Tam Đảo: Homestay ngày thường vẫn xấp xỉ mức quá tải
Thu xếp đi ngày thường để tránh cảnh tắc đường kẹt xe, chúng tôi chọn homestay cách trung tâm khoảng 2,5km để trải nghiệm và tận hưởng những vẻ đẹp lạ của “Đà Lạt miền Bắc”.
Cảnh sắc hoàng hôn Tam Đảo mờ sương.
So với những chuyến đi Tam Đảo theo tuyến đường cũ trước đây từ thời những năm 1990, quả thật đường lên Tam Đảo hiện nay “mượt mà” đi rất sướng. Đặc biệt đoạn từ thành phố Vĩnh Yên lên thị trấn Tam Đảo dù đôi lúc vẫn phải nghiến răng mỗi khi xe uốn lượn theo các cua tay áo liên tục gấp khúc, nhưng mức độ hiểm trở đã giảm đi rất nhiều bởi đường mới hiện đại chất lượng xịn hơn hẳn.
Càng lên cao không khí càng mát mẻ và tầm mắt ta càng được mở rộng hơn, xa hơn lướt trên tấm thảm xanh nhiều tầng lớp hợp thành bởi cảnh sắc núi rừng ngoạn mục.
Khá chật vật mới đưa được xe vào khu vực phụ của homestay.
Có lẽ vì là ngày thường nên cả hướng đường lên và xuống núi mật độ xe chạy đều không quá nhiều, chỉ khi gần tới chỗ rẽ vào đoạn gần điểm check-in nổi tiếng Cầu Mây mới tắc cục bộ trong vài phút.
Đã chủ định tránh cảnh quá tải tại các điểm check-in nổi tiếng như thác Bạc, nhà thờ đá, Cổng Trời, tháp truyền hình, quán Gió … nên kế hoạch của chúng tôi là chỉ nghỉ ngơi thư giãn tại homestay và kết hợp tham quan mấy điểm cạnh đó.
Cảm giác từ cái nhìn đầu tiên của chúng tôi là cảnh xây dựng khắp nơi quanh đây nhang nhác như tại Sapa dịp đầu Xuân cách đây vài năm, khiến cho lối rẽ vào khu vực tập trung khá nhiều homestay và các hàng quán dịch vụ ven tuyến đường nhánh đã chật hẹp, ngoắt ngoéo càng khó đi bởi người và xe nườm nượp.
Bù lại ngay khi leo cầu thang theo lối tắt bên sườn đồi, homestay kiểu nhà vườn khá bắt mắt với những tiểu cảnh xinh xắn và bể bơi mini nước trong vắt rộn rã tiếng nô đùa, cười vui nhanh chóng hút hồn chúng tôi và các du khách khác cũng mới tới.
Video đang HOT
Sân vườn rực rỡ sắc cỏ hoa trước hiên những căn phòng nhỏ kiểu nhà gỗ thông châu Âu tại homestay.
Tuy bữa trưa sau đó phải chờ đợi khá lâu do quán ăn gần homestay quá đông thực khách, nhưng các món đặc sản cây nhà là vườn ở độ cao gần như quanh năm mát mẻ và mây mù che phủ này đều tươi ngon.
Nhà có nhiều trẻ nhỏ nên ngày đầu tiên chúng tôi dành cho các bé khám phá các loại cỏ cây hoa lá quanh nhà và bơi lội thoả thích, sau đó nếm trải niềm vui cùng nhau tự làm bữa tối BBQ ngoài sân quây quần dưới bầu trời đêm miền núi trong veo.
Bể bơi view núi rừng Tam Đảo trong khuôn viên homestay.
Chập tối gió lạnh nổi lên, chúng tôi vừa xuýt xoa vui mừng vì lại được mặc áo khoác mỏng như giữa mùa Thu, vừa hít hà mùi thơm của các món nướng trực tiếp trên bếp than củi hồng rực.
View hoàng hôn và đêm đầy sao nhìn từ homestay thật lung linh trong cái lạnh se se và tiếng gió thổi ràn rạt. Tuyệt nhất là khoảnh khắc nhìn xuống cảnh thành phố Vĩnh Yên rực rỡ ánh đèn xa xa phía dưới, hay ngước lên ngắm cảnh trung tâm Tam Đảo nổi bật trong quầng sáng trên nền xanh đã trở nên thẫm đen của rừng núi nhấp nhô bao quanh.
Bên ngoài một quán cà phê gần lối vào điểm check-in Cầu Mây.
Nhiều khách lưu lại homestay cùng nhau dậy sớm đón bình minh, nhưng hơi tiếc là do khí hậu nóng bất thường nên cảnh “mặt trời đi trốn” trong biển mây và sương mù trùng trùng lớp lớp chỉ xuất hiện chớp nhoáng.
Bữa sáng đơn giản nhưng ngon miệng với bánh cuốn chả và cháo gà bao gồm trong giá thuê phòng: 1 triệu đồng ngày thường, 1 triệu 200 ngàn đồng cuối tuần 1 phòng 4 người.
View thành phố Vĩnh Yên sáng rực ánh đèn xa xa khi màn đêm buông xuống…
Mừng cho Tam Đảo làm ăn phát đạt ngay sau Covid-19, nhưng cũng thấy lo bởi nếu lúc nào cũng trong tình cảnh “sốt” và “cháy phòng” như thế này thì người làm du lịch nơi đây tính sao trước nguy cơ “vỡ trận” dễ xảy ra vào các dịp nghỉ lễ dài ngày (!?)
Vĩnh Phúc: Đền Mẫu Sinh - điểm du lịch tâm linh hấp dẫn
Đền Mẫu Sinh thuộc tổ dân phố Đông Lộ, thị trấn Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc thờ Quốc Mẫu Tây Thiên (Lăng Thị Tiêu). Đây là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp tỉnh năm 2009.
Đền Mẫu Sinh
Đền nằm trên một khu đất cao ráo, hướng chính đền là cánh đồng lúa xanh, xen lẫn là những đồi sim nhấp nhô đang uốn lượn hình rồng, điểm vào đó là những màu xanh của núi rừng Tam Đảo. Diện tích đền hơn 2000 m2 với nhiều cây cổ thụ được trồng cách đây hàng trăm năm, lối đi vào đền là đường bê tông rông 2 xe ô tô tránh nhau, bên phải trước cổng đền là giếng rồng được người dân xây dựng trang trí với những hoa văn rất bắt mắt tạo vẻ cổ kính uy nghi cho đền. Đền Mẫu Sinh cách đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên khoảng 2 km, hướng đi vào UBND xã Đại Đình.
Phóng viên Vanhien.vn quan sát giếng rồng bên phải phía ngoài đền
Theo Thủ nhang (Chủ nhang, người được xã cử ra trông nom đền) Trần Văn Hùng thì đền Mẫu Sinh được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, hiện vẫn còn lưu giữ đạo sắc phong vua Khai Định. Đền được tu bổ tôn tạo lại năm 1993 với lối kiến trúc hình chữ đinh (chuôi vồ) gồm hai tòa đại bái và hậu bái. Tòa đại bái gồ 3 gian, gian chính giữa là Ban Công Đông, bên phải Ban Chúa Đệ Nhị, bên trái Chúa Đệ Tam; tòa hậu bái phía trên là ban thờ mẫu, bên phải Ban Trần Triều, dưới mẫu là Ban Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, Tam Thanh Hoàn (ông Bơ, ông Bảy, ông Mười).
Tượng Quốc Mẫu Tây Thiên trong đền
Trước đền là lăng tưởng niệm mẫu ( Lăng Mẫu Sinh Linh Từ) mơi được xây dựng với 6 cột đá to nguyên khối bao quanh , đường kính mỗi khối 50 cm, cao gần 3m. Nằm trong 6 cột đá là 4 cột gỗ to cao gần 3 m, hai cột trước lăng được gắn hai câu đối được sơn son, mạ vàng rất tinh xảo.
Giới thiệu về đền Mẫu Sinh, Thủ nhang Trần Văn Hùng kể, tương truyền từ xa xưa các cụ truyền lại, nơi đây (đền Mẫu Sinh) là nơi thân phụ Lăng Trường Ông và thân mẫu Đào Liễu đã hạ sinh mẫu. Lớn lên, mẫu kết duyên với Hùng Chiêu Vương và được lập làm chính vương phi. Cuộc nhân duyên của mẫu với Hùng Chiêu Vương ở núi Tam Đảo mở ra thời kỳ thịnh trị của quốc gia Văn Lang, phát triển văn hóa và đổi mới phong tục, xứng đáng là thời kỳ cực thịnh trong các đời vua thuộc 18 chi Hùng Vương. Với công lao to lớn với Tổ quốc và nhân dân, Quốc mẫu Tam Đảo kết tập vào hệ thống Hùng Vương, không chỉ là nhân vật huyền thoại kỳ vĩ mà còn trở thành nhân vật lớn của lịch sử.
Tượng Ngũ Vị Tôn Quan
Không rõ nhân dân địa phương tưởng nhớ công lao, lập Đền thờ mẫu. Nhưng trong chính sử chỉ xác nhận: Các triều đại phong kiến Việt Nam cường thịnh, từ Đinh, Lý, Trần, Lê... đều phong tặng Quốc Mẫu nhiều danh hiệu cao quý để tỏ lòng kính trọng, hằng năm, các quan đại thần cùng nhân dân địa phương và khách xa gần bốn mùa hương khói. Phong tục ấy còn mãi đến bây giờ. Lễ hội hàng năm của đền là ngày 15 tháng giêng (âm lịch) hàng năm, người dân làm lễ rước kiệu mẫu từ đền Mẫu Sinh đến đền chính.
Lăng Mẫu Sinh Linh Từ trước đền
Trong cuốn tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên của Ban Di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc ghi rõ về lễ hội hnagf năm của đền Mẫu Sinh xưa kia không có tiệc vào ngày 15 tháng 2 mà chỉ có tiệc vào các ngày:
Ngày 5 tháng 1 - Tiệc khai xuân
Ngày 12 tháng 4 - Xuống đồng mạ
Ngày 10 tháng 5 - Ngày Mẫu sinh
Ngày 12 tháng 7 - Thượng điền
Tháng 8 có tiệc cơm mới
Ngày 12 tháng 10 - Đại tiệc
Ngày 15 tháng 12 - Đóng cửa đền
Các ngày tiệc ở đền đều gắn với các nghi lễ nông nghiệp như lên đồng, xuống đồng, cơm mới. Nếu có dịp về cõi Phật Tây Thiên nhớ ghé thăm Đền Mẫu Sinh - điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.
Vườn quốc gia Việt Nam trên báo Mỹ Phóng viên Stephen Nash của tờ New York Times tìm hiểu vẻ đẹp của các loài voọc, gấu, rùa tại vườn quốc gia Cúc Phương và Tam Đảo. Trong chuyến đi dài ngày đến Việt Nam, Stephen Nash có cơ hội ngắm nhìn phong cảnh rừng nhiệt đới ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S. Anh thực hiện bài viết "Vietnam's...