Tắm bể bơi, khám phụ khoa… cũng có thể dính cúm A/H1N1
Một nhân viên y tế có dấu hiệu bị lây nhiễm cúm sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm A/H1N1. Một phụ nữ đi khám phụ khoa có tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm A/H1N1 tại một bệnh viện, về nhà đã dương tính với bệnh này.
Trước tình hình bệnh cúm A/H1N1 lây lan, ngày 12.6, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết: Cúm A/H1N1 đang chiếm khoảng 40% trong nhóm các chủng virus cúm mùa thông thường lưu hành hàng năm và gây bệnh ở người. Từ đầu năm 2018 đến nay, kết quả giám sát cúm từ hệ thống giám sát quốc gia ghi nhận virus cúm A/H1N1 chiếm tỉ lệ cao hơn so với các chủng virus cúm mùa khác. Hơn 40% còn lại là cúm B và cúm A/H3N2.
Cũng theo GS.TS Đặng Đức Anh, hiện cúm A/H1N1 đang lây lan ở nhiều tỉnh, thành miền Nam, nơi có khí hậu nắng nóng. Virus cúm lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Do đó, nếu một người mang mầm bệnh từ vùng có dịch thì bệnh sẽ lây lan rất nhanh. Ngoài ra, cũng không loại trừ việc đi lại, giao lưu đi lại giữa các vùng miền cũng thuận tiện hơn nên nếu người chưa có miễn dịch hoặc cơ thể dễ cảm nhiễm thì dễ dàng mắc bệnh.
Bể bơi cũng là môi trường dễ lây lan cúm A/H1N1
Virus cúm H1N1 là loại virus có sức lây lan vô cùng mạnh mẽ, bất cứ ai cũng có thể bị virus tấn công, từ trẻ em mới sinh cho tới người già, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. H1N1 có khả năng bùng phát và trở thành dịch lớn trên cả nước. Sở dĩ virus có khả năng lây lan mạnh mẽ đến vậy là do cơ chế lây truyền và khả năng tồn tại của vi khuẩn.
Virus H1N1 có khả năng tồn tại trong môi trường ngoài rất lâu. Cụ thể, nó có thể sống 2 ngày “bám dính” trên những đồ dùng gia đình như bàn, ghế, tay nắm cửa, công tắc đèn… Trong quần áo của con người, vi khuẩn tồn tại được trong 12 giờ. Trong môi trường nước 0 độ C, virus H1N1 có thể sống tới 1 tháng. Người bình thường vô tình tiếp xúc trực tiếp với virus có khả năng nhiễm cúm rất lớn. Tỉ lệ tử vong khi nhiễm phải virus cúm H1N1 từ 0-4%. Mức độ tử vong phụ thuộc vào quá trình bệnh phát triển, nếu được chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể dễ dàng vượt qua những biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1.
Về ổ dịch cúm A/H1N1 tại các tỉnh phía Nam, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết: Ở đây, dịch cúm A/H1N1 đã được khống chế, nhưng cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H1N1 vẫn cần được nâng cao.
Video đang HOT
Theo 2sao.vn
Cúm mùa 'rất thích' bà bầu, trẻ em
Phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính... đều là những đối tượng nguy cơ dễ bị lây nhiễm cúm và có thể gặp nguy hiểm khi nhiễm cúm A/H1N1 nói riêng và cúm mùa nói chung.
Một bệnh nhân đang được theo dõi triệu chứng sốt của cúm A/H1N1 tại khu Nội Soi, BV Từ Dũ TP. HCM vào 3-6 vừa qua - Ảnh - Hồng Phương.
Theo Cục Y tế dự phòng, cúm A/H1N1 là một trong các bệnh cúm mùa hiện nay. Virus cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây từ người sang người, giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện.
Cúm A/H1N1 tỷ lệ tử vong thấp, khoảng 1-4%. Tuy nhiên, nếu không ngăn chặn kịp thời, bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Cẩn trọng với cúm mùa
ThS. BS Nguyễn Như Vinh - trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, BV ĐH Y Dược TPHCM, cho biết bệnh cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nhiều loại virus cúm gây ra và có khả năng lây nhiễm cao. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra theo mùa.
Bệnh cúm A/H1N1 còn gọi là cúm heo và lây qua người từ heo. Tuy nhiên sau này loại cúm này được phát hiện ở những người không tiếp xúc với heo mà có thể lây qua người từ gia cầm hay từ người khác.
Cúm thường lây nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp khi người bệnh hít phải vi-rút có trong các luồng khí từ đường hô hấp của người bị cúm khi người đó ho hay hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với mầm bệnh như tay dính virus qua bắt tay, sử dụng chung điện thoại,... rồi đưa lên mắt, mũi hay miệng của mình.
Khi nhiễm cúm, triệu chứng có thể rất khác nhau giữa người này và người khác nhưng thường bao gồm các triệu chứng như: sốt; nhức đầu, đau cơ; mệt mỏi, biếng ăn; ho và đau họng...
Cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang và viêm tai. Viêm phổi hay gặp nhất là tình trạng phổi bị nhiễm trùng nặng thường xảy ra ở trẻ em, người già trên 65 tuổi và những người sống trong viện dưỡng lão hay có mắc một số bệnh khác như đái tháo đường, bệnh ảnh hưởng đến tim và phổi. Viêm phổi cũng hay xảy ra ở người có hệ miễn dịch suy giảm. Trường hợp nặng nhất là tử vong từ các biến chứng trên.
Phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ
Theo TS.BS. Trần Nhật Thăng - phó trưởng khoa Phụ sản, BV ĐH Y Dược TP.HCM, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao vì mang thai là quá trình mà phụ nữ tự suy giảm sức đề kháng tự nhiên. Vì vậy, họ rất dễ bị nhiễm virus. Nếu mắc bệnh, thì bệnh có thể diễn biến nặng.
Phụ nữ mang thai vào ba tháng cuối, kể cả những tháng đầu thời kỳ đều rất dễ mẫn cảm với virus cúm. Bước vào những thay đổi sinh lý diễn ra vào tháng cuối của thai kỳ có sự thay đổi trong cơ thể người mẹ khiến cả sức đề kháng và khả năng hô hấp có những hạn chế nhất định.
Tuy nhiên không phải là những người mang thai ở những tháng đầu không dễ mẫn cảm, đặc biệt là những người có kèm theo những bệnh lý có sẵn như: tiểu đường, hen suyễn mãn tính đều là những đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và có những biến chứng nguy hiểm.
"Người mẹ có khỏe thì thai phụ mới khỏe thai phụ bị nhiễm cúm có những biến chứng đôi khi diễn biến nặng đến đường hô hấp đặc biệt là viêm phổi. Vậy thì người ta sẽ phải ưu tiên điều trị sớm điều trị sớm cho người mẹ ngay khi bắt đầu có triệu chứng. Còn riêng với thai nhi thì người ta nhận thấy rằng nếu như người mẹ vượt qua được điều trị sớm đúng mực và hiệu quả thì thai nhi có vẻ như không bị ảnh hưởng gì nhiều.
Tôi khuyến khích phụ nữ mang thai giữ gìn vệ sinh và chích ngừa vacxin để tạo ra cho mình hệ miễn dịch tốt hơn. Vacxin cúm đảm bảo an toàn cho thai nhi, hơn nữa chất chích ngừa cúm có thể làm cho người phụ nữ mang thai gia tăng sức đề kháng." - BS. Trần Nhật Thăng chia sẻ.
Phòng ngừa, hạn chế lây lan
ThS. BS Nguyễn Như Vinh chia sẻ các biện pháp phòng bệnh, phòng lây lan như bệnh nhân nên ở nhà nếu bị bệnh để tránh lây cho người khác. Ở nhà cho đến khi hết sốt ít nhất 24 giờ. Nếu có triệu chứng khó thở, mệt thì cần tìm ngay đến cơ sở y tế.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng hay cồn khô để khử khuẩn. Khi ho hay hắt hơi cần che miệng lại bằng khăn giấy, sau đó vứt đi. Đừng để chất tiết khi ho, hắt hơi dính vào tay co thể lây cho người khác khi tiếp xúc. Người bệnh cần mang khẩu trang để tránh lây lan
Để phòng bệnh, nên tránh tiếp xúc nơi đông người khi có dịch. Nếu bệnh nhân là đối tượng có nguy cơ biến chứng cao như trẻ bé hơn 5 tuổi hay người già lớn hơn 65 tuổi, có thai hay có bệnh mạn tính thì càng phải cẩn thận. Đặc biệt, chích ngừa cúm là một trong những phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
Ông Nguyễn Trí Dũng, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, chia sẻ để phòng chống cúm, cần thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn nơi sinh sống, thường xuyên sử khuẩn vùng hô hấp. Đặc biệt, khi tiếp xúc trong cộng đồng không được khạc, nhổ bừa bãi khi ho hắt xì phải che miệng.
Chích ngừa vắc xin cúm là rất quan trọng, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ chích ngừa vắc xin cúm của Việt Nam rất thấp, chưa tới 1%.
Theo tuoitre.vn
Cúm A/H1N1 từ Bệnh viện đa khoa Bình Minh đã được kiểm soát Bác sĩ trực tiếp điều trị cúm A/H1N1 tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long xác nhận các bệnh nhân nhiễm bệnh trong lúc đang điều trị bệnh khác tại Khoa nội. Bác sĩ Nguyễn Phú An - Trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ, BVĐK thị xã Bình Minh cho biết cúm A/H1N1 xuất phát từ khoa nội bệnh viện, không có...