa giữa thiên, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sản xuất của người dân nơi đây. Hồ thủy lợi này trữ nước để nuôi dưỡng một vùng canh tác nông nghiệp rộng lớn trong những tháng Tây Nguyên bước vào mùa khô hạn.
Nằm cách xa khu dân cư nên đập Tân Sơn vẫn nằm đắm mình giữa màu xanh hoang sơ. Tựa lưng vào chân núi Tiên Sơn, hồ chứa hứng trọn nguồn "nước trời" từ hàng trăm con rạch, suối chảy về đây. Lòng hồ trong mùa khô hạn trơ lên những dải đất đỏ như con lươn, đây cũng là lúc những gốc thông khô rút dần khỏi mặt nước. Vài nhánh thông xám bạc trơ trọi còn lại sau nhiều ngày ngâm nước khiến cho khung cảnh ven hồ trở nên "ma mị" như ta đang đi lạc giữa một khu rừng Taiga.
Công trình nhân tạo được xây dựng hài hòa giữa thiên nhiên. Ảnh: Chu Thế Dũng
Từ bờ đê phóng mắt về phía thành phố, một vùng trũng màu mỡ mở ra độc một màu vàng của lúa chín nằm giữa hai bên màu xanh của núi rừng và cây công nghiệp lâu năm. Tất cả đều được nuôi dưỡng bởi nguồn nước từ hồ chứa này và hệ thống kênh dẫn tỏa đi khắp các xã lân cận Chư Jô, Tân Sơn, Chư Đăng Ya.
"Bầu sữa" nuôi dưỡng một vùng đất canh tác rộng lớn. Ảnh: internet
Một khung hình cưới được chụp tại đập Tân Sơn. Ảnh: NVCC
Nhờ vào vẻ đẹp thanh bình mà địa danh này đã trở thành sự lựa chọn cho nhiều cặp đôi đến đây để lưu lại khoảnh khắc hạnh phúc của cuộc đời. Đập Tân Sơn cũng là điểm dừng chân của nhiều du khách có đam mê chinh phục và thưởng ngoạn vẻ đẹp của những cánh rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Dấu thời gian trên nhà thờ đá trăm tuổi ở Gia Lai Nhà thờ H'Bâu in dấu tích thời gian là điểm dừng chân thú vị trên đường đến núi lửa Chư Đăng Ya trong hành trình du lịch Gia Lai. Phía trước nhà thờ cổ H'Bâu. Trải qua hơn một thế kỷ, nhà thờ cổ xây dựng năm 1909 đến nay chỉ còn tàn tích mặt phía trước cùng một phần tháp chuông, ban...