Tạm dừng sử dụng cột điện dự ứng lực: Điều cần thiết!
Sau loạt sự cố cột điện bê tông làm theo công nghệ dự ứng lực bị gãy ngang thì việc EVN tạm dừng sử dụng loại cột này là cần thiết.
Ngày 21/0/2020, theo thông tin trên tờ Tiền phong, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo đơn vị trực thuộc tạm dừng sử dụng cột điện ly tâm dự ứng lực tại những vùng có bão như Thừa Thiên – Huế để nghiên cứu, đánh giá lại; sau khi có hơn 400 cột điện tại tỉnh này đồng loạt gãy đổ do bão số 5 – cơn bão có sức gió dưới cấp 10.
Trao đổi thêm với Đất Việt về quyết định của EVN, một chuyên gia trong lĩnh vực bê tông cốt thép cho rằng, việc tạm dừng sử dụng cột điện bê tông làm theo công nghệ dự ứng lực tuy có muộn nhưng cũng là điều cần thiết.
Hơn 400 cột điện bê tông làm theo công nghệ dự ứng lực đổ sau cơn bão số 5 ở Thừa Thiên – Huế.
Bởi từ nhiều năm qua, hàng nghìn cột điện bê tông dự ứng lực bị đổ gãy ngang mặc dù gió bão chỉ đạt cấp 6 – 8 (trong khi tiêu chuẩn thiết kế chịu được gió giật cấp 12).
“Thông qua những hình ảnh mà báo chí đăng tải cho thấy, cốt thép sử dụng là cột điện bê tông dự ứng lực đều là loại phi 6. Trong khi cột điện truyền thống ít nhất là phi 12 hoặc phi 18.
Trong khi đó, cốt thép trong cột điện bê tông dự ứng được kéo dãn khi đúc cột nên không có tính đàn hồi cao, khi quá tải sẽ bị đứt ngọt. Còn cột điện truyền thống thì sợi thép có độ dẻo, co giãn nên nếu cột điện có đổ cũng không có hiện tượng gãy ngang hay đổ rạp” – vị chuyên gia này cho biết.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, PGS.TS Lý Trần Cường – Bộ môn công trình Bê tông cốt thép, Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, thông thường trong cột điện bê tông dự ứng lực vẫn phải có thêm thép thường xen kẽ với thép cường độ cao để đảm bảo cột vừa chịu tải tốt, vừa có độ dẻo khi có lực tác động.
“Việc có bao nhiêu thanh sắt thường, bao nhiêu thanh sắt cường độ cao. Hay sử dụng sắt phi bao nhiêu tùy thuộc vào thiết kế đường kính, độ dài của cột và vị trí lắp đặt cột. Cần phải xem xét lại thiết kế tất cả những nội dung này mới xác định được cột có đảm bảo chất lượng, đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn hay không” – vị chuyên gia nói.
Phần gãy ngang của cột điện bê tông làm theo công nghệ dự ứng lực đổ sau bão.
Được biết, theo thông tin từ một số đơn vị điện lực, cột điện bê tông dự ứng lực có tiêu chuẩn chịu lực ngoài thực tế gấp đôi so với tiêu chuẩn thiết kế trong nhà máy.
Phía lãnh đạo Thừa Thiện Huế, TP. Đà Nẵng lý giải về việc cột điện làm theo công nghệ mới này gãy ngang là bị do cây đổ đè lên hoặc theo hiệu ứng domino khi một cột đổ kéo cột bên cạnh cũng đổ theo.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại Thừa Thiên – Huế trong cơn bão số 5 vừa qua, nhiều cột điện ở giữa cánh đồng, không chịu lực của cây xanh đổ đè lên nhưng cũng gãy ngang.
“Điều này cho thấy, rõ ràng có sự bất thường khi mà sức gió chưa đạt tới giới hạn tối đa mà cột đã bị gãy ngang. Nếu không có những đánh giá kịp thời thì sẽ còn nhiều cột điện tương tự khác bị đổ gây nguy hiểm cho người dân” – vị chuyên gia cho hay.
Theo chuyên gia, các cột điện bê tông dự ứng lực trước khi lắp đặt ngoài hiện trường đều được kiểm tra kỹ lưỡng, đạt tiêu chuẩn mà Bộ Xây dựng đưa ra tùy nhiên, chúng ta đang quên mất rằng tiêu chuẩn thiết kế còn phải tùy thuộc và địa hình lắp đặt cột.
“Nếu như cột chôn cạnh cây xanh lớn hay không đô thị thì không thể có tiêu chuẩn giống như cột chôn ở giữa cánh đồng. Cột chịu tải đường dây cao thế cũng khác với cột chịu tải đường dây hạ thế…
Nên cứ nói cột đạt tiêu chuẩn nhưng tại sao sức gió chưa đạt giới hạn tối đa theo tiêu chuẩn chịu tải của cột mà đã gãy đổ” – vị chuyên gia đặt câu hỏi.
26 tấn cá chết do mưa lớn
Mưa lớn sau bão Noul, 26 tấn cá diêu hồng của người dân ở đập Cà Sâm huyện Đăk Hà bị chết, nổi lềnh bềnh.
Ông Nguyễn Quang Thịnh (Chủ tịch xã Đăk La, huyện Đăk Hà) cho biết, nước mưa cuốn trôi bùn đất xuống 4 hồ nuôi cá của người dân trên đập Cà Sâm trong hai ngày 18 và 19/9, gây ô nhiễm. Mật độ cá được nuôi dày, trong khi công suất máy bơm sục khí không đủ cung cấp oxy, khiến toàn bộ cá diêu hồng chết.
Xác cá diêu hồng nổi lềnh bềnh trên mặt nước, ngày 21/9. Ảnh: Ngọc Oanh.
Là một trong các hộ bị thiệt hại, ông Hoàng Kim Nam, 46 tuổi, cho biết hồi đầu năm góp vốn với các hộ còn lại (khoảng 700 triệu đồng) thả nuôi 3 tấn cá giống. Mỗi ngày hết hơn 30 triệu đồng tiền thức ăn cho cá.
Dự tính đàn cá sẽ được thu hoạch cuối tháng 9 này. Khi mưa lớn, các hộ cố tìm cách cứu cá nhưng không thành. Toàn bộ 21 lồng cá diêu hồng bị chết, ước tính khoảng 26 tấn. Còn hồ cá trắm, chép, rô phi... bị nước cuốn trôi một phần.
"Một kg cá diêu hồng bán được 40.000 đồng. 26 tấn cá chết, tức là chúng tôi lỗ hơn một tỷ", ông Nam nói.
Người dân vớt xác cá đem đi chôn, tránh ô nhiễm nguồn nước, ngày 21/9. Ảnh: Ngọc Oanh.
Bão Noul đổ bộ vào Thừa Thiên Huế sáng 18/9, sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, làm 6 người chết và 112 người bị thương, hàng chục nghìn căn nhà tốc mái.
Hơn 400 cột điện đổ la liệt sau bão số 5: Tạm dừng sử dụng cột dự ứng lực Ngày 21/9, theo nguồn tin của PV Tiền Phong, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa chỉ đạo đơn vị trực thuộc tạm dừng sử dụng cột điện ly tâm dự ứng lực tại những vùng có bão như TT-Huế để nghiên cứu, đánh giá lại; sau khi có hơn 400 cột điện tại tỉnh này đồng loạt gãy đổ...