Tạm cách ly 4 tổ ở một khu phố tại quận Bình Thạnh vì liên quan các ca Covid-19 mới
Sau khi xác định trên địa bàn phường có 3 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, ngành chức năng phường 28, quận Bình Thạnh đã nhanh chóng cách ly 4 tổ trong khu phố 1 để điều tra dịch tễ.
Chiều 8/2, Ông Mai Quang – Chủ tịch UBND phường 28, quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết phường đã triển khai các biện pháp tạm thời cách ly 4 khu phố tại địa phương do có liên quan đến dịch Covid-19.
Theo đó, UBND phường đang phối hợp với Sở y tế, Trung tâm y tế quận, y tế phường triển khai các biện pháp dịch tễ sau khi tiếp nhận thông tin từ HCDC về 3 ca nhiễm tại số nhà 480/1 Bình Quới.
Một phần đường bị rào chắn để hạn chế đi lại
Để tránh lây lan, phường quyết định tạm cách ly toàn bộ các hộ dân thuộc bốn tổ 12, 15, 16, 17 thuộc khu phố 1 (vị trí hẻm 480 Bình Quới từ số nhà 480/1 trở ra bán kính 100m). Thời gian cách ly phụ thuộc vào việc xác minh và kết quả xét nghiệm các trường hợp đã tiếp xúc với 3 ca nhiễm.
Trong thời gian này phường sẽ phối hợp với các đơn vị đảm bảo công tác hậu cần cho người dân. Ghi nhận vào chiều cùng ngày, một phần đoạn đường chính Bình Quới đi bị rào chắn, 2 bên nhà dân bên đường đều căng dây để hạn chế đi lại. Lực lượng chức năng cũng túc trực tại các địa điểm để nhắc nhở người dân.
Video đang HOT
Người dân 2 bên đường đều bị tạm cách ly, căng dây chắn xung quanh
Trước đó vào buổi sáng cùng ngày, HCDC cho biết sau khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan đến 5 ca bệnh (BN1979, 2002, 2003, 2004, 2005), ngành Y tế TP.HCM xác định có 25 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Các ca bệnh sinh sống tại 7 quận tại TP.HCM gồm quận 1, 9, 12, Tân Bình, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp.
25 ca bệnh này cũng vừa được Bộ Y tế công bố (BN2014 đến 2038) vào bản tin lúc 18h hôm nay. Đây đều la cac ca benh co tiep xuc voi cac benh nhan truoc đo đuoc ghi nhan tai san bay Tan Son Nhat (hiện thong tin dich te đang đieu tra bo sung).
Đến nay, TP.HCM đã và đang thực hiện một số biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Cụ thể, Thành phố đã kích hoạt toàn bộ hệ thống dự phòng và điều trị trong toàn bộ hệ thống y tế, nâng cao, khuyến cáo trong phòng chống dịch.
Nhanh chóng, thần tốc truy vết các ca lây nhiễm F1, F2 cũng như khoanh vùng dịch tễ, điều tra truy vết, F1 được cách ly tập trung, F2 được cách ly nghiêm ngặt tại nơi cư trú.
Hiện đã tiếp cận 324 F1, 336 F2 của 29 ca bệnh trên. Khoanh vùng phong tỏa tạm thời các ổ lây nhiễm để tiêu độc khử trùng, khoanh vùng những người tiếp xúc và lấy mẫu đơn các ca tiếp xúc gần với F1, mẫu gộp các gia đình trong khu vực lây nhiễm, xét nghiệm toàn bộ nhân viên công nhân viên BV Quân y 175.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn vào TP HCM chống dịch
Bộ Y tế ngày 8/2 quyết định thành lập Ban Thường trực chống dịch tại TP HCM, do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn phụ trách.
Chiều nay, Thứ trưởng Sơn đã lên máy bay vào TP HCM, phụ trách bộ phận Thường trực đặc biệt chống dịch tại thành phố. Bộ phận này đóng tại 51 Phạm Ngọc Thạch, quận 6 - văn phòng Bộ Y tế ở TP HCM.
Bộ phận Thường trực sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương đánh giá lại tình hình, triển khai các biện pháp phòng chống Covid-19 trong thời gian tới.
Đợt dịch bùng phát hồi cuối tháng 7/2020, Thứ trưởng Sơn nhận nhiệm vụ Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống Covid-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng. Đà Nẵng đã kiểm soát được dịch, với sự chi viện của hơn 200 nhân viên y tế cả nước.
Thứ trưởng Sơn nguyên là giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy.
"Bộ Y tế sẽ dồn lực tối đa và sát cánh hỗ trợ TP HCM trong giai đoạn này", Bộ trưởng Long khẳng định.
Viện Pasteur TP HCM được Bộ trưởng yêu cầu nâng công suất xét nghiệm từ 30.000 mẫu lên 50.000 mẫu, thậm chí 200.000 mẫu một ngày, để đáp ứng đủ nhu cầu xét nghiệm số lượng lớn, diện rộng.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn (áo kẻ) kiểm tra phim X-quang của bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Trung ương Huế, tháng 8/2020. Ảnh: Văn Anh.
Theo Bộ trưởng Long, năm nay, các lực lượng phòng chống dịch xác định "không có tết". Bộ đang rất lo lắng vì chưa xác định được điểm khởi đầu chùm lây nhiễm mới tại thành phố. Trong khi đó, tình hình dịch đang rất phức tạp.
Ông yêu cầu TP HCM áp dụng các biện pháp mạnh hơn nữa để khoanh vùng, dập dịch sớm. Đặc biệt là truy vết thần tốc F1, F2 các ca tính. Đồng thời, mở rộng phạm vi lấy mẫu xét nghiệm đối với toàn bộ nhân viên 5 công ty bốc xếp hàng hóa, ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất. Mặt khác, ngành y tế phải tiến hành khoanh vùng thật nhanh 7 địa bàn có ca nhiễm, lấy mẫu xét nghiệm triệt để nhưng phong tỏa hẹp, tránh ảnh hưởng đến người dân.
Bộ trưởng cũng hướng dẫn ngành y tế thành phố lấy mẫu theo từng gia đình, có thể trộn 16 mẫu mỗi lần xét nghiệm. Nếu phát hiện nghi nhiễm thì cả hộ đó phải cách ly và tiến hành lấy mẫu lần hai. Riêng các trường hợp F1 phải thực hiện xét nghiệm đơn.
TP HCM sẽ tiến hành giãn cách xã hội một số khu vực xuất hiện dịch theo Chỉ thị 16, để sớm kiểm soát được dịch.
Trong ngày 8/2, TP HCM ghi nhận 30 ca nhiễm mới, gồm 5 ca được Bộ Y tế cấp mã định danh và 25 ca vào buổi chiều. Tất cả liên quan ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất.
Ổ dịch tại TP HCM được Bộ Y tế nhận định là ổ dịch mới, không liên quan vùng dịch từ Hải Dương, Quảng Ninh.
Thêm 45 ca mắc Covid-19 tại TP HCM, Hà Nội, Gia Lai, Hải Dương, Quảng Ninh Tối 8/2, Bộ Y tế thông tin nước ta ghi nhận 45 ca mắc mới Covid-19, đều là ca lây nhiễm ngoài cộng đồng. Đặc biệt, trong ngày ghi nhận ổ dịch lớn tại TP HCM. Tính từ 6h đến 18h ngày 08/02, nước ta 45 ca mắc mới (BN2006-BN2050) là các ca cộng đồng tại Quảng Ninh (3), Hà Nội (3), Gia...