‘Tấm Cám’ chưa ra rạp đã dính đủ rắc rối
Tấm Cám gây ra nhiều tranh cãi từ trang phục, diễn viên đến poster và mới nhất là việc khong được chiếu trên hệ thống rạp CGV.
Tấm Cám: Chuyện chưa kể là dự án phim chuyển thể truyện cổ tích đình đám của Ngô Thanh Vân. Bộ phim có thể xem là một bom tấn điện ảnh Việt trong năm nay bởi số tiền đầu tư khủng, bối cảnh hoành tráng, phục trang cầu kỳ. Đi cùng với sự chú ý của khán giả đến chất lượng phim là nhiều tranh cãi ồn ào xoay quanh tạo hình, diễn viên, và mới đây là việc phát hành phim.
1. Hạ Vi không được ủng hộ đóng Tấm
Khi hình ảnh đầu tiên của Tấm được tung ra, Hạ Vi vấp phải nhiều phản đối của khán giả. Hầu hết các ý kiến phản đối đều cho rằng khuôn mặt Hạ Vi quá sắc sảo, đường nét cứng, không toát lên được vẻ thanh thuần mộc mạc của cô Tấm. Hạ Vi cũng bị nghi ngờ về khả năng diễn xuất. Trước Tấm Cám, nàng hot girl mới chỉ là người mẫu ảnh, chưa hề có kinh nghiệm diễn xuất. Scandal tình cảm với Cường Đô la một phần gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Hạ Vi, khiến cô không gây được thiện cảm.
Tuy vậy chính đạo diễn Ngô Thanh Vân đã lên tiếng khẳng định lựa chọn của mình là đúng đắn. Ngô Thanh Vân muốn xây dựng hình ảnh Tấm theo nguyên mẫu Hoàng hậu Phương Nam, và Hạ Vi toát lên được thần thái mà nữ đạo diễn mong muốn. Theo “mẹ ghẻ”, Hạ Vi còn có ưu điểm nữa là không cần trang điểm đậm, để mặt mộc vẫn xinh đẹp. Về diễn xuất, Ngô Thanh Vân chia sẻ Hạ Vi là người nhiệt huyết, ham học hỏi nên có thể làm tốt vai diễn.
2. Trang phục gây tranh cãi
Vai Cám (Ninh Dương Lan Ngọc) và dì ghẻ (Ngô Thanh Vân) nhận được nhiều yêu thích hơn. Tuy vậy trang phục của 2 người lại dấy lên một làn sóng bàn cãi. Nhiều ý kiến bình luận nhận xét y phục của mẹ con Cám quá hiện đại. Câu chuyện diễn ra thời xưa nhưng các bộ váy tứ thân đã sử dụng chất liệu voan, sheer gợi cảm, kiểu dáng được biến tấu lạ mắt.
Video đang HOT
Đặc biệt nhân vật dì ghẻ có trang phục khá gợi cảm, phần chân váy được may thành dáng phồng “Đông Tây kết hợp”. Trả lời những ý kiến này, ekip làm phim giải thích vì câu chuyện cổ tích không có mốc thời gian nên không thể tuân theo nguyên tắc y phục của từng triều đại. Các chất liệu bay bổng, tôn phom dáng được sử dụng để tạo không khí thần thoại, toát lên màu sắc cổ tích.
Ngô Thanh Vân chứng tỏ mức độ “chịu chi” khi dành 2 tỷ đồng cho 120 bộ y phục trên phim. Công đoạn hoàn thành trang phục kéo dài ròng rã 3 tháng. Tuy còn vấp nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận độ cầu kỳ, đẹp mắt trong tạo hình các nhân vật
3. Bị tố đạo ý tưởng từ game
Khi câu chuyện trang phục lắng xuống, Tấm Cám lại vướng vào ồn ào mới. 4 tâm poster nhân vật của tướng quân và thái giám bị tố là đạo nhái ý tưởng game. Trong đó bố cục, màu sắc poster có nhiều điểm tương đồng với bom tấn Warcraft.
Nhân vật Thạch Biền có tạo hình khá giống nhân vật của game Assasin’s Creed và anh hùng Cung Xanh trong Arrow. Ý kiến của hội mê game khiến đạo diễn Ngô Thanh Vân và thành viên 365 Jun Phạm tức giận phản pháo. Ngô Thanh Vân trả lời “Ăn cắp không dễ như người ta vẫn tưởng đâu”.
4. Mâu thuẫn về việc phát hành với cụm rạp CGV
Tưởng rằng sau các tranh cãi ồn ào thì Tấm Cám có thể ra rạp êm thấm nhưng ngay trước ngày công chiếu, ekip làm phim tổ chức họp báo công bố rằng phim sẽ không được chiếu ở cụm rạp lớn nhất hiện nay là CGV. Nguyên nhân là do phía đơn vị sản xuất phim (công ty VAA) và CGV không tìm được tiếng nói chung trong việc ăn chia lợi nhuận. Phía VAA và BHD (đơn vị phát hành phim chính thức phim) mong muốn được ăn chia theo tỷ lệ 50 – 50 nhưng phía CGV không đồng ý. Uất ức vì cảm thấy bộ phim bị chèn ép. Ngô Thanh Vân khóc nức nở ngay giữa họp báo.
Mẫu thuẫn giữa 2 bên phức tạp hơn khi CGV phủ nhận chèn ép. Thông cáo của CGV nói: “Trong quá trình thương thảo về việc phát hành phim, mặc dù chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực quảng bá cho phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể tại tất cả cụm rạp của CGV.Theo thông tin cập nhật đến ngày 17/8, công ty BHD chính thức từ chối cung cấp phim Tấm Cám cho hệ thống rạp CGV vì không đạt được thỏa thuận kinh doanh như BHD yêu cầu”. CGV cũng tuyên bố báo cáo đến Cục quản lý Cạnh Tranh (Bộ Công thương) các doanh nghiệp, đơn vị thông tấn báo chí hoặc cá nhân vu khống cụm rạp “chèn ép phim Việt, chỉ ưu tiên phim Hàn”.
Theo VNE
5 phim Việt 'triệu đô' diễn viên khủng, hình ảnh đẹp vẫn lỗ nặng
Đầu từ kinh phí khủng, diễn viên là những tên tuổi quen thuộc với công chúng nhưng những bom tấn Việt này vẫn bị lỗ doanh thu cả tỷ đồng.
Xoay quanh ồn ào về việc Tấm Cám: Chuyện chưa kể không được chiếu ở cụm rạp CGV, nhiều người phỏng đoán kết quả này sẽ khiến bộ phim thất thoát một lượng doanh thu lớn. Cụm CGV đang chiếm tổng số 40% số rạp tại Việt Nam, sở hữu lượng khách hàng lớn nên động thái từ chối cung cấp Tấm Cám của BHD có thể là một bước đi sai. Trước đó, hãng phát hành Tấm Cám và CGV không đạt được thỏa thuận ăn chia vì BHD muốn Tấm Cám hưởng % lợi nhuận cao hơn, do kinh phí đầu tư khủng lên đến 22 tỷ đồng.
Tấm Cám đứng trước nguy cơ mất lượng doanh thu lớn.
Nếu không thể đạt doanh thu 2 triệu USD, Tấm Cám: Chuyện chưa kể sẽ khó mà có lời. Trước Tấm Cám, đã từng có những bom tấn Việt đầu tư triệu USD nhưng phải chịu cảnh thua lỗ nặng nề vì các lý do khác nhau.
1. Fan cuồng - Kinh phí: 26 tỷ đồng
Fan cuồng là dự án phim nhiều tâm huyết của đạo diễn Charlie Nguyễn. Sở hữu 2 cái tên ăn khách là Thái Hòa và Johnny Trí Nguyễn, Fan cuồng vẫn không thể thu lại được số kinh phí đã bỏ ra đầu tư là 26 tỷ đồng. Trong 3 ngày công chiếu, doanh thu của phim chỉ đạt 9 tỷ đồng - một con số khiêm tốn nếu so với Tèo Em hay Để mai tính 2. Nguyên nhân dẫn đến thất bại thảm hại ở phóng vé của Fan cuồng là ở nội dung bó hẹp, hướng triển khai chưa phù hợp. Những người yêu mến cách diễn hài của Thái Hòa bị thất vọng vì phim quá... nghiêm túc còn fan rock thì không bị hấp dẫn bởi Thái Hòa hay Johnny Trí Nguyễn.
2. Quyên - Kinh phí: 22 tỷ đồng
Trước khi công chiếu ở Việt Nam, Quyên gây chú ý khi tham gia nhiều Liên hoan phim danh giá ở châu Âu. Bộ phim có thế mạnh ở phần hình ảnh tuyệt đẹp, được quay chỉn chu ở Đông Âu, ngốn của nhà làm phim số tiền lên đến 22 tỷ. Tuy vậy doanh số của Quyên ở Việt Nam không đáp ứng mong đợi của ekip làm phim. Không công bố con số doanh thu cụ thể nhưng hãng phát hành BHD cho biết bộ phim lỗ nặng, BHD không thể ngờ doanh số lại thấp đến vậy. Lý do chính là vìQuyên kể về số phận những người nhập cư trái phép - một chủ đề nặng nề và xa lạ với khán giả trong nước. Giới hạn độ tuổi 18 cũng một phần khiến doanh thu phim ảnh hưởng.
3. Dòng máu anh hùng - Kinh phí: 23 tỷ đồng
Dòng máu anh hùng là trường hợp nổi tiếng nhất của điện ảnh Việt về phim "đầu tư khủng, thua lỗ nặng". Tuy liên tục giành được nhiều giải thưởng lớn nhưng bộ phim chỉ thu về vỏn vẹn 10 tỷ đồng, chưa được một nửa con số đầu tư. Lỗ nặng khiến hãng phim đầu tư là Chánh Phương phá sản, nghệ sĩ Chánh Tín phải lao đao vì vỡ nợ, mất nhà. Dòng máu anh hùng được giới chuyện môn nhận xét là một bộ phim có chất lượng tốt nhưng không may mắn ra mắt vào thời điểm khán giả chưa có thói quen đi xem phim Việt. Nạn sao chép đĩa lậu, phát tán phim trái phép cũng một tay góp vào cái kết buồn của bộ phim.
4. Thiên mệnh anh hùng - Kinh phí: 25 tỷ đồng
Dự án phim cổ trang hoành tráng Thiên mệnh anh hùng được "rót" tiền tỷ cho những cảnh quay tráng lệ, cung điện nguy nga và y phục cầu kỳ. Tuy nhiên khi ra rạp, bộ phim không gặt hái thành công như mong đợi, nhà phát hành phim chia sẻ con số thua lỗ lên đến gần 20 tỷ. Thông tin này khiến nhiều người bàng hoàng bởiThiên mệnh anh hùng được nhận xét là tác phẩm chỉn chu, nội dung tốt. Nguyên nhân khiến phim thất bại là vì không đánh trúng thị hiếu chung của khán giả bấy giờ. Sự khác biệt về mặt văn hóa khiến đạo diễn Victor Vũ chưa nắm được cái thần Á Đông hấp dẫn của câu chuyện.
5. Bẫy rồng - Kinh phí: Hơn 30 tỷ đồng
Thêm một sản phẩm đình đám nữa của Ngô Thanh Vân và Johnny Trí Nguyễn lọt danh sách phim kém may mắn này. Bẫy Rồng được đầu tư 1,5 triệu USD, tại thời điểm năm 2009, đây là một con số cực kỳ lớn. Vậy nhưng khi ra rạp, phim chỉ thu về chưa đến 500 nghìn USD (11,9 tỷ đồng). Có nhiều yếu tố làm nên sự thất bại của Bẫy Rồng: nội dung xã hội đen quen thuộc, giới hạn độ tuổi người xem và ra mắt cùng lúc với bom tấn 3D đầu tiên trong lịch sử là Avatar.
Theo VNE
"Tấm Cám" có đủ sức viết nên cổ tích cho điện ảnh Việt? "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" của đạo diễn - diễn viên Ngô Thanh Vân phải gánh trên vai sức nặng của kỳ vọng sẽ là một "bom tấn điện ảnh Việt" . (Trailer) Tấm Cám: Chuyện chưa kể: Trailer chính thức tiết lộ phần lớn nội dung cũng như những những chi tiết cải biên khá thú vị. Những ngày qua, câu chuyện...