Tam Đảo – Điều hấp dẫn từ cái tên quen thuộc
Lên Tam Đảo để nghỉ ngơi, ngủ một giấc trong không khí trong lành, café ngắm mây bay gió thổi, ăn một bữa ăn với ngọn su su làm món chính, thư thả dạo bộ trên những con đường dốc là một gợi ý hấp dẫn cho hai ngày cuối tuần.
Tam Đảo – cái tên đã quá quen thuộc với người Hà Nội và cũng là địa chỉ không còn xa lạ với những ai thích đi du lịch, nơi không có nhiều thay đổi sau nhiều năm. Đây là nơi thích hợp để người dân thủ đô tìm một nơi trốn nắng có khoảng cách gần trong tiết trời nóng bức của mùa hè.
Thế nên dễ hiểu Tam Đảo đón khách chủ yếu vào cuối tuần, từ tối thứ 6 đến chủ nhật, các phòng khách sạn kín người đến nghỉ, các nhà hàng kín khách lên ăn, giá đồ ăn tăng lên chút đỉnh, giá phòng nhiều khi tăng gấp đôi mà không còn phòng trống cho khách. Nếu để tính mức chi phí cho 2 ngày 1 đêm trên Tam Đảo, chắc cũng bằng với ngày cuối tuần ở nhà, ăn uống, mua sắm. Vì thế thay đổi không khí, lên nghỉ dưỡng ở vùng núi mát mẻ cùng cả gia đình là một lựa chọn hay.
Tam Đảo nằm giữa bạt ngàn xanh.
Các mẹ nội trợ thích mê Tam Đảo vì ngọn su su, ai lên rồi cũng phải ăn mấy bữa toàn rau, cũng nhớ sáng sớm ghé qua chợ mua vài mớ rau tươi vừa hái mang về nhà. Ngọn su su tươi rói, những trái mít vừa hái trong vườn nhà, vài ba nải chuối chín ửng, vài củ khoai môn. Đi giữa những đồi su su xanh mát, chỉ thích mang cả giàn rau về nhà trồng.
Các ông bố lại thích lên Tam Đảo để nghỉ ngơi. Nếu có chơi thể thao cũng có đủ từ sân tennit, sân golf, sân bóng đến bể bơi, nếu không chỉ cần làm vài cuốc đi bộ cũng đủ vì đường dốc đều thoai thoải. Không thì thư thái làm bữa nhậu với lợn mán, gà đồi ngon tuyệt.
Bọn trẻ thì thích hơn vì được đi chơi. Có hẳn không gian rộng rãi để nô đùa thỏa thích. Bé có thể cắm trại ngay giữa sân cỏ thoáng rộng và tổ chức một buổi picnic vui vẻ.
Các bạn trẻ đi theo nhóm lại có niềm vui thích khác. Họ sẵn sàng cho một chuyến đi xuyên rừng, khám phá thiên nhiên nhiều ưu ái của vùng núi Tam Đảo để biết thêm về động thực vật của vùng rừng núi này.
Video đang HOT
Với nhiều du khách, Tam Đảo đơn giản là khu nghỉ dưỡng khi cần. Đây là nơi để ngủ một giấc trong không khí trong lành, ngồi café ngắm mây bay gió thổi, ăn một bữa ăn với ngọn su su làm món chính hay thư thả dạo bộ trên những con đường dốc lãng mạn.
Một góc nhà thờ Pháp cũ.
Di chuyển
Từ Hà Nội đến Tam Đảo khoảng 80km theo đường Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, đường dễ đi, chỉ có một đoạn leo núi lên Tam Đảo là phải cẩn thận hơn.
Ngoài đi xe máy, ô tô riêng, bạn có thể sử dụng xe buýt. Giá vé xe buýt khứ hồi Hà Nội – Tam Đảo là 180.000 đồng/ người. Chuyến Hà Nội – Tam Đảo của hãng Neway khởi hành vào lúc 6h30 tại 32 Nguyễn Công Trứ hoặc 7h tại 122 Xuân Thủy. Chuyến về Hà Nội từ Tam Đảo là 3h – 4h chiều.
Điểm nghỉ
Tam Đảo có rất nhiều nhà nghỉ với mức giá từ 150.000 đồng/ phòng/ 2 người trở lên.
Điểm chơi
Nhà thờ cổ Tam Đảo: được xây dựng vào năm 1937 theo kiến trúc Pháp. Nhà thờ này hiện là công trình kiến trúc duy nhất còn lại trong toàn bộ các công trình từ thời Pháp thuộc.
Thác Bạc: từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn là ngọn thác cao 50m. Đường xuống thác Bạc đi qua nhiều cảnh quan đẹp của Tam Đảo.
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn: ngôi đền là nơi lưu giữ một truyền thuyết đẹp.
Đỉnh Rùng Rình: đây là điểm dành cho những người ưa thích khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng rừng núi Tam Đảo. Xa hơn nữa là Tam ảo 2, nơi vào thời Pháp cũng là điểm nghỉ mát lý tưởng, nhưng đã bị bỏ hoang lâu nay.
Cổng trời: từ thi trấn Tam Đảo bạn đi thẳng lên nhà thờ thời Pháp rẽ trái, rồi đi thẳng là tới Cổng trời. ứng trên Cổng Trời nhìn xuống toàn cảnh thị trấn Tam Đảo trong sương tuyệt đẹp.
Hấp dẫn ngọn su su
Thời tiết
Đủ cả 4 mùa trong một ngày tại Tam Đảo với nhiệt độ duy trì từ 18 đến 25 độ C. vào buổi sớm và tối, trời se lạnh. Bạn nên mang áo khoác nhẹ.
Quà mang về:
Ngọn su su tươi, chuối, mít, gà đồi.
Theo VNE
Hình ảnh Đức Nhiếp Chính vương Gyalwa Dokhampa ở Việt Nam
Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa đã tiếp một số đại diện của giới truyền thông và chia sẻ về một số chủ đề, trong đó có những trải nghiệm của Ngài trong chuyến bộ hành triều bái thánh địa Pad Yatra vừa qua, mối nhân duyên với Việt Nam...
Ngày 7/4/2013 Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa cùng Tăng đoàn truyền thừa Drukpa đến từ Ấn Độ và vương quốc Bhutan bắt đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài trong vòng 3 tuần. Đức Nhiếp Chính Vương đã tiếp một số đại diện của giới truyền thông và chia sẻ về một số chủ đề, trong đó có những trải nghiệm của Ngài trong chuyến bộ hành triều bái thánh địa Pad Yatra vừa qua, mục đích chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của Ngài cũng như mối nhân duyên với Việt Nam, sứ mệnh của Ngài với Truyền thừa và một số lời khuyên cho giới trẻ...
Đức Nhiếp Chính vương đến thăm Đại Bảo tháp Tây Thiên (Tam Đảo - Vĩnh Phúc).
Nhiếp Chính vương đi thăm Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo - Vĩnh Phúc)
Đức Nhiếp Chính vương thăm chùa Phật Tích (Tiên Du - Bắc Ninh)
Các phật tử đang chờ đợi Nhiếp Chính vương trong buổi Đại lễ quán đỉnh cộng đồng cầu quốc thái dân an tại chùa Hoàng Long (Phú Thọ)
Các nhà sư trong lễ quán đỉnh tại chùa Hoàng Long.
Nghi thức của Nhiếp Chính vương và tăng đoàn trước khi hành lễ cầu siêu tại Đại Bảo tháp Tây Thiên.
Buổi lễ cầu siêu này đã thu hút hàng nghìn phật tử tới tham dự.
Đây là buổi lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ và nạn nhân thiên tai thảm họa.
Nghi thức huyền bí trong lễ Quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Bảo Sơn (TP Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc).
Khi làm lễ phóng sinh tại chùa Hoàng Long, một chú chim bồ câu không chịu bay và cứ đậu mãi trên tay Ngài.
Đức Nhiếp Chính vương Gyalwa Dokhampa.
Các Lama trong tăng đoàn vừa là người thổi kèn, đọc kinh, múa, hát.
Các phật tử ngồi chật ních trong buổi lễ Quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Trung Hậu (Mê Linh - Hà Nội).
Ngài đang hành lễ trong buổi lễ quán đỉnh.
Các Lama phát nước thiêng cho phật tử trong lễ quán đỉnh cộng đồng cầu quốc thái dân an.
Một kiểu đan tay rất đặc biệt của một Lama.
Một Lama đang đọc chú.
Đức Nhiếp Chính vương trong lễ quán đỉnh. Trong Kim Cương thừa có bốn quán đỉnh: Quán đỉnh bình, Quán đỉnh Trí tuệ, Quán đỉnh Bí mật và Quán đỉnh Ngữ, tương ứng với con đường quán tưởng, con đường hòa tan, con đường bí mật và con đường cảnh giới Đại thủ ấn. Các thứ lớp quán đỉnh nêu biểu cho sự tu tập nền tảng tới con đường và kết quả rốt ráo.
Theo Dantri
Ly kỳ chuyện cặp rắn mào gà nơi đền thiêng dưới chân núi Tam Đảo Suốt mấy chục năm qua, người dân nơi đây vẫn truyền miệng câu chuyện về đôi rắn mào gà xuất hiện trong đền thiêng Long Khánh Tự dưới chân núi Tam Đảo. Ngôi đền được di chuyển về vị trí Gò Bãi Dứa Đó là câu chuyện mà bấy lâu nay người dân xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vẫn...