Tạm biệt “thang trời”, dân làng sống trên vách đá cheo leo về nơi định cư mới
Atule’er, một ngôi làng 200 tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã gây sửng sốt khi những bức ảnh xuất hiện vào tháng 5-2016 cho thấy, các em nhỏ trong làng phải đi học bằng những chiếc thang mây giữa lưng chừng trời.
Nhưng giờ đây, dân làng đã có nơi định cư mới và Atule’er vẫn đang là một điểm đến hấp dẫn với khách du lịch.
Hình ảnh những em học sinh của làng Atule’er đi học hồi năm 2016 khiến dư luận thế giới gọi đây là một trong những con đường đi học nguy hiểm nhất thế giới.
Làng Atule’er thuộc khu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, nằm ở độ cao khoảng 1.400m so với mực nước biển.
Dân làng cho biết, tổ tiên của họ chọn sống ở vị trí biệt lập trên đỉnh vách đá để tránh chiến tranh hoặc xung đột với bộ lạc khác
Họ chỉ có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài bằng những chiếc thang dây bấp bênh, giữa lưng chừng trời đầy nguy hiểm
Video đang HOT
Mỗi lần ra ngoài, chẳng hạn mang nông sản đi bán ở khu chợ gần nhất, họ phải sử dụng thang dây mất ít nhất 2 tiếng
Khi dân làng từ chối rời đi định cư ở nơi khác bất chấp những khó khăn về việc đi lại, chính quyền địa phương đã chi 1 triệu NDT (147.000 USD) để dựng thêm 1 chiếc thang thép có tay vịn, rút ngắn thời gian di chuyển đến thị trấn gần nhất từ 3 giờ xuống còn 1 giờ.
Tân Hoa xã đưa tin, tuần này, 84 hộ gia đình ở Atule’er đã tạm biệt cuộc sống với những “thang trời” để tái định cư trong khu căn hộ gần thị trấn trung tâm.
Các căn hộ mới có diện tích từ 25 đến 100m2, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như nhà bếp hiện đại, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt, điện và gas
“Sau khi chuyển đi, cuộc sống của gia đình sẽ thuận lợi hơn. Các con tôi sẽ dễ dàng đi học và việc tiếp cận các dịch vụ y tế, bệnh viện cũng sẽ thuận tiện”, một dân làng nói
Tuy nhiên, không phải tất cả dân làng đã tái định cư, bởi khoảng 30 hộ gia đình có kế hoạch ở lại.
Những năm gần đây, Atule’er đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch. Năm 2019, 100.000 du khách tới đây đã đem về gần 1 triệu nhân dân tệ (140.878 USD) cho ngôi làng, theo Tân Hoa Xã.
Để phục vụ du lịch, nhà chức trách đã lên kế hoạch dựng một cáp treo để đưa khách du lịch lên và xuống vách đá, trang tin tức nhà nước Paper.cn đưa tin. Du khách tới đây có thể lưu trú tại một số khách sạn mới xây
Trước khi đại dịch Covid-19 tấn công, chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ giúp tất cả 1,4 tỷ người dân nước này thoát khỏi đói nghèo vào năm 2020.
Việc tái định cư dân làng trên đỉnh vách đá là một phần của chiến lược đó. Qua thống kê, khoảng 18.000 cư dân nghèo khó, tương đương với hơn 4.000 hộ gia đình từ 92 ngôi làng ở vùng sâu, vùng xa ở Trung Quốc đã chuyển sang nhà ở đô thị mới
Dân làng Atule’er về mặt kỹ thuật đã thoát nghèo, khi thu nhập bình quân đầu người ở mức 6.000 NDT (845 USD) vào năm ngoái – trên mức nghèo chính thức của Trung Quốc vào năm 2019 là 3.747 NDT (527 USD).
Nơi người dân leo 'thang trời' cao 800 m suốt 200 năm
Giã từ nơi ở trên một vách đá cao 800 m, nối liền với thế giới bên ngoài chỉ qua một chiếc thang chông chênh, dân làng đã được chuyển đến một khu đô thị mới.
Atule'er là một ngôi làng đã tồn tại tròn 200 năm ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Thôn làng hẻo lánh này đã xuất hiện liên tục trên truyền thông quốc tế vào năm 2016, khi loạt ảnh "rợn tóc gáy" chụp các em học sinh trèo qua vách đá 800 m bằng một chiếc "thang trời" chênh vênh để đến trường được lan truyền.
Hành trình nguy hiểm kéo dài 2 tiếng đồng hồ là con đường duy nhất để dân làng tiếp cận thế giới bên ngoài, họ cần mang nông sản vượt qua vách đá, đến khu chợ gần nhất bán lấy tiền và mua nhu yếu phẩm. Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã thay thế chiếc "thang trời" thô sơ của dân làng bằng thang thép có tay vịn, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức đi lại.
Thang trời cheo leo bên vách đá.
Tuần này, 84 hộ gia đình của thôn Atule'er đã rời mảnh đất mình sinh sống bấy lâu, chuyển đến tái định cư tại các căn hộ gần trung tâm thị trấn Chiêu Giác cách đó 75 km, theo thông tin từ Tân Hoa Xã. Các căn hộ mới có diện tích từ 25 - 100 m, với nhà bếp hiện đại, nhà vệ sinh, lắp hệ thống nước sinh hoạt, điện và gas đầy đủ. "Tôi rất vui vì mình có một căn nhà vững chãi", một dân làng tên Mose Laluo cho biết. "Sau khi chuyển đến gần thị trấn, sinh hoạt của gia đình tôi sẽ thuận tiện hơn. Các con tôi có thể đi học dễ dàng, đường đến bệnh viện cũng gần".
Song, không phải hộ dân nào cũng sẵn lòng tái định cư, có khoảng 30 hộ vẫn quyết định gắn bó với thôn cũ. Vài năm gần đây, Atule'er đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Năm 2019, 100.000 du khách đã mang đến doanh thu gần 1 triệu NDT (140.878 USD) cho nơi này. Nắm lấy cơ hội đó, chính quyền địa phương đang có kế hoạch xây dựng cáp treo để phục vụ ngành du lịch trong tương lai.
Dân làng đã chuyển đến khu tái định cư.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ đưa 1,4 tỷ dân thoát khỏi đói nghèo trong năm 2020. Việc hỗ trợ tái định cư cho dân làng Atule'er là một phần trong kế hoạch chuyển 4.000 hộ gia đình, tức hơn 18.000 người dân thu nhập thấp, khỏi 92 thôn làng hẻo lánh để dọn đến nhà ở khu đô thị mới.
Kế hoạch này đã giúp dân làng Atule'er đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 6.000 NDT (845 USD) trong năm 2019, trên mức thu nhập của nhóm cư dân khó khăn tại Trung Quốc - 3.747 NDT (527 USD). Động thái này của chính phủ Trung Quốc cũng nhằm mục đích cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn có thu nhập thấp.
Phát hiện bằng chứng về dòng sông cổ trên sao Hỏa Các đặc điểm của một vách đá lâu đời trên sao Hỏa khiến các nhà khoa học tin rằng nước này từng chảy trên bề mặt hành tinh Đỏ hàng tỷ năm trước. Theo nghiên cứu được công bố hôm 5/5 trên tạp chí Nature Communications, hình ảnh và dữ liệu mới về các vách đá lộ thiên trên sao Hỏa tiết lộ...