Tạm dừng tàu chở xăng ra Lý Sơn : Tỉnh “giật mình” sau sự cố
Sau vụ chìm tàu vận tải hàng vào cuối tháng 3.2019, tỉnh Quảng Ngãi mới cho kiểm tra, phát hiện toàn bộ tàu vận chuyển xăng từ đất liền ra đảo Lý Sơn nhiều năm qua không đảm bảo tiêu chuẩn, nên yêu cầu tạm dừng hoạt động.
Sự “thắng gấp” này của cơ quan chức năng Quảng Ngãi gây ra tình trạng thiếu xăng ở đảo Lý Sơn, bức xúc dư luận địa phương.
Tại thời điểm sáng 20.4, quan sát của PV Dân Việt ở 2 điểm cung cấp xăng chính trên đảo đã ngừng hoạt động, kéo theo hàng loạt xe vận chuyển khách tại đảo trung tâm (2 xã An Vĩnh và An Hải), ca nô chở khách từ đảo Lớn sang đảo Bé (xã An Hải) của Lý Sơn “đứng bánh”. Một số ít còn lại hoạt động cầm chừng vì lượng xăng dự trữ cũng gần hết.
Anh Nguyễn Biên (26 tuổi), chủ xe vận chuyển khách ở Lý Sơn, bức xúc: “Đang là mùa du lịch nên lượng khách ra đảo tham quan, du lịch tính bằng con số ngàn lượt người/ngày. Nhu cầu đi lại bằng phương tiện trên đảo rất lớn. Nhưng hiện nguồn xăng trên đảo đã hết, chưa biết bao giờ mới có lại gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trên đảo và cho du khách khi đến Lý Sơn”.
Một trong 2 điểm bán xăng chính cho các phương tiện ở Lý Sơn đã đóng cửa.
Ông Nguyễn Xiêm (58 tuổi), một trong số 2 chủ doanh nghiệp tư nhân vận chuyển và cung cấp xăng chính ở Lý Sơn, cho biết: “Trung bình doanh nghiệp của tôi và Nhiên Phường cung cấp cho xe, ca nô trên đảo từ 4.000-5.000 lít xăng/ngày. Đến thời điểm này nguồn xăng dự trữ của doanh nghiệp đã hết, còn tàu vận chuyển thì bị tạm dừng nên phải đóng cửa hàng, không bán”.
Theo ông Xiêm, việc cơ quan chức năng cho tạm dừng hoạt động toàn bộ tàu vận chuyển xăng do không đảm bảo tiêu chuẩn quy định quá đột ngột, nên các doanh nghiệp trên đảo trở tay không kịp. “Để tháo gỡ tình trạng thiếu xăng cho xe, tàu đang hoạt động trên đảo; tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận chuyển, cung cấp nhiên liệu này ở Lý Sơn, rất mong các cấp ngành chức năng tạm thời cho phép bổ sung thêm các trang thiết bị trên tàu vận chuyển cũ nhằm đảm bảo an toàn hơn, để tiếp tục hoạt động thêm trong thời gian 3 tháng. Sau đó các doanh nghiệp sẽ tìm mua, đóng phương tiện khác đảm bảo các quy định hiện hành để thay thế”, ông Xiêm, bày tỏ.
Hàng loạt phương tiện, xe, tàu cao tốc từ đảo Lớn sang đảo Bé, huyện Lý Sơn bị ảnh hưởng do xăng không có.
Video đang HOT
Để có nguồn nhiên liệu cho xe và ca nô hoạt động, các chủ phương tiện phải vào đất liền mua xăng rồi lén lút giấu trên tàu cá, tàu khách chở ra đảo, với số lượng từ vài chục đến hàng trăm lít/lần. Tình trạng này tiềm ẩn mối hiểm họa cháy nổ trong quá trình vận chuyển rất lớn. “Biết mua và chở như vậy là nguy hiểm nhưng đành phải làm, nếu không lấy đâu xăng để chạy xe chở khách, kiếm tiền nuôi sống gia đình”, một chủ xe chở khách du lịch ở Lý Sơn giãi bày.
Vào sáng cùng ngày, ông Nguyễn Quốc Việt – Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết: “Vào chiều 19.4, sau khi họp bàn, cấp ngành của huyện và tỉnh đã đồng ý tạm thời sử dụng tàu sắt hậu cần nghề cá Tiên Tri 07 (vốn chỉ chở dầu), để vận chuyển khẩn cấp, giải quyết tình trạng thiếu hụt xăng trên đảo. Dự kiến chiều nay (20.4), tàu Tiên Tri 07 sẽ chở chuyến xăng đầu tiên ra đảo, với số lượng khoảng 30.000 lít”.
Được biết lâu nay, hoạt động vận chuyển xăng từ đất liền ra huyện đảo Lý Sơn có tất cả 3 phương tiện tàu gỗ của Doanh nghiệp Tư nhân Nhiên Phường (2 chiếc, khối lượng chở 16m3/chiếc/lần) và Doanh nghiệp Tư nhân Nguyễn Xiêm (1 chiếc, khối lượng chở 7 tấn/lần).
Tàu sắt hậu cần nghề cá Tiên Tri 07 (vốn chỉ chở dầu), sẽ tạm thời được vận chuyển xăng khẩn cấp, giải quyết tình trạng thiếu hụt xăng trên đảo.
Sau khi xảy ra sự cố tai nạn chìm tàu vận tải hàng hóa vào cuối tháng 3.2019 vừa qua, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các cấp ngành chức năng liên quan tỉnh, kiểm tra lại toàn bộ các phương tiện vận tải hàng hóa nói chung từ đất liền ra huyện đảo Lý Sơn và ngược lại. Theo đó phát hiện toàn bộ 3 phương tiện vận chuyển xăng của huyện Lý Sơn không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành nên cho tạm dừng hơn 1 tuần qua. Nhiều phương tiện xe, tàu (chủ yếu là ca nô du lịch) chở khách du lịch từ đảo Lớn (trung tâm huyện) sang đảo Bé (xã An Bình) của huyện này không thể hoạt động.
Theo Danviet
Chuyện có ai ngờ: Dùng rác làm phân bón trồng tỏi Lý Sơn sạch 100%
Cách trồng này ngoài giảm chi phí đầu vào còn cho năng suất thu hoạch cao, đặc biệt sản phẩm tỏi củ thu hoạch được chứng nhận là "sạch 100%". Vì vậy giá tỏi mà anh Định dự kiến bán ra thị trường từ 250.000-270.000 đồng/kg tỏi khô, cao hơn gấp 3-4 lần so với sản phẩm cùng loại trồng theo cách truyền thống.
Những ngày gần cuối tháng 2, anh Nguyễn Văn Định (sinh 1981), ở thôn Tây, xã An Hải của huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu thu hoạch số tỏi trồng theo phương thức mới, bằng cách dùng mùn rác thay phân để bón, ở tại khu vực cánh đồng thôn Đồng Hộ, cùng xã.
Sau khi tìm hiểu, tham khảo ý kiến từ cán bộ chuyên môn, tháng 9.2018, trên diện tích đất được thuê 6 sào ở tại thôn Đồng Hộ, anh Định thí điểm trồng tỏi theo phương thức mới dùng mùn rác hữu cơ thay phân để bón.
Trò chuyện với PV Báo Dân Việt, anh Định tâm sự: "Thời gian qua tình trạng nhiều nơi người dân lạm dụng phân hóa học để bón, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để cây trồng khỏi bị bệnh, nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy khi chọn mua sử dụng, người tiêu dùng hướng đến các loại nông sản sạch, tự nhiên nên tôi nảy sinh ra ý tưởng trên".
Sau khi tìm hiểu trên sách, báo và tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn, anh Định quyết định làm thí điểm mô hình tỏi sạch bằng cách chọn dùng mùn rác hữu cơ của nhà máy rác sinh hoạt của huyện, thay phân hóa học để bón như truyền thống.
Qua theo dõi trong quá trình trồng bằng phương thức mới, cây tỏi phát triển tốt.
Theo đó trên diện tích 6 sào (500m2/sào) đất thuê ở thôn Đồng Hộ, cùng xã; trước khi phủ lớp cát trên mặt, anh Định rải lớp phân mùn rác dày khoảng 3cm và xuống giống. Sau 5 tháng trồng và chăm sóc, diện tích tỏi trồng thí điểm bằng phương pháp trên phát triển khá tốt và đã cho thu hoạch, với sản lượng ước đạt từ 500-700 kg tươi/sào, tương đương sản lượng trồng theo cách truyền thống.
Sau 6 tháng trồng (từ tháng 9.2018-2.2019), diện tích tỏi trồng thí điểm của anh Định cho năng suất không kém gì cách trồng truyền thống.
Nói về ưu điểm khi trồng theo phương thức mới này, anh Định chia sẻ: "Ngoài lớp phân mùn (rải giữa 2 lớp đất thịt và cát trước khi xuống giống) mua với giá 600 đồng/kg, với số lượng sử dụng 500-700 kg/sào, thì trong quá trình chăm sóc đến thu hoạch, người nông dân chỉ phải tưới nước, không sử dụng thêm bất kỳ loại phân hóa học, thuốc BVTV thêm. Vì vậy tính tổng chi phí đầu tư theo kiểu trồng này khoảng 8 triệu đồng/sào/vụ, giảm từ 40-60% so cách trồng truyền thống".
Với sản phẩm "sạch 100%" nên giá mà anh Định dự kiến bán ra từ 250-270.000 đồng/kg tỏi khô, cao hơn gấp 3-4 lần so với sản phẩm trồng theo cách truyền thống.
Với phương thức này người trồng tận dụng được nguồn phân mùn từ nhà máy rác, năng suất thu hoạch không thu kém, quá trình chăm sóc chỉ tưới nưới nên sản phẩm tỏi trồng khi thu hoạch "sạch 100%"... Vì vậy giá mà anh Định dự kiến bán ra từ 250.000-270.000 đồng/kg tỏi khô, cao hơn gấp 3-4 lần so với sản phẩm trồng theo cách truyền thống.
Tuy nhiên, theo anh Định, cái khó khi trồng theo phưng thức trên đòi hỏi việc tưới nước hàng ngày phải diễn ra vào sáng sớm, trước khi mặt trời mọc. Lượng nước tưới nhiều và thường xuyên hơn, trong khi nguồn nước ngọt trên đảo đang cạn kiệt dần. Nhưng nếu so sánh chung với cách truyền thống, việc dùng mùn rác thay phân trồng tỏi lợi nhiều hơn hại. "Vì vậy trong thời gian đến, tôi sẽ tăng diện tích và liên kết với một số hộ dân trên đảo mở rộng trồng theo hướng mới này", anh Định cho biết.
Theo Danviet
Trúng đậm cá bớp, ngư dân đảo tỏi kẻ lãi vài trăm, người thu tiền tỉ Sau 9 tháng thả nuôi chăm sóc, những ngày Tết Nguyên đán 2019 vừa qua, hàng chục ngàn con cá bớp của các hộ nuôi trồng thủy sản Lý Sơn đã được thu hoạch và xuất bán ra thị trường. Niềm vui được mùa, được giá khiến việc vui xuân đón tết cổ truyền của các hộ dân thêm đủ đầy, đầm ấm....