Tắm biển như người Nha Trang
Rồi tới giai đoạn cha dẫn bầy con đi tắm biển 5, 6 đứa chỉ có cái “bách xi” màu đen to đùng vốn là ruột xe hơi cũ được bơm căng xin từ mấy ga-ra.
Toàn kéo nhau đi bộ hơn 20 phút mới tới biển nên đứa nào đứa nấy mồ hôi nhễ nhại, mặt đỏ bừng. Tắm xong về tới nhà phải hì hục kéo gàu xách nước xối lại, mà chẳng mấy đứa đủ siêng nên cả mùa hè người ngợm lúc nào cũng rít chịt. Ra biển, tất cả bu trên “bách xi” được kéo ra xa, trố mắt nhìn cha bơi song song. Tay như vầy, chân như vầy, thở như vầy, xong cha lệnh cả đám thả phao bơi vô. Thôi thì vỡ trận náo loạn đủ kiểu, đứa nào lóp ngóp lắm mới được đẩy phụ. Nên đến giờ này, tôi chỉ biết duy nhất kiểu bơi ếch mà cha từng thị phạm.
Người dân Nha Trang hầu như ai cũng có ký ức về biển xanh, cát trắng, nắng vàng qua từng thời kỳ, từng độ tuổi. Chỉ nói riêng về chuyện tắm biển cũng đã thấy gần như là chuyện hiển nhiên, có ai chưa từng nếm vị mặn nước biển, chưa một lần thả bàn chân cho sóng mơn man. Thời là một đứa con nít thì được người lớn dẫn đi, dang nắng ở trần chạy theo đuôi. Lớn hơn chút thì tự đi, trốn đi theo bạn trong xóm, lang thang giỡn sóng lượm ốc bắt còng. Tuổi cập kê, biển thành nơi hò hẹn tri âm, thành chứng nhân độ lượng cho vô vàn ước nguyện. Rồi đến một lúc nào đó…
Cha tôi nói, ông thèm đi tắm biển như hồi xưa quá khi thấy mấy đứa con sáng nào cũng ra biển vẫy vùng bất kể mưa gió lạnh lẽo. Hồi xưa của người U90 chắc cũng bắt đầu từ lúc là một đứa trẻ đầu trần chân đất chạy ù một hơi từ nhà ra biển rồi ùa ngay vào lòng biển xanh. Thời đó, người lớn còn lo vật lộn kiếm miếng ăn, những đứa trẻ không có người lớn đi kèm phải tự học cách tồn sinh trước sóng, mạnh ai nấy bơi, lặn ngụp kiểu gì cũng được miễn là nổi, đừng chìm. Lớn hơn một chút, thanh niên trai tráng trong xóm còn rủ nhau bơi ra xa hơn, có kính lặn và ống thở đơn giản, còn bắt được cá, mực, ghẹ xách cả xâu về. Biển những năm tháng ấy còn hoang vắng lắm.
Rồi tới giai đoạn cha dẫn bầy con đi tắm biển 5, 6 đứa chỉ có cái “bách xi” màu đen to đùng vốn là ruột xe hơi cũ được bơm căng xin từ mấy ga-ra.
Toàn kéo nhau đi bộ hơn 20 phút mới tới biển nên đứa nào đứa nấy mồ hôi nhễ nhại, mặt đỏ bừng. Tắm xong về tới nhà phải hì hục kéo gàu xách nước xối lại, mà chẳng mấy đứa đủ siêng nên cả mùa hè người ngợm lúc nào cũng rít chịt. Ra biển, tất cả bu trên “bách xi” được kéo ra xa, trố mắt nhìn cha bơi song song. Tay như vầy, chân như vầy, thở như vầy, xong cha lệnh cả đám thả phao bơi vô. Thôi thì vỡ trận náo loạn đủ kiểu, đứa nào lóp ngóp lắm mới được đẩy phụ. Nên đến giờ này, tôi chỉ biết duy nhất kiểu bơi ếch mà cha từng thị phạm.
Nói bây giờ cha thích đi biển thì đi với tụi con, đi trễ xíu chờ có nắng lên tắm cho ấm nhưng ông chỉ lắc đầu. Mươi năm trước, sáng nào cha tôi cũng lấy xe đạp tự đi một mình xuống biển, nhưng bây giờ điều đơn giản đó lại trở thành ước mơ bất khả thi của ông. Nhói lên trong tôi là hình ảnh một ông cụ không quen biết mà tôi vẫn gặp hàng ngày trên bãi biển, cứ đúng giờ đó có một chiếc xe ôm chở ông tới rồi tài xế cẩn thận dìu xuống, ông phải một mình chống gậy lụm cụm đi từng bước ngắn và run rẩy xuống bãi cát nhưng với vẻ mặt vui vẻ và tươi tỉnh hiếm thấy ở người có độ tuổi ngoài 80, chọn một chỗ ngồi để ngắm mặt trời lên trên biển, để hít thở làn gió mặn mòi căng lồng ngực, để nghe tiếng sóng rì rào như mầm sống đang sinh sôi.
Video đang HOT
Biển Nha Trang hào phóng đón người bốn mùa bất kể nắng mưa. Xuân – hạ – thu, biển êm và trong như gương đã đành, mùa đông biển động từ tháng 10 âm lịch, sóng có khi cao hơn 2m, bình minh tối sầm gió u u biển vẫn tràn người trên bờ dưới bãi. Những khuôn mặt, bóng dáng quen thuộc, từng nhóm bạn, từng đôi vợ chồng. Họ đi bộ, tập thể dục, chuyện trò, sóng tuy lớn nhưng nếu nước vẫn còn ấm thì có thể tắm dưới chân sóng sát bờ cùng với vô số khuyến cáo: Không đi một mình, không tắm ở những nơi cát nền dưới chân mềm và lún, không xuống bãi trũng mà phải chọn nơi có gò cao hơn, phải thuận theo chiều sóng khi lao theo vào bờ…
Ai đó nói, tờ mờ sáng ra biển chỉ gặp toàn người… già, đâu biết người già cũng mê ngủ, nhất là giấc ngủ về sáng khi đã trằn trọc quá nửa đêm. Người già mới ngày nào cũng là những người rất trẻ chật vật sống, hối hả yêu, mơ trúng số độc đắc để được nghỉ làm ngày ngày đi tắm biển. Bạn già ở xa, mỗi năm chỉ dành ra được vài ngày về với biển quê nhà nên sáng trưa chiều tối hễ rảnh là chạy ngay ra biển. Biển vẫn muôn đời chờ, mãi xanh ăm ắp. Mới thấy, cái hạnh phúc đơn giản nhiều khi ở ngay bên cạnh mà cứ phung phí và lãng quên.
Trải nghiệm thú vị ở Làng nghề Trường Sơn
Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy người nước ngoài làm nông dân, chơi nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, trẻ em làm gốm, hay nam thanh nữ tú dệt chiếu...
Đó là những trải nghiệm dành cho du khách khi đến Làng nghề Trường Sơn - làng nghề khởi nguồn từ truyền thống giữa lòng thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Nghệ nhân làm tranh cát ở Làng nghề Trường Sơn. Ảnh: C.N
Trải nghiệm
Bất cứ chỗ nào trong không gian xanh rộng lớn, mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống ở Làng nghề Trường Sơn cũng đem đến cho du khách những điều thú vị.
Làng nghề cuốn hút ngay từ bên ngoài với hình ảnh bức tường được tạo tác bằng cây sanh lớn nhất Việt Nam, trên đó gắn bộ ảnh chân dung danh nhân Việt Nam và thế giới được đan bằng sợi tổng hợp.
Bên trong, không gian làng nghề mát mẻ và đầy ắp sắc màu bởi cây xanh, cây cảnh và rất nhiều loài hoa, tạo cho du khách cảm giác thư thái, dễ chịu. Nhưng điều đưa chân du khách đến với làng nghề và khiến ai cũng muốn nấn ná lâu hơn, là các thuyết minh viên cùng chủ nhân của những nghề truyền thống, là nghệ nhân biểu diễn nhạc cụ dân tộc... rất nhiệt tình, thân thiện và ân cần.
Làng nghề Trường Sơn (số 6 đường Trường Sơn, Nha Trang) là điểm du lịch của Khánh Hòa, được xây dựng từ năm 2014 trên diện tích gần 2ha, hoàn thành sau 6 năm xây dựng. Làng nghề có các phân khu: nhà trung tâm, 4 nhà trưng bày theo chủ đề, ẩm thực và nhà chơi trẻ em, vườn rau và dược liệu, vườn.
Đến Làng nghề Trường Sơn, bên cạnh tham quan tìm hiểu nghề thủ công truyền thống (hiện có khoảng 20 nghề truyền thống, chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa: gốm nghệ thuật Lư Cấm, dệt chiếu Vĩnh Thái, đan lưới chài Vĩnh Trường, đan võng Nha Trang, chằm nón Diên Khánh, ốc mỹ nghệ Vĩnh Nguyên...); tham quan không gian vườn, thưởng thức ẩm thực; du khách còn có thể chiêm ngưỡng không gian văn hóa với hàng trăm tác phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, trong đó có 10 bộ tác phẩm đạt kỷ lục Việt Nam, như bộ 4 bản đồ Việt Nam thực hiện thủ công bằng nguyên liệu tự nhiên, mô hình quả bầu hồ lô từ 542 quả bầu nhỏ, mô hình trống đồng Ngọc Lũ đan bằng sợi tổng hợp...
"Hóa thân" thành thợ dệt chiếu cói, đan song mây, chằm nón lá, thợ may, nghệ nhân làm và biểu diễn nhạc cụ truyền thống... là những trải nghiệm thú vị của du khách khi tham quan Làng nghề Trường Sơn.
Giữa không gian rộng lớn của làng nghề, chỗ này có mấy du khách trẻ chơi cờ tướng với hai bàn cờ khổng lồ bằng gỗ; bước thêm chút nữa, đông đảo du khách, cả người lớn và trẻ em chăm chú theo dõi nét thư họa; tiếp đến là nghệ nhân các làng nghề làm chiếu cói, đan mây tre, làm gốm... cần mẫn với nghề và nhiệt tình hướng dẫn du khách.
Anh Phan Hồng Quang (đến từ Đà Nẵng) kể, khi biết gia đình anh sắp đi du lịch Nha Trang, một người bạn gợi ý nên đến Làng nghề Trường Sơn để tham quan và nhất là để bọn trẻ trải nghiệm với việc làm các sản phẩm thủ công.
"Dệt một chiếc chiếu tưởng đơn giản nhưng tôi không ngờ tốn nhiều thời gian như vậy và phải có 2 người mới làm được. Cả làm nón cũng thế, rất khó để có chiếc nón đẹp, phải tỉ mẩn với từng sợi cước, cây kim. Chuyến đi này với gia đình tôi thật ý nghĩa khi con cái được trải nghiệm tuyệt vời" - anh Quang nói.
Và cảm nhận
Nhiều du khách có chung nhận xét khi được nghệ nhân ở Làng nghề Trường Sơn hướng dẫn làm sản phẩm thủ công, mỹ nghệ là: phải rất công phu, qua nhiều công đoạn và tốn nhiều thời gian công sức mới có một sản phẩm tương đối hoàn hảo. Biết vậy để trân trọng công sức của nghệ nhân hơn.
"Thiệt không đơn giản chút nào!"- cô Quỳnh Anh (đến từ Quảng Nam) nói sau khi được nghệ nhân "cầm tay chỉ việc" nhưng vẫn chưa thể làm được một lọ hoa bằng đất nung.
Du khách được hướng dẫn và trải nghiệm chơi nhạc cụ dân tộc ở Làng nghề Trường Sơn. Ảnh: C.N
"Trong một buổi chiều se se lạnh, thật tuyệt vời khi được xem chương trình ca nhạc dân tộc Việt Nam; dạo chơi ở vườn hoa xinh đẹp trong làng nghề; tìm hiểu lịch sử về nghề thủ công của Việt Nam" - bà Beatrice Egerton, du khách châu Âu chia sẻ cảm nhận khi tham quan Làng nghề Trường Sơn.
Ông Shin-Wu Shin (người Hàn Quốc) thì "review" về làng nghề: "Mọi người có thể trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật của Việt Nam thông qua sản xuất thủ công mây tre, sản xuất nhạc cụ, chạm khắc gỗ. Trẻ em có thể sáng tạo mọi thứ bằng đất sét nung và thử chơi các nhạc cụ truyền thống ở đây".
Không chỉ khách nước ngoài mới cảm thấy ấn tượng, lạ lẫm, thú vị với làng nghề truyền thống của Việt Nam mà cả du khách trong nước cũng thích thú. Sau khi được hướng dẫn viên giới thiệu kỹ càng từng nghề, lịch sử hình thành, hướng dẫn cách làm và xem nghệ nhân làm sản phẩm ngay tại chỗ thì du khách làm thử nếu muốn và có thể mang sản phẩm về làm kỷ niệm (trả thêm một ít phí).
"Mình thấy cách này rất hay và ý nghĩa, con em mình vừa được tham quan, vừa được trải nghiệm và có thêm niềm vui nhìn thành quả của mình. Mình cũng ấn tượng khi xem chương trình ca múa nhạc dân tộc ở đây, nghe giới thiệu về cách làm đàn đá và được chơi đàn đá" - chị Châu Giang (đến từ tỉnh Bình Định) chia sẻ.
Amiana Resort - Khu nghỉ dưỡng có bãi biển riêng tư sang trọng nhất thế giới năm 2023 Mới đây, Amiana Resort Nha Trang đã được World Luxury Hotel Awards - giải thưởng du lịch quốc tế uy tín với hơn 18 năm phát triển, được biết đến như "cành cọ vàng trong ngành du lịch" - vinh danh ở hạng mục Khu nghỉ dưỡng có bãi biển riêng tư sang trọng nhất thế giới năm 2023. Amiana Resort Nha Trang...