Tạm đình chỉ hành nghề luật sư của bị can Đặng Thị Hàn Ni
Do luật sư Đặng Thị Hàn Ni đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên Đoàn luật sư TP.HCM đã tạm đình chỉ hành nghề luật sư đối với bà cho đến khi có quyết định chính thức của cơ quan tố tụng.
Chiều 26.3, xác nhận với Thanh Niên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, Đoàn luật sư TP.HCM đã thông qua và có quyết định tạm đình chỉ hành nghề luật sư đối với bà Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) theo Điều 32, Quy chế 203 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Bà Đặng Thị Hàn Ni khi chưa bị tạm giam. Ảnh T.L
Theo luật sư Hậu, khi luật sư bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Đoàn luật sư TP.HCM sẽ tạm đình chỉ hoạt động hành nghề đối với luật sư đó cho đến khi có quyết định chính thức của cơ quan tố tụng.
Tạm đình chỉ hành nghề luật sư của bị can Đặng Thị Hàn Ni
Bà Đặng Thị Hàn Ni là một trong 9 người bị hại trong vụ án Nguyễn Phương Hằng sử dụng mạng xã hội để livestream xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự.
Liên quan vụ án này, ngày 24.2, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với bà Đặng Thị Hàn Ni. Đến tối 25.2, Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam Trần Văn Sỹ (luật sư).
Cả 2 bị can này đều bị bắt để điều tra về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 bộ luật Hình sự.
Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp nhận, thụ lý xác minh tố giác của ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo bà Đặng Thị Hàn Ni và ông Trần Văn Sỹ (và một số cá nhân khác) đã đăng tải các đoạn ghi hình với nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông Huỳnh Uy Dũng, bà Nguyễn Phương Hằng, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam (Bình Dương) và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.
Quá trình điều tra, xác minh, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM xác định: bị can Đặng Thị Hàn Ni và bị can Trần Văn Sỹ đã cố ý đăng tải nhiều đoạn ghi hình trên kênh YouTube, với các nội dung chưa được kiểm chứng, những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư. Các nội dung đăng tải trên đã thu hút hàng trăm ngàn lượt xem và bình luận; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, gây hoang mang trong nhân dân, xâm phạm quyền cơ bản của công dân.
Trước khi bị bắt, bà Đặng Thị Hàn Ni cũng đang công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng.
Sau khi bị khởi tố, Báo Sài Gòn Giải Phóng đã tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với bà Đặng Thị Hàn Ni đến khi có quyết định cuối cùng của cơ quan tiến hành tố tụng.
Cục An ninh mạng: Phát ngôn của 1 luật sư vụ Tịnh thất Bồng Lai có dấu hiệu tội phạm
Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Long An xem xét và có hướng giải quyết vụ việc có dấu hiệu vi phạm đối với một luật sư bào chữa cho các bị cáo ở Tịnh thất Bồng Lai.
Ngày 9-3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An thông tin đã tiếp nhận tin báo tội phạm từ Cục an ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao - Bộ Công an liên quan đến luật sư Đào Kim Lân (Đoàn luật sư TP.HCM) - một trong năm luật sư bào chữa cho các bị cáo ở Tịnh thất Bồng Lai.
Văn bản về việc xem xét của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Ảnh: CQCC
Nội dung tiếp nhận nêu: Cục an ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao - Bộ Công an phát hiện một số cá nhân, trong đó có ông Đào Kim Lân đã có hành vi phát tán trên không gian mạng qua video clip những hình ảnh, bài viết có dấu hiệu tội phạm "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo điều 331 Bộ luật Hình sự.
Nội dung tin báo tội phạm đã được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An tiếp nhận và thụ lý nguồn tin về tội phạm nêu trên.
Liên quan vụ việc, ngày 7-3 Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng có văn bản về việc xem xét đường lối xử lý liên quan đến hoạt động hành nghề và ứng xử cho một số luật sư trong vụ án xảy ra tại "Tịnh thất Bồng Lai".
Văn bản của Liên đoàn Luật sư cho hay là Luật sư Lân và một số luật sư liên quan đã nhận thức được vấn đề và nghiêm túc xin rút kinh nghiệm về những phát ngôn, video đã đăng tải.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo ở Tịnh Thất Bồng Lai tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: HD
Trước đó, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nhận được đơn kêu cứu của luật sư Đào Kim Lân. Trong đơn, luật sư Lân nêu rằng ông và một số luật sư trong quá trình bào chữa cho các bị cáo vụ Tịnh thất Bồng Lai (địa chỉ 191A ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) đã sử dụng kênh Youtube "Nhật ký luật sư" để ghi chép các hoạt động, hành trình liên quan vụ án.
Trong đơn, luật sư Lân nêu là đã nhận được thông báo số 53/TB- VPCQCSĐT của Công an tỉnh Long An với nội dung: "Ông Đào Kim Lân đã có hành vi phát tán lên không gian mạng các video, hình ảnh, lời nói bài viết có dấu hiệu tội phạm về "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo điều 331 BLHS.
Sau khi nhận đơn của luật sư Lân, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã mời làm việc với luật sư Lân và một số luật sư tham gia bào chữa vụ tịnh thất Bồng Lai để trao đổi, nắm bắt thêm thông tin.
Sau đó, phía Liên đoàn đã yêu cầu nhóm luật sư gỡ bỏ ngay các thông tin liên quan trên kênh Youtube, đồng thời lưu ý các phát ngôn trên không gian mạng.
Đến nay, các thông tin trên kênh Youtube đã được các luật sư gỡ bỏ.
Liên đoàn Luật sư khẳng định là sẵn sàng phối hợp và cử đại diện làm việc với các cơ quan tố tụng tỉnh Long An trong trường hợp cần thiết nhằm xác minh làm rõ vụ việc.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử ở TAND huyện Đức Hòa ngày 20-7-2022. Ảnh: HD
Trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai, luật sư Đào Kim Lân là một trong năm luật sư bào chữa gồm có Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Ngô Thị Hoàng Anh (Đoàn luật sư TP.HCM).
Ngày 2-11-2022, TAND tỉnh Long An tuyên phạt bị cáo Lê Tùng Vân 5 năm tù; Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương bị phạt cùng mức án 4 năm tù. Bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên nhận mức án 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Cao Thị Cúc bị phạt 3 năm tù về cùng tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân" theo Điều 331BLHS.
Luật sư: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có tối đa 60 ngày để trình diện Theo luật sư, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có thời gian tối đa 60 ngày trong giai đoạn truy tố để trình diện, khai báo sự việc, thực hiện quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Tháng 4/2022, CSĐT khởi tố vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện...