Tạm đình chỉ hoạt động nổ mìn khai thác đá nguy hiểm ở Điện Biên
Chính quyền huyện Mường Ảng đã yêu cầu đơn vị khai thác tạm dừng ngay việc nổ mìn, khai thác đá gây nguy hiểm cho giao thông qua lại.
Vào khoảng 11h ngày 27/9, tại khu vực Km41 200, Quốc lộ 279, đoạn qua đỉnh đèo Tằng Quái, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, một tảng đá lớn đã lăn xuống đường do ảnh hưởng từ việc nổ mìn khai thác đá của đơn vị quản lý khiến giao thông ách tắc và nhiều người đi đường hoảng sợ.
Máy xúc được huy động dọn dẹp đá lở trên tuyến Quốc lộ 279 gây ách tắc giao thông.
Tại hiện trường tảng đá lớn sau khi lao xuống từ vách núi bên ta luy dương đã làm vỡ nền đường, đè bẹp cả chục mét dải phòng vệ mềm bên phía ta luy âm. Rất may không có người bị thương vong, tuy nhiên đã làm ách tắc giao thông 1 tiếng, ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến Quốc lộ 279, gây tâm lý hoang mang cho người dân, người đi đường.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ủy ban Nhân dân huyện Mường Ảng, Công an huyện và một số phòng ban liên quan đã có mặt lập biên bản và ghi nhận hiện trường.
Trước mắt, chính quyền địa phương yêu cầu đơn vị khai thác tạm dừng ngay việc nổ mìn, khai thác đá tại khu vực này; yêu cầu khắc phục hậu quả tạm thời để đảm bảo giao thông và có giải pháp xử lý các tảng đá khác còn đang mắc lại trên vách núi. Hiện vẫn còn 3 tảng đá lớn khác đang treo lơ lửng trên vách núi tạo nên mối nguy hiểm rình rập đối với người và phương tiện qua lại trên tuyến Quốc lộ này.
Video đang HOT
Nơi xảy ra sự cố lở đá nghiêm trọng được xác định là khu vực khai thác đá của Công ty Cổ phần Cao nguyên Hà Giang với tên gọi mỏ đá Mường Ảng 4. Đây cũng là mỏ đá đã được VOV nhiều lần phản ánh về việc để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động khai thác đá.
Điển hình nhất là các sai phạm tự ý thay đổi hiện trạng khu vực chế biến mỏ so với thiết kế được phê duyệt; tăng diện tích mặt bằng kho, nhà điều hành và lán trại so với quyết định cho thuê đất; đắp bờ bao chắn đá lăn vi phạm hành lang an toàn giao thông quốc lộ 279; không có hệ thống biển báo, rào chắn khu vực khai thác, chế biến đá theo quy định; cấm đường quốc lộ 279 để nổ mìn chưa có sự thỏa thuận cho phép của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Trước những sai phạm nghiêm trọng của Công ty cổ phần Cao nguyên Hà Giang, Chi cục Quản lý đường bộ I.2, Cục Quản lý đường bộ I, Bộ Giao thông Vận tải và Công ty CP ường bộ 226 đã nhiều lần yêu cầu công ty này phối hợp làm việc, qua đó nghiêm cấm công ty này thực hiện việc cấm đường để nổ mìn khai thác đá từ km41 100 đến km41 300 trên quốc lộ 279. Đồng thời xem xét việc thu hồi giấy phép khai thác mỏ đá theo quy định nhà nước. Tuy nhiên, không hiểu sao mỏ đá này vẫn ngang nhiên tồn tại tại trước sự bức xúc của dư luận.
Được biết, đây không phải là lần đầu xảy ra sự cố đá lăn nguy hiểm như vậy tại khu vực trên. Ngày 12/8/2018 tại đây cũng xảy ra sự cố tương tự với tảng đá lớn hàng chục tấn lăn xuống đường làm mặt đường lún sâu, phá hỏng hàng chục mét phòng vệ mềm sau đó lăn xuống sườn núi.
Trước sự cố lần này, theo ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường Ảng cho biết, huyện đã giao các phòng chuyên môn tiến hành các thủ tục cần thiết để đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên thu hồi vĩnh viễn giấy phép hoạt động của mỏ đá này./.
Theo Vũ Lợi/VOV-Tây Bắc
Bất cập trong công tác quản lý giao thông ở Hà Tĩnh
Mặc dù chỉ dài 16,4 km, nhưng quốc lộ 1 tuyến tránh TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) có hàng chục điểm đấu nối trái phép. Bên cạnh việc đùn đẩy trách nhiệm cho các bên liên quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý tuyến đường còn thực hiện việc "xử phạt" để tạo điều kiện "hình thành lỗi vi phạm mới".
Cách quản lý không giống ai của Chi cục Quản lý đường bộ II.3 đã và đang gây ra những ẩn họa khó lường cho người và phương tiện khi lưu thông qua đây.
Hàng chục điểm kết nối giao thông bất hợp pháp được hình thành một cách có chủ ý trên quốc lộ 1 đoạn qua tuyến tránh TP Hà Tĩnh.
Bát nháo điểm đấu nối
Có mặt tại quốc lộ 1 tuyến tránh TP Hà Tĩnh trong bất cứ thời điểm nào cũng dễ dàng nhận thấy, lượng người và phương tiện lưu thông trên tuyến rất lớn, nhất là xe khách đường dài và xe tải trọng lớn. Mặc dù đã được đầu tư và nâng cấp, nhưng thời điểm hiện tại, mặt đường khá hẹp, không có dải phân cách cứng, chưa có mương thoát nước bằng bê-tông hai bên đường... Vì vậy, tuyến đường này được người dân địa phương ghi nhận là một trong những "điểm đen" về tai nạn giao thông.
Điều đáng nói là dọc hai bên tuyến đường, nhiều công trình đang thi công, thậm chí đã đưa vào vận hành đều được đấu nối thẳng ra tuyến đường tránh. Theo ghi nhận của chúng tôi, trên tuyến đường này hình thành rất nhiều điểm đấu nối trực tiếp có chiều dài cả trăm mét, thí dụ như: Km 7 500 có bốn doanh nghiệp và một loạt nhà hàng, quán ăn mở các điểm đấu nối trực tiếp liền kề nhau; Km 7 100 có doanh nghiệp mở hai điểm đấu nối đối diện nhau để kinh doanh và làm bãi đậu xe; dọc hai bên Km 9 có cả chục điểm đấu nối trực tiếp... Theo nhẩm tính của chúng tôi, có khoảng 30 điểm đấu nối trái phép được thực hiện một cách công khai, có chủ ý dọc theo quốc lộ 1 đoạn tuyến tránh TP Hà Tĩnh. Cá biệt, có những điểm, mặc dù chỉ cách điểm đấu nối đã được quy hoạch, cấp phép chưa đến 100 m, nhưng các đơn vị, cá nhân vẫn mặc nhiên mở điểm đấu nối trực tiếp ra tuyến đường.
Từ các điểm đấu nối này, rất nhiều xe chở hàng, xe chở hành khách, xe tải chở vật liệu xây dựng từ các công trình, kho hàng, quán ăn chạy thẳng ra tuyến tránh TP Hà Tĩnh gây mất an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua đây. "Bất đắc dĩ lắm tôi mới đi trên tuyến đường này. Bởi mặt đường nhỏ, lưu lượng phương tiện trên tuyến lớn, trong khi đó bốn phía đều có điểm giao cắt, xe cộ ra vào, ngược xuôi mọi thời điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn", anh Hoàng Hải ở thị trấn Cày (Thạch Hà) chia sẻ.
Ngoài các điểm đấu nối trái phép do các doanh nghiệp, cá nhân mở dọc tuyến, khi lưu thông trên tuyến đường này, người đi đường cũng dễ dàng nhận ra những điểm đấu nối "trá hình" do các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho bãi khi họ tận dụng các điểm đấu nối trái phép được hình thành từ các lối đi dân sinh để kinh doanh, vận chuyển hàng hóa.
Chưa xử lý dứt điểm vi phạm
Làm việc với chúng tôi về thực trạng đấu nối giao thông trái phép trên quốc lộ 1 đoạn tuyến tránh TP Hà Tĩnh, Chi cục trưởng Quản lý đường bộ II.3 Võ Trường Giang cho biết, đến thời điểm hiện nay, ngoài bảy điểm đấu nối đã được Bộ Giao thông vận tải quy hoạch, đơn vị chỉ thực hiện thủ tục cấp phép một điểm cho cửa hàng xăng dầu tại Km 6 100 và cấp giấy phép tạm cho hai đơn vị khác. Các điểm đấu nối còn lại đều do doanh nghiệp, cá nhân tự ý mở.
"Với chức năng quản lý nhà nước, chúng tôi chỉ tiến hành lập biên bản làm việc và xử phạt hành chính do đấu nối trái phép, còn kế hoạch cưỡng chế và xử lý dứt điểm các vi phạm đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng", Chi cục trưởng Võ Trường Giang nhấn mạnh. Qua tìm hiểu của chúng tôi và phản ánh của người dân, sau lập biên bản vi phạm và xử lý hành chính, các doanh nghiệp tự mở điểm đấu nối vẫn tiếp tục khai thác, vận hành việc kinh doanh của đơn vị mình thông qua các điểm vi phạm ấy. Tính đến nay, chưa có bất cứ trường hợp nào bị cơ quan chức năng cưỡng chế, xử lý dứt điểm các sai phạm, vì thế chẳng khác nào "bắt cóc bỏ đĩa", xử phạt lỗi vi phạm cũ để tạo điều kiện hình thành lỗi vi phạm mới.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ trước đến nay, bất kỳ dự án nào được tỉnh cấp phép đầu tư dọc quốc lộ 1 đoạn tuyến tránh TP Hà Tĩnh đều được tỉnh báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và xin đấu nối tạm thời và cập nhật, bổ sung quy hoạch trình Bộ Giao thông vận tải xem xét phê duyệt. Còn đối với những điểm đấu nối trái phép khác tồn tại trên tuyến thì Chi cục Quản lý đường bộ II.3 phải có trách nhiệm giám sát, xử lý theo chức năng, thẩm quyền. Về lâu dài, khi điều kiện ngân sách cho phép, tỉnh sẽ xây dựng đường gom theo đúng quy hoạch để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
Theo số liệu Chi cục Quản lý đường bộ II.3 cung cấp, từ trước đến nay, đơn vị đã tiến hành hướng dẫn thủ tục, lập biên bản nhắc nhở vi phạm đối với 14 trường hợp thực hiện đấu nối trái phép. Về thực trạng các điểm đấu nối trái phép tràn lan như hiện nay, Chi cục trưởng Quản lý đường bộ II.3 khẳng định, đơn vị chỉ quản lý và theo dõi các trường hợp mở điểm đấu nối từ năm 2014 đến nay, còn việc vi phạm, tình hình xử lý, khắc phục của các điểm đấu nối được mở trước năm 2014, Chi cục Quản lý đường bộ II.3 không có trách nhiệm giải quyết.
Để giải đáp những thắc mắc của dư luận và tìm hiểu rõ hơn về trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan, chúng tôi đã trực tiếp liên hệ, đặt lịch làm việc với lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ II. Tuy nhiên, sau những lần lỗi hẹn, lãnh đạo đơn vị này lần lượt thoái thác và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Một lần nữa, dư luận đặt câu hỏi, liệu Cục Quản lý đường bộ II đã biết thực trạng vi phạm và tận tâm xử lý những sai phạm của các đơn vị, cá nhân ở quốc lộ 1 đoạn qua tuyến tránh TP Hà Tĩnh hay chưa?
BÀI VÀ ẢNH: NGÔ TUẤN
Theo NDĐT
Vụ cháu chứng kiến 2 ông bà chết thảm dưới bánh xe tải: Thêm thông tin nhói lòng Vị trí xảy ra TNGT trên QL1 qua địa phận xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ, Bình Định khiến 2 ông bà tử vong, 1 cháu gái bị thương là lối đi dân tự mở. Ngay sau tai nạn, Cục Quản lý đường bộ III đã cho đóng lối đi này. Chiều 11/7, ông Trần Thái Hòa- Chi cục trưởng Chi cục Quản...