Tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam – Hungary
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Cộng hòa Hungary từ ngày 8 – 11.9 theo lời mời của Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Chuyến thăm nhằm tạo dấu mốc mới, động lực mới, tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam – Hungary.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Hungary Viktor Orban thăm chính thức Việt Nam tháng 9.2017. Ảnh: TTXVN
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hungary là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến một nước trong khu vực Trung Đông Âu kể từ sau thời kỳ chuyển đổi thể chế ở những nước này.
Chuyến thăm làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt, nâng khuôn khổ hợp tác lên “Đối tác toàn diện” với Hungary, nhằm tạo bước chuyển biến mới, thực chất hơn trên các lĩnh vực, qua đó củng cố và phát huy ảnh hưởng của Việt Nam với khu vực Trung Đông Âu.
Chuyến thăm cũng khẳng định chủ trương của Việt Nam coi Hungary là đối tác truyền thống quan trọng hàng đầu ở khu vực Trung Đông Âu, tranh thủ sự ủng hộ của Hungary đối với một số vấn đề đối ngoại quan trọng, tăng cường quan hệ giữa hai đảng cầm quyền, làm cơ sở thúc đẩy quan hệ song phương trên những lĩnh vực hai bên có tiềm năng, thế mạnh.
Một nhà máy lắp ráp ôtô ở Hungary. Ảnh: A.C
Việt Nam và Hungary thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 3.2.1950. Trải qua gần bảy thập kỷ, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Hungary có những bước phát triển mạnh mẽ.
Hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao. Trong bốn năm, từ 2014 – 2017, Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Hungary đã thăm Việt Nam. Mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thăm Hungary năm 2017.
Về cơ chế hợp tác song phương, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam – Hungary đã phát huy tốt vai trò thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Đến nay, Ủy ban đã họp kỳ thứ 7. Việt Nam – Hungary đã ký nhiều hiệp định, văn bản, thỏa thuận, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực.
Hungary coi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Những năm gần đây, quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước tăng trưởng mạnh, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước lần đầu tiên đạt trên 355 triệu USD năm 2017.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Hungary các mặt hàng gồm thiết bị điện, điện tử, đồ gỗ, thiết bị phụ tùng máy bơm, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng dệt may, thủy sản… Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hungary chủ yếu là: Tân dược, máy móc, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thức ăn gia súc…
Tính đến hết tháng 4.2018, Hungary có 17 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 63,56 triệu USD, đứng thứ 57/126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Trong số 17 dự án này có 3 dự án thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo (tổng vốn đầu tư 54,7 triệu USD), 6 dự án thuộc lĩnh vực truyền thông (tổng vốn đầu tư 5,89 triệu USD)… Các dự án tập trung tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương.
Ngoài ra, Chính phủ Hungary dành cho Việt Nam các gói tín dụng ưu đãi trị giá 500 triệu euro để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển trong các lĩnh vực y tế, xử lý nước, tin học, nông nghiệp.
Video đang HOT
Quan hệ Việt Nam – Hungary cũng được tích cực thúc đẩy toàn diện trên các lĩnh vực lập pháp, tư pháp, quốc phòng – an ninh, y tế, giáo dục – đào tạo, hợp tác giữa các địa phương. Hungary là nước duy nhất tại Đông Âu liên tục tăng số lượng học bổng dành cho Việt Nam. Hiện nay là 200 suất học bổng/năm, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019. Đây là lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa hai nước và cũng là điểm sáng trong quan hệ thời kỳ mới.
H.LIÊN
Theop Laodong
Tổng Bí thư: Phong trào thi đua phải thiết thực với đất nước, xã hội
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua yêu nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, thời gian qua, việc suy tôn, phong tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng còn có biểu hiện nể nang, dễ dãi, còn để xảy ra tình trạng "chạy thành tích," "chạy khen thưởng," "chạy huân chương"...
Sáng 3/6, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018) và tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, điển hình tiên tiến qua các thời kỳ.
Dự Lễ kỷ niệm có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng cờ thi đua của Chính phủ cho Thông tấn xã Việt Nam, đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2017. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương cùng 700 đại biểu là các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Chiến sỹ Thi đua toàn quốc, các đại biểu điển hình tiên tiến qua các thời kỳ đã tham dự.
Trước đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương; Ban Tổ chức Nhà nước Lễ kỷ niệm 70 năm và các đại biểu đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương khẳng định, 70 năm qua, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành lời hiệu triệu mở đầu cho phong trào thi đua yêu nước của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lời kêu gọi được truyền đi như một lời hịch thúc giục mọi người dân phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, ra sức thi đua, vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước.
Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới theo Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng, dựa trên quan điểm lấy dân làm gốc, đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp, các phong trào thi đua nở rộ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong phát triển kinh tế, tiêu biểu là phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới," "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển," "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi," "Công nhân lao động giỏi, lao động sáng tạo"... đã góp phần cùng đất nước ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý.
Từ năm 2010, Việt Nam chính thức vượt qua đói nghèo, vươn lên là nước có thu nhập trung bình và trở thành nước đang phát triển. Việt Nam đã, đang và sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Nhiều điển hình tập thể, cá nhân, tổ chức xuất hiện và ngày càng được nhân rộng, lan tỏa trong các phong trào thi đua yêu nước. Tổng kết công tác thi đua khen thưởng 70 năm qua, Đảng, Nhà nước đã truy tặng, phong tặng 7.814 tập thể và trên 9.300 cá nhân nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, 1.332 tập thể và cá nhân Anh hùng Lao động, vinh danh gần 140.000 Mẹ Việt Nam Anh hùng, tặng thưởng hàng trăm ngàn huân chương, huy chương, Chiến sỹ Thi đua toàn quốc và tuyên dương, biểu dương hàng triệu điển hình tiên tiến tiêu biểu trong cả nước.
Phó Chủ tịch nước cho biết, trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và nhận thức được thi đua phải gắn chặt với công tác khen thưởng, nhằm ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị và ngày càng hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng.
Ngày 4/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc lấy ngày 11/6 hàng năm là Ngày thi đua yêu nước.
Đây là dịp để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với việc triển khai sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và nhân dân đối với công tác tổ chức, vận động và hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Theo Phó Chủ tịch nước, 70 năm qua, trải qua các giai đoạn cách mạng với những tên gọi, nội dung và hình thức biểu hiện khác nhau, phong trào thi đua yêu nước vẫn phát triển trong dòng chảy liên tục, phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của từng thời kỳ.
Những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam đều ghi rõ dấu ấn việc tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta, càng khẳng định thi đua là động lực tinh thần, qua đó tạo ra sức mạnh vật chất vô cùng to lớn, góp phần huy động sức người, sức của đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại lễ kỷ niệm, 70 tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong nghiên cứu, công tác, học tập, lao động, sản xuất đã được biểu dương, tôn vinh và được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng hoa chúc mừng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng 10 bộ, ngành và 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu phong trào thi đua các cụm, khối thi đua năm 2017.
Thông tấn xã Việt Nam vinh dự là đơn vị được Thủ tướng trao Cờ thi đua của Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2017.
Tổng Bí thư phát biểu tại lễ kỷ niệm (ảnh: VOV)
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, trân trọng, biểu dương các anh hùng, chiến sĩ thi đua, các điển hình tiên tiến trong toàn quốc.
Tổng Bí thư hoan nghênh, cảm ơn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, các bộ, ban, ngành, địa phương và nhân dân cả nước đã tích cực, chủ động, sáng tạo, có nhiều đóng góp thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, tạo nên những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
Tổng Bí thư chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại trong phong trào thi đua và công tác khen thưởng, cần được nghiêm túc rút kinh nghiệm và kịp thời khắc phục.
Đó là phong trào thi đua tuy phát triển sâu rộng nhưng chưa toàn diện; nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị.
Việc suy tôn, phong tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng còn có biểu hiện nể nang, dễ dãi, còn để xảy ra tình trạng "chạy thành tích," "chạy khen thưởng," "chạy huân chương"; khen thưởng đối với người lao động trực tiếp sản xuất, nông dân, công nhân tuy đã được quan tâm nhưng còn ít; việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chưa cao...
Tổng Bí thư nhấn mạnh: Hội đồng Thi đua-Khen thưởng từ Trung ương đến cơ sở, người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức và những cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng cần đề cao trách nhiệm, tiếp tục đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là một phương thức lãnh đạo của Đảng, một phương thức quản lý của chính quyền và là động lực để xây dựng con người mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong thời kỳ mới, Tổng Bí thư đề nghị toàn thể đồng chí, đồng bào, chiến sỹ cả nước tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện thật tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, đưa công tác thi đua gắn với công việc hằng ngày của mỗi người; tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hướng công tác thi đua vào thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá, tập trung giải quyết những nhiệm vụ khó, những vấn đề bức xúc, nổi cộm, trọng tâm là phát triển kinh tế nhanh, bền vững; xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, phải phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân, là ngọn cờ đầu trong các phong trào thi đua.
Muốn vậy, cần xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất trong công tác thi đua, khen thưởng.
Phong trào thi đua phải thực sự thiết thực, đem lại lợi ích thiết thân, cụ thể cho đất nước, xã hội, con người; khơi dậy tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, tính tích cực chính trị-xã hội của nhân dân, của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, tạo động lực tinh thần, vật chất mới cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người người thi đua, ngành ngành thi đua, phấn đấu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân.
Trong tổ chức triển khai các phong trào thi đua cần tăng cường việc kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết và đổi mới mạnh mẽ việc biểu dương, khen thưởng, bảo đảm kịp thời, công tâm, khách quan, công bằng, minh bạch, đúng người, đúng việc, lấy hiệu quả kinh tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo; chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, công tác.
Đồng thời, cần tăng cường công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền về những tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, nhất là các nhân tố mới, để cổ vũ, nêu gương, nhân rộng trong toàn xã hội, tạo động lực phát triển và lan tỏa sâu rộng trong từng đơn vị, cơ sở.
Cần nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng; tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế và tiến trình đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước.
Đồng thời, cần tiếp tục củng cố tổ chức, bộ máy và cán bộ theo hướng gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: Kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc là dịp bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người khởi xướng, phát động các phong trào thi đua yêu nước mà chính Người là tấm gương mẫu mực, là nguồn cổ vũ lớn lao cho các phong trào thi đua yêu nước.
Lời kêu gọi thi đua ái quốc nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước nói chung đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa lịch sử, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, có sức sống mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng Bí thư tin tưởng, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm về thi đua yêu nước đã được kết tinh trong suốt 70 năm qua, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân, phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong thời gian tới sẽ có những chuyển biến thực sự và đổi mới mạnh mẽ, thiết thực hơn nữa.
TTXVN
Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Pháp tại Điện Elysee Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đón và hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Điện Elysee ở thủ đô Paris vào chiều ngày 27/3. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Điện Elysee (Ảnh: AFP) Hai nhà lãnh đạo bắt tay trước khi bước vào bên trong Điện Elysee để tiến hành hội...