Tạm đình chỉ công tác đối với nữ văn thư mang 60 thùng hồ sơ bán phế liệu
Ngày 7/2, thông tin từ Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa cho biết đã tạm đình chỉ công tác đối với nữ văn thư L.T.L.
Cụ thể, để phục vụ cho công tác điều tra của cơ quan công an, Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với nữ văn thư L.T.L.
Khu nhà 2 tầng là kho lưu trữ hồ sơ dự án giao thông – nơi xảy ra vụ trộm cắp
Trước đó ngày 1/2, khi cán bộ Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa đến kho lưu trữ hồ sơ của Ban (ở 17 Hạc Thành, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) thì phát hiện hồ sơ, tài liệu đựng trong 60 thùng đã không còn. Toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án giao thông đều từ 7-8 năm trở về trước.
Ngay sau đó, Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa đã có văn bản đề nghị cơ quan công an vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã xác định L.T.L (SN 1989, ở đường Lê Lai, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa), là văn thư Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa đem bán số hồ sơ, tài liệu cho một người mua phế liệu ở phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa với giá 9 triệu đồng.
Hiện cơ quan công an đã thu hồi số hồ sơ, tài liệu nói trên, đồng thời tiến hành điều tra để xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Đánh giá toàn diện vướng mắc của các dự án BOT giao thông
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện vướng mắc, bất cập của các dự án giao thông đầu tư theo phương thức BOT.
Các nhân viên hướng dẫn xe qua trạm thu phí BOT Cai Lậy. Ảnh minh họa: Minh Trí/TTXVN
Trước đó, ngày 28/11/2022, Tổng Thư ký Quốc hội có Thông báo 1834/TB-TTKQH, thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT do Bộ Giao thông vận tải quản lý. Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo trên; tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện vướng mắc, bất cập của các dự án giao thông đầu tư theo phương thức BOT; bổ sung, làm rõ tác động có thể xảy ra khi thực hiện giải pháp, chính sách xử lý vướng mắc, bất cập; làm rõ trách nhiệm, căn cứ pháp lý để Nhà nước bố trí ngân sách Nhà nước thanh toán cho các nhà đầu tư..., nhằm hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo Bộ Giao thông vận tải, Bộ vừa trình Chính phủ giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT do Bộ quản lý. Đây là các dự án BOT đã hoàn thành đưa vào khai thác nhưng chưa được thu phí hoặc không thể thu phí do mất an ninh trật tự, phương án tài chính bị phá vỡ hoặc dự án đã thu phí, doanh thu thực tế chỉ đạt 30% so với hợp đồng, nếu tiếp tục thu phí và áp dụng các biện pháp như tăng phí, kéo dài thời gian thu phí... phương án tài chính vẫn bị phá vỡ, dư nợ ngày càng tăng, dự án không thể tiếp tục thực hiện theo hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải lựa chọn 8 dự án BOT có bất cập để đề xuất giải pháp xử lý sau khi đã thống nhất với nhà đầu tư. Trong đó, hai dự án được Bộ Giao thông vận tải đề xuất mua lại gồm: Dự án Đèo Cả; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100.
Sáu dự án khác được đề xuất xử lý bất cập gồm: Dự án hạng mục đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa đoạn Km0 - Km6; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km14 - Km50 889; Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738 148 - Km1763 610; Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1; Dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc; Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C.
Tp.HCM tập trung thúc 28 dự án giao thông trọng điểm đến năm 2025 Mới đây, Chủ tịch Tp.HCM Phan Văn Mãi đã giao các mốc tiến độ co các dự án giao thông trọng điểm. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ tám HĐND Tp.HCM khóa X, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã xoay quanh các vấn đề liên quan đến tiến độ các dự án trọng điểm, phát...