Tạm đình chỉ điều tra vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh
Ngày 12/7, cơ quan cảnh sát điều tra TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ vụ sà lan tông sập cầu Ghềnh, để chờ kết quả giám định cây cầu.
Trước đó, Phan Thế Thượng (sinh năm 1955, quê tỉnh Sóc Trăng, chủ tàu kéo mang số hiệu SG-3745 dùng để đẩy sà lan SG-5984) và Trần Văn Giang (sinh năm 1981, quê tỉnh Bạc Liêu, lái tàu đâm sập cầu Ghềnh) bị truy tố về các tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy và đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn.
Vụ tai nạn khiến cầu Ghềnh bị sập hoàn toàn.
Theo nội dung vụ án, ngày 20/3/2016, Thượng, Giang và Nguyễn Văn Lẹ (sinh năm 1989, quê tỉnh Bạc Liêu) điều khiển tàu kéo SG-3745 đẩy sà lan SG-5984 chở khoảng 800 tấn cát từ miền Tây đến Đồng Nai tiêu thụ. Khi đến TPHCM, ông Thượng có việc riêng phải lên bờ giải quyết nên giao tàu lại cho Giang và Lẹ điều khiển chở cát đến TP Biên Hòa.
Đến khoảng 11h30 cùng ngày, tàu do Giang điều khiển đi đến đoạn sông Đồng Nai dưới chân cầu Ghềnh. Khi gặp dòng nước xoáy, do thiếu kinh nghiệm điều khiển sà lan nên Giang đã để cho sà lan đâm vào trụ cầu số 2 gây sập 2 nhịp cầu Ghềnh.
Đại diện theo ủy quyền của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam là ông Lê Phi Long đã yêu cầu bồi thường tổng số tiền thiệt hại gần 21 tỉ đồng.
Trong phiên tòa gần nhất phía Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng: yêu cầu bồi thường thiệt hại đã dựa trên giá trị còn lại của cầu Ghềnh và chi phí tu sửa hằng năm.
Video đang HOT
Hai bị cáo không chấp nhận bồi thường 21 tỉ.
Khi HĐXX hỏi có cần định giá lại không thì 1 thành viên Hội đồng định giá cho rằng không cần vì tài sản không còn, có giám định lại kết quả cũng như vậy, nhưng nếu cơ quan tố tụng yêu cầu thì hội đồng định giá trong tố tụng hình sự sẽ định giá lại. Tuy nhiên, 4 thành viên còn lại trong hội đồng định giá lại chấp nhận với yêu cầu định giá lại.
HĐXX nhận thấy chưa xác định rõ thiệt hại của cầu Ghềnh nên đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Đồng thời, HĐXX quyết định thay đổi biện pháp ngăn ngặn cho 2 bị cáo Trần Văn Giang và Phan Thế Thượng được tại ngoại điều tra vì quá thời gian tạm giam.
Trong quá trình điều tra bổ sung thì cơ quan cảnh sát điều tra TP Biên Hòa ra quyết định tạm đình chỉ.
Xuân Duy
Theo Dantri
Trả hồ sơ vụ Agribank Mạc Thị Bưởi
Ra tòa, 3 bị cáo nguyên là giám đốc và 2 phó giám đốc Agribank Mạc Thị Bưởi đổ lỗi cho nhau mà không có chứng cứ chứng minh. Do còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Giám đốc thuê với mức lương 3 triệu đồng/tháng
Ngày 14/6, TAND TPHCM tiếp tục xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mạc Thị Bưởi (viết tắt là Agribank Mạc Thị Bưởi - nay là chi nhánh Trung tâm Sài Gòn).
Trong vụ án này, các bị cáo là Phạm Thị Mai Toan (nguyên Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm giám đốc), Phí Thị Ong (nguyên phó giám đốc), Đỗ Thị Yến (nguyên phó giám đốc) và 3 cán bộ Agribank Mạc Thị Bưởi bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng vụ án, bị cáo Phạm Văn Chính (giám đốc công ty Á Châu); Hoàng Văn Cường (giám đốc công ty A.D.N), Đỗ Minh Quang (thành viên góp vốn công ty A.D.N) bị đưa ra xét xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau 3 ngày xét hỏi HĐXX đã quyết định trả hồ sơ.
Tại phiên tòa, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Bị cáo Hoàng Văn Cường thừa nhận những nội dung như cáo trạng truy tố.
Cường khai quen biết ông Hoàng Tiến Dzũng (Việt kiều Mỹ đã xuất cảnh nên cơ quan điều tra đã ra lệnh truy nã) nên được ông này nhờ đứng tên làm giám đốc công ty và ký các giấy tờ, chứng từ. Dù là giám đốc nhưng Cường phải đi làm thợ xây dựng với mức lương 300.000 đồng/ngày.
Tương tự, bị cáo Phạm Văn Chính khai: "Bị cáo làm giám đốc thuê với mức lương 3 triệu đồng/tháng, với việc chính là đến ký giấy tờ vay ngân hàng, biên bản họp hội đồng thành viên, báo cáo thuế khi Dzũng yêu cầu. Bị cáo không biết việc ông Dzũng lập khống báo cáo tài chính, dự án, hồ sơ vay ngân hàng".
Như bị cáo Cường, bị cáo Chính khẳng định mình không hưởng thêm lợi ích ngoài tiền lương. Vì thế, 2 bị cáo cho rằng bản thân bị oan khi Viện KSND TPHCM truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đổ lỗi cho nhau
Tại tòa, 5 bị cáo nguyên là lãnh đạo, nhân viên Agribank - chi nhánh Mạc Thị Bưởi thừa nhận hành vi phạm tội đối với khoản vay của công ty Á Châu. Tuy nhiên, các bị cáo tiếp tục bất nhất trước những chất vấn liên quan đến khoản vay 75 tỉ đồng của công ty A.D.N.
Bị cáo Phạm Thị Mai Toan khẳng định mình ủy quyền cho Phí Thị Ong thực hiện giao dịch đối với khoản vay trên và không hay biết tình trạng công ty A.D.N. Ngược lại, bị cáo Ong khai nhận mình làm theo chỉ đạo của cấp trên là bị cáo Toan. Đồng thời, bị cáo Ong thừa nhận dù biết rõ việc công ty A.D.N. sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng vẫn bỏ qua.
Giống bị cáo Ong, bị cáo Đỗ Thị Yến (cựu phó giám đốc chi nhánh) cho biết mình làm theo chỉ đạo của bị cáo Toan.
"Agribank - chi nhánh Mạc Thị Bưởi không có hội đồng tín dụng nên vận hành theo nguyên tắc thủ trưởng. Đồng nghĩa, cấp dưới làm theo chỉ đạo từ cấp trên. Nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ phản hồi sau đó" - bị cáo Yến giải trình.
Trong đơn kiến nghị gửi tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Thị Mai Toan lập luận nhiều giấy tờ và bút lục lời khai chứng minh bà Toan ủy quyền cho bà Ong trong việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng. Chưa kể, bà Ong không báo cáo với bà Toan về tình hình hồ sơ vay vốn của công ty Á Châu. Vì thế, bà Toan không biết việc công ty này vay vốn sai mục đích.
Theo luật sư bào chữa cho bị cáo Toan, dù Phí Thị Ong và Đỗ Thị Yến đều khai làm việc theo chỉ đạo từ bà Toan, song 2 bị cáo không đưa ra bằng chứng chứng minh. Hơn nữa, 2 người đều tại ngoại trong quá trình điều tra, luật sư nghi ngờ về khả năng thông cung giữa 2 bị cáo. Từ đó, luật sư cho rằng lời khai của Phí Thị Ong và Đỗ Thị Yến chưa đủ "sức nặng" làm bằng chứng buộc tội Phạm Thị Mai Toan.
Sau 3 ngày xét hỏi, xét thấy còn nhiều điểm chưa được làm rõ nên HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Xuân Duy
Theo Dantri
Đường dây bán "logo xe vua": Bị cáo đổi lời khai, tòa trả hồ sơ điều tra lại Ra tòa, những kẻ cầm đầu đường dây bán "logo xe vua" giở giọng, đổi lời khai, cho rằng mình bị nhục hình, bức cung. Theo bị cáo Thới, bị cáo bán logo nhằm... quảng cáo cho gara xe của mình và nhiều tài xế đồng ý mua với giá 2 triệu đồng/logo. Sau một ngày xét hỏi, chiều 19/4, TAND TPHCM đã...