Tấm biển gia đình văn hóa và những câu chuyện dở khóc, dở cười
“ Bất cập”, “nhiêu khê”, “vô bổ” là những từ mà người dân tại phường Nam Hà nhận xét về tấm biển “ gia đình văn hóa” được treo ngay trước cửa nhà mình…
Có mặt tại phường Nam Hà (TP. Hà Tĩnh), hầu như cả dãy phố trước cửa nhà nào cũng được gắn tấm biển màu xanh với dòng chữ “gia đình văn hóa”, xen lẫn vào đó là một số nhà không đạt tiêu chí và những câu chuyện dở khóc dở cười cũng bắt nguồn từ đây.
Bà N.T.T (SN 1962), trú tổ 4, phường Nam Hà chia sẻ: “Việc treo biển “gia đình văn hóa” mà nhà có nhà không lại thành ra bất cập. Vì thực tế nó chỉ là hình thức thôi nhưng đến lúc treo lên nhà có, nhà không nhìn vào rất chướng mắt. Không lẽ nhà nào không được treo là nhà đó không có văn hóa?”
Trước cổng hàng trăm hộ gia đình tại phường Nam Hà đều gắn tấm biển xanh với dòng chữ “Gia đình văn hóa”.
Cùng chung suy nghĩ bà T.T.H (SN 1967), trú tổ 7, phường Nam Hà nói: “Tôi thấy việc treo biển mang tính hình thức quá. Rồi năm nay đạt thì treo nhưng năm sau không đạt lại đi tháo xuống à? Vừa mất công lại tốn kém mà chẳng có ý nghĩa thiết thực gì cho cuộc sống”.
“Có nhiều trường hợp trong tổ, gia đình đạt văn hóa nhưng trong gia đình có to tiếng một tí là làng xóm nhìn vào lại dè bỉu nhà vậy mà cũng được văn hóa thành ra cả người trong nhà lẫn người ngoài đều cảm giác không thoải mái và rất bất tiện. Treo tấm biển trước cửa cũng chỉ là hình thức nhưng lại gây nên những bất cập như vậy thì không đáng” – Ông Đ.S.M (SN 1955), trú tổ 6, phường Nam Hà ngao ngán cho biết.
Có nhiều gia đình đã từng xích mích nhau chỉ vì chuyện nhà có, nhà không tấm biển gia đình văn hóa này.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, cũng tại khu phố này từ khi làm cụm thí điểm, có nhiều gia đình trước kia rất thân thiết nhưng nay xảy ra bất hòa chỉ vì nhà không nhà có… tấm biển treo “gia đình văn hóa”.
Đáng nói, mặc dù từ năm 2010, Bộ VHTTDL đã có quy định không treo và tiến hành tháo gỡ biển “gia đình văn hóa” tại các địa phương trên cả nước, nhưng hiện nay, nhiều địa phương tại tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa thực hiện việc tháo gỡ mà còn tiếp tục gắn thêm.
Hiện tại có 8/10 tổ thuộc phường Nam Hà vẫn đang treo biển “gia đình văn hóa”.
Liên quan đến vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phan Mạnh Hiền – Trưởng phòng VHTT UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ông Hiền cho biết: “Việc treo biển cũng không nằm ngoài mục đích toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa, để cho mỗi người dân tự điều chỉnh hành vi của mình. Tuy nhiên, việc này là do tổ 2 phường Nam Hà tự phát làm, sau đó các tổ khác đồng loạt làm theo chứ phòng không chỉ đạo”.
Ông Hiền cũng thừa nhận: “Có những trường hợp gắn biển rồi gia đình lại có bất hòa gây phản cảm rồi cuối năm không đạt lại phải tháo xuống. Từ tình hình thực tế xét thấy không phù hợp nên hiện phòng cũng đã chỉ đạo phường gỡ xuống rồi”. “Chi phí để làm biển cũng do phường tự huy động các doanh nghiệp, các nhà tài trợ chứ dân không phải đóng góp gì”, ông Hiền phân trần.
Trao đổi với ông Trần Xuân Sơn – Phó Chủ tịch phường Nam Hà cho biết: “Khi đầu chúng tôi chỉ làm thí điểm một tổ, nhưng thấy nó có hiệu quả nên chúng tôi mới triển khai các tổ trong phường, việc làm này tôi cũng đã báo cáo lên Phòng VHTT thành phố rồi”.
Theo ghi nhận, tại địa bàn TP. Hà Tĩnh hiện tại có 8/10 tổ thuộc phường Nam Hà vẫn đang treo biển “gia đình văn hóa”.
Ngày 15/3/2010, Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản số 785/BVHTTDL – VHCS gửi Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ về việc yêu cầu không gắn biển GĐVH. Theo đó, Bộ VHTTDL yêu cầu các Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có văn bản chấn chỉnh việc này, không thực hiện việc treo biển GĐVH. Trước đó, Văn phòng Chính phủ có Công văn 1313/VPCP-TCCV thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ VHTTDL chủ trì, kiểm tra, đánh giá việc gắn biển GĐVH tại một số địa phương.
Ngân Hà
Theo_Người Đưa Tin
Trông giữ xe tại khu tập thể cũ: Nhiều bất cập khó giải quyết
Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.500 tập thể cũ, tập trung ở 4 quận: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng. Do những khu nhà này không có điểm trông giữ phương tiện nên việc gửi và trông giữ xe của người dân hầu như mang tính tự phát, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Xe máy dựng đầy chân cầu thang bất chấp nguy cơ mất trộm
Giá cao vẫn phải gửi
Khảo sát tại một số tập thể cũ trên địa bàn các phường Thành Công, Giảng Võ (quận Ba Đình), phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân)... điểm chung dễ nhận thấy là một số hộ dân ở tầng 1 đã sử dụng phần diện tích nhỏ hẹp trong chính căn hộ của mình để làm nơi trông giữ xe.
Ngoài ra, do nhu cầu gửi xe của người dân rất cao nên sân chơi chung giữa các tòa nhà cũng biến thành bãi trông giữ phương tiện với mức phí bị hét vô tội vạ. Ông N.Đ.T - người dân sống tại nhà D3 Giảng Võ cho biết, trong khi theo Quyết định số 69/2014/QĐ-UBND, phí trông giữ xe theo tháng là 70.000 đồng/xe thì tại nhiều khu tập thể, người dân phải bỏ ra từ 100.000-300.000 đồng/1 xe máy/tháng vì không có sự lựa chọn nào khác.
Thông thường, xe càng cồng kềnh và đắt tiền thì phí càng cao, có những loại xe như SH, Spacy, LX... phí trông giữ lên tới 350.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, do diện tích chật chội nên một số hộ trông xe quy định thời gian và số lần lấy xe ra, vào trong ngày khá ngặt nghèo. "Việc trông giữ xe hầu như chỉ là thỏa thuận miệng giữa hai bên, không có hợp đồng hay giấy tờ pháp lý nào. Phí thu hàng tháng cũng không có biên lai. Ngoài ra, những hộ trông xe thường có điều kiện kinh tế khó khăn nên nếu xảy ra sự cố như mất trộm, chủ xe có chờ bồi thường thì cũng... dài cổ" - ông T lo lắng.
Bà L.T.H - ở khu tập thể Thành Công, quận Ba Đình cho biết, trung bình mỗi dãy nhà có 30 căn hộ, mỗi hộ có 3 xe máy. Như vậy, tổng số xe cần gửi là khoảng 100 xe. Trong khi đó mỗi hộ ở tầng 1 trông tối đa cũng chỉ được 10 xe, mà không phải nhà nào cũng nhận nên mấy chục chiếc xe còn lại không biết đẩy đi đâu.
Dù giá cao nhưng do khách đông nên người trông xe rất kén khách, thường chỉ nhận xe nhỏ, gọn của những người quen biết, họ hàng. Có nhà "bí" quá đành gửi bãi ngoài vừa đi xa, không có mái che nên xe cứ phơi mưa nắng rất nhanh hỏng. Ngoài ra, hiện nay việc tìm được một chỗ gửi xe tại các chung cư, tập thể cũ đã khó lại càng thêm khó bởi việc trông xe vừa vất vả, vừa tiềm ẩn rủi ro nên thời gian gần đây một số hộ dân ở tầng 1 đã không còn mặn mà với công việc này. Thay vì trông xe, họ sử dụng nhà để cho thuê.
Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Hiện nay hầu hết các điểm trông giữ xe tự phát trong các khu tập thể cũ đều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ do người dân tận dụng mọi diện tích để nhồi nhét xe. Bên cạnh đó, việc trang bị các thiết bị PCCC cũng bị xem nhẹ. Cách đây không lâu hàng chục chiếc xe máy trong nhà xe khu tập thể Bộ Giáo dục và Đào tạo tại phố Giảng Võ, Hà Nội bỗng dưng bốc cháy trong đêm đã gây thiệt hại không nhỏ về tài sản. Mặc dù vụ hỏa hoạn này đã khiến không ít người giật mình nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, sự việc lại nhanh chóng bị lắng xuống.
Người gửi xe vẫn phải gửi tài sản có giá trị của mình trong những căn hộ chật chội, còn người trông giữ vẫn hàng ngày sinh hoạt, đun nấu cạnh những chiếc xe máy, phớt lờ nguy cơ xảy ra cháy nổ.
Ông Nguyễn Ngọc Chiến - Phó Chủ tịch UBND phường Giảng Võ - một trong những địa bàn có nhiều khu chung cư cũ cho biết, do hầu hết các dãy nhà đã được xây dựng từ cách đây hơn 30 năm nên không được thiết kế chỗ để xe. Do đó, các hộ dân tại tầng 1 đã tự phát mở các điểm trông giữ xe trong nhà mình.
Dù việc làm này là khá nguy hiểm, song do khó khăn về mặt bằng nên chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp nào để giải quyết triệt để. Nhằm đảm bảo công tác PCCC tại các khu nhà này, UBND phường đã thành lập các tổ bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở các hộ dân trang bị bình bọt, không nấu nướng ở gần nơi để xe, có cam kết và kế hoạch phòng chống cháy nổ. Đối với việc chiếm dụng sân chơi chung làm nơi trông giữ xe, trong thời gian tới UBND phường sẽ triển khai kẻ vạch sơn tại các khu vực này để phân định rõ chỗ nào được phép để xe, chỗ nào dành cho vui chơi công cộng.
Rõ ràng việc thiếu điểm trông giữ xe tại các khu tập thể cũ làm phát sinh nhiều bất cập, khiến người dân bức xúc. Để khắc phục tình trạng này đề nghị chính quyền phường sở tại và các lực lượng chức năng cần thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những điểm vi phạm về PCCC, đồng thời sớm có đề xuất trình cấp trên xem xét về việc bổ sung các điểm trông giữ phương tiện nhằm giải quyết nhu cầu gửi xe ngày càng cao của người dân.
Theo_An ninh thủ đô
Nữ tài xế gây tai nạn liên hoàn, 3 người thương vong Chiếc xe mất lái chỉ chịu dừng lại khi đâm vào trước cửa nhà số 35 Ái Mộ (Long Biên, Hà Nội), vụ tai nạn đã khiến 2 người tử vong tại chỗ, một người nhập viện trong tình trạng nguy kịch... Khoảng 7h30 hôm nay (29/2), tại khu vực phố Ái Mộ (quận Long Biên, Hà Nội) đã xảy ra một vụ...