‘Tấm Cám – Chuyện chưa kể’: Xem chưa đã
Ngô Thanh Vân đã bước qua ranh giới của sự “mặc cảm” để kể lại câu chuyện “Tấm Cấm” theo cách “quốc tế” nhất có thể.
Dũng cảm phá cái cũ
“Tấm – Cám” – câu chuyện cổ tích nổi tiếng cuộc đấu tranh giữa cái thiện – ác, ác giả – ác báo đã quen thuộc với hàng triệu người Việt đã được Ngô Thanh Vân xây dựng lại trên màn ảnh rộng theo một cách khá sáng tạo.
Vốn dĩ cái gì đã quen thuộc với số đông thì rất khó để phá bỏ rào cản về tâm lí, một phần cũng vì sự ngại thay đổi, sáng tạo và một phần cũng vì đám đông chưa chắc đã thích sự thay đổi nên sự sáng tạo đôi khi cũng vì thế mà dè dặt.
Nhưng với bộ phim “ Tấm Cám: Chuyện chưa kể”, Ngô Thanh Vân đã bước qua ranh giới của “mặc cảm” đó để kể lại câu chuyện theo cách “quốc tế” nhất có thể.
Ngô Thanh Vân và Hạ Vi trong một cảnh quay.
Về cơ bản, mạch phim vẫn giữ được “hồn cốt” của câu chuyện cổ tích quen thuộc, thậm chí là cả cái kết “viên mãn” vẫn giữ được. Nhưng một số nhân vật được thay đổi hoặc thêm vào để câu chuyện phim được hấp dẫn hơn.
Điều này là tất yếu, bởi với một câu chuyện đơn giản ở dạng “cổ tích” với các tuyến nhân vật không nhiều thì việc biên kịch phải thêm các nhân vật để cho câu chuyện được rõ ràng hơn với khán giả khắp nơi là chấp nhận được. Cũng đáng nói là trong toàn bộ tác phẩm, phần lớn các nhân vật được sắp đặt để xuất hiện một cách khá hợp lí và thuyết phục, hầu như không có nhân vật dư thừa.
Video đang HOT
Ngoài ra, “Tấm – Cám: Chuyện chưa kể” cũng có một số điểm cộng đáng ghi nhận. Đầu tiên phải nói đến là phần kĩ xảo hình ảnh. Có thể chắc chắn một điều rằng”Tấm Cám: Chuyện chưa kể” là bộ phim sử dụng nhiều kĩ xảo nhất (CGI) trong lịch sử điện ảnh Việt Nam từ trước đến giờ. Công bằng mà nói, CGI trong phim không quá tệ, một số cảnh làm thậm chí còn tốt, phù hợp với không khí cũng như thể loại phim “thần thoại – giả tưởng”.
Tất nhiên, nếu đòi hỏi bộ phim này làm CGI tốt như “Avatar” hoặc “Star Trek’ thì là điều… không tưởng. Nhưng nếu đặt trong bối cảnh sản xuất phim Việt cộng với kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ thì có được chất lượng CGI như vậy cũng là một điều đáng khen.
Cái kết của phim ít nhiều cũng sẽ bị so sánh với một số câu chuyện cổ tích nước ngoài cũng như về tính hình tượng “không thuần Việt”. Trả lời về vấn đề này, Ngô Thanh Vân cho biết cô đã lường trước nhưng vẫn muốn giữ những sự sáng tạo đó như một phần cấu thành tác phẩm hòng mang lại sự sáng tạo cho bộ phim.
Điểm cộng và điểm trừ
Về dàn diễn viên, bỏ qua chuyện nhóm nhạc 365 đã từng là “gà cưng” của đạo diễn, đã diễn khá tròn vai. Cũng chính từ sự tròn vai đó mà khó để tìm được nhân vật thật sự bật lên trong toàn bộ tác phẩm. Hạ Vy lần đầu đóng phim, thể hiện một nhân vật Tấm không nhiều sự mạnh mẽ, “thuần” nữ tính và mau nước mắt. Không thể đòi hỏi ở cô gái này nhiều hơn khi xuất thân của cô không phải là diễn viên được đào tạo.
Lan Ngọc đã rất cố gắng để thoát khỏi hình ảnh “ngọc nữ”, nhưng vai Cám vẫn chưa đủ để tạo cho khán giả một hình ảnh mới về cô.
Isaac trong vai Thái Tử đẹp từ ngoại hình cho tới diễn xuất nhưng cũng chỉ dừng ở mức trung bình khá. Người được chờ đợi nhiều nhất là Lan Ngọc thì cũng không làm khán giả cảm thấy “đã” với vai Cám. Không thể phủ nhận Lan Ngọc đã rất cố gắng để thoát khỏi hình ảnh “ngọc nữ”, nhưng vai Cám vẫn chưa đủ để tạo cho khán giả một hình ảnh mới về cô.
Cám vẫn thiếu đi chút gian xảo, ma mãnh và độc địa. Có những phân đoạn Lan Ngọc diễn tốt nhưng chưa tới, có lẽ cũng bởi bị cắt để đẩy tuyến Tấm lên hoặc cũng có thể vì đạo diễn chủ động cắt cúp vì thời lượng hoặc phân bổ không khí phim.
Ngô Thanh Vân xuất sắc trong vai Dì ghẻ nhưng sự xuất sắc đó lại không đến từ sự đột phá mà đến từ một vốn diễn quen thuộc. Hình ảnh của Vân trong “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” ở một vài phân đoạn có nhắc nhớ đến vai người vợ trong “Ngôi nhà trong hẻm”. Nếu cao tay hơn, Vân có thể chọn cách diễn khác nhẹ nhàng hơn, bớt “gồng” để ra vẻ độc ác hơn. Cái ác nhẹ bẫng, thấm đẫm vào cách hành động, lời nói, ánh mắt bao giờ cũng dễ làm người xem “sởn da gà” hơn là cái ác được thể hiện bằng hành động.
Ba cái tên gạo cội xuất hiện trong phim là Ngọc Giàu – Hữu Châu – Thành Lộc lại không có nhiều đất diễn. Hoặc cũng có thể vai diễn của họ chỉ nên dừng ở đó. Thành Lộc mang đến một chút gì đó hài hước, hóm hỉnh, bông đùa theo đúng kiểu của nghệ sĩ này trong các tác phẩm sân khấu.
NSND Ngọc Giàu vào vai một bà già dân tộc hái thuốc xuất hiện vài phân đoạn cũng không thật sự ấn tượng. Nhiều nhất trong số ba nghệ sĩ này là Hữu Châu trong một vai phản diện. Từ thần thái cho tới cách diễn của nghệ sĩ Hữu Châu khá lộ từ đầu phim. Hoặc cũng có thể đó là ý đồ của đạo diễn khi cố tình tạo sự xung đột, chia phe từ khi bắt đầu bộ phim.
Cũng có lẽ bởi sự dàn trải về tuyến như vậy nên có một số nhân vật xuất hiện trong phim không được xử lí thấu đáo về nguồn gốc của sự thay đổi cũng như tính cách nhân vật. Nói không thấu đáo là bởi đạo diễn có dụng công giải quyết vấn đề nhưng khá “lướt” nên không ấn tượng nhiều. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, dàn diễn viên được casting khá hợp lí và tròn vai nên những nhận xét trên chỉ là ở mức độ “mong muốn nhiều hơn ở từng nhân vật”.
Bỏ qua những ồn ào về chuyện phát hành, phim vẫn chính thức ra rạp từ hôm nay, 19/8.
Theo Vietnamnet
Ngô Thanh Vân và CGV không đạt được thỏa thuận kinh doanh
Trong thông cáo chính thức gửi đi vào chiều tối 17/8, CGV khẳng định công ty BHD từ chối cung cấp phim "Tấm Cám" cho hệ thống rạp CGV vì không đạt được thỏa thuận kinh doanh.
Trưa 17/8, đoàn làm phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể có buổi gặp gỡ giới truyền thông tại TP HCM để trình chiếu suất đặc biệt trước thời điểm công chiếu toàn quốc. Tại đây, Ngô Thanh Vân bật khóc khi xác nhận đến thời điểm này, phim sẽ không được được phát hành tại các cụm rạp CGV trên toàn quốc. Theo cô, đây là tin buồn cho những nỗ lực của người làm phim Việt muốn bộ phim được đến với đông đảo khán giả cả nước.
Chiều tối cùng ngày, phía CGV gửi phản hồi chính thức về việc từ chối chiếu phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể.
Mở đầu thông cáo báo chí, CGV cho biết: "Chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh".
Đạo diễn Ngô Thanh Vân phát biểu trong họp báo tại TP HCM. Ảnh: Nguyễn Thành
CGV khẳng định đối với phim Tấm Cám, họ không có quyền quyết định, mà phụ thuộc vào đơn vị phát hành là BHD và nhà sản xuất VAA. Và BHD đã đơn phương từ chối hợp tác do không đạt được thỏa thuận kinh doanh.
"Trong quá trình thương thảo về việc phát hành phim, mặc dù chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực quảng bá cho phimTấm Cám: Chuyện chưa kể tại tất cả cụm rạp của CGV, cũng như duy trì đăng poster phim trên website và trang fanpage của công ty.
Chúng tôi đã nhiều lần trao đổi với BHD là với suất chiếu lớn thì chi phí để vận hành rạp tương ứng sẽ rất cao. Thực tế, trong việc phát hành phim, CGV và các đối tác sẽ cùng nhau xây dựng và thống nhất áp dụng tỷ lệ phân chia doanh thu phòng vé dựa trên chất lượng phim, số lượng rạp chiếu và phòng chiếu của đơn vị phát hành. Tỷ lệ này đã thống nhất từ trước tới nay cho tất cả phim Việt Nam khi phát hành tại rạp CGV.
Để đảm bảo cho lợi ích chính đáng của hai bên, chúng tôi đã đề nghị BHD xem xét điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp. Tuy nhiên, theo thông tin cập nhật đến ngày 17/8, công ty BHD chính thức từ chối cung cấp phim Tấm Cámcho hệ thống rạp CGV vì không đạt được thỏa thuận kinh doanh như BHD yêu cầu. Quyết định đơn phương của BHD đã phần nào hạn chế việc phổ biến bộ phim tới khán giả trên toàn quốc" - trích nội dung thông cáo.
Poster phim Tấm Cám. Ảnh: VAA
"Tấm Cám" dễ xịt vì vướng chuyện ăn chia Vì không thể thống nhất tỉ lệ ăn chia doanh thu nên CGV quyết định không chiếu "Tấm Cám: Chuyện chưa kể". Khoảng 1 tuần trở lại đây, trên các diễn đàn phim ảnh,... xôn xao thông tin về việc CGV - hệ thống rạp chiếu Hàn Quốc đang chiếm 40% thị phần tại Việt Nam, sẽ không chiếu bộ phim Tấm Cám:...