Tạm dừng toàn bộ trạm thu phí ở các tỉnh đang thực hiện Chỉ thị 16
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản khẩn yêu cầu các đơn vị thu phí đường bộ tại các tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng ngừng thu phí từ 0g ngày 20-7 đến khi gỡ bỏ giãn cách.
Trạm thu phí cao tốc TP.HCM – Lomg Thành – Dầu Giây là một trong những trạm sẽ ngừng thu trong giai đoạn này – Ảnh: TTO
Theo đó Tổng cục Đường bộ yêu cầu các nhà đầu tư, đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí, doanh nghiệp dự án BOT… tạm dừng thu phí các trạm đóng trên địa bàn các tỉnh đang thực hiện giãn cách.
Video đang HOT
Đồng thời, các đơn vị này cần bố trí nhân lực bảo vệ thiết bị, tài sản, đảm bảo an toàn giao thông qua khu vực các trạm này, có phương án để kịp thời tổ chức thu phí lại khi hết thời gian giãn cách.
Đối với các tỉnh chưa thực hiện Chỉ thị 16 được yêu cầu miễn phí cho các phương tiện chở cán bộ y bác sĩ, thiết bị y tế, các xe chở người từ vùng dịch về địa phương, xe chở người tăng cường cho vùng dịch. Ngoài ra phải tổ chức phân luồng, hướng dẫn tạo thuận tiện cho các phương tiện nêu trên trong việc đi lại.
Toàn bộ việc dừng, miễn phí trên phải được lập biên bản ghi nhận sự việc rõ ràng, lưu trữ theo đúng quy định. Đối với các dự án do UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương đứng ra ký hợp đồng cần căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương để xem xét việc dừng và miễn phí thu phí.
Yêu cầu trên được đưa ra trước bối cảnh tình hình dịch COVID-19 đang phức tạp và việc làm này rất cần thiết cho việc hỗ trợ phòng chống dịch bệnh.
Cần Thơ đã có điểm bán hàng bình ổn giá
Trong bối cảnh nhiều cửa hàng tiện lợi và siêu thị khan hiếm hàng tươi sống, thực phẩm thiết yếu cung cấp, Cần Thơ đã có điểm bán hàng bình ổn giá gỡ khó cho người dân.
Người dân mua rau xanh với giá 20.000 đồng/kg tại điểm bán hàng bình ổn giá - Ảnh: CHÍ CÔNG
Ngày 14-7, Sở Công thương TP Cần Thơ thông báo đã tổ chức điểm bán hàng bình ổn giá phục vụ người dân tại Trung tâm xúc tiến đầu tư - thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.
Theo Sở Công thương, việc tổ chức điểm bán hàng này để tạo điều kiện thuận lợi và giảm bớt khó khăn cho người dân trong việc mua sắm các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Các mặt hàng được bày bán gồm gạo và thực phẩm tươi sống như thịt, trứng, rau, củ, quả, hải sản... Thời gian bán hàng từ 7h đến 17h mỗi ngày, bắt đầu từ ngày 14-7.
Sở Công thương cũng lưu ý khách đến mua hàng thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch và hướng dẫn của lực lượng an ninh trật tự tại điểm bán hàng.
Trong ngày 14-7, đã có rất nhiều người dân đến mua tại điểm bán hàng này trong bối cảnh những ngày qua nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi rất khan hàng thực phẩm.
Bà Nguyễn Thị Miều, quận Ninh Kiều, chia sẻ bà mua hai chục trứng và ít thịt, ít rau về cho con gái. Mấy bửa nay, con gái bà Miều đi siêu mua rau, mua thịt không có nên giờ bà tranh thủ mua để giành ăn. Mai mốt bà Miều lại ra đây mua tiếp.
"Dịch dã này, chợ truyền thống đóng rồi tui cũng hi vọng có nhiều phiên chợ dã chiến bình ổn giá này để dân đến mua đồ về ăn. Chứ đi siêu thị trễ và xếp hàng dài chờ đợi mua được miếng thịt, miếng rau là tui cũng đủ mệt rồi...", bà Miều nói.
Phê bình Hà Nội chậm hỗ trợ người dân khó khăn theo nghị quyết 68 Hà Nội là một trong những tỉnh, thành mà Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung nhắc nhở khi chậm triển khai nghị quyết 68 (gói 26.000 tỉ đồng) hỗ trợ người dân vượt khó khăn do dịch COVID-19. Ông Đào Ngọc Dung đề nghị Hà Nội "đeo bám" nhanh hơn nữa, làm sao có hiệu quả...