Tâm bão Kalmaegi đổ bộ vào Móng Cái- Quảng Ninh
Với sức gió mạnh nhất lên đến 102km/h, bão Kalmaegi đã đổ bộ thẳng vào Móng Cái- Quảng Ninh.
Theo Trung tâm dự báo KTTV Trung ương, lúc 22h, tâm bão nằm trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88 km một giờ), giật cấp 11-12.
Lúc bão đổ bộ, đảo Bạch Long Vĩ đã có gió giật cấp 12, Cô Tô có gió giật cấp 11; ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn) gió giật cấp 13; ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn có gió giật mạnh cấp 9 – 10, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương có gió giật cấp 6-8. Đông Bắc Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50 – 70 mm, có nơi cao hơn như Mẫu Sơn 112mm, đảo Cô Tô 161 mm.
Đêm 16, sáng 17/9, bão di chuyển nhanh theo hướng tây chếch bắc, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, rồi thành một vùng áp thấp. Đến 10h ngày 17/9, trung tâm vùng áp thấp trên khu vực vùng núi phía Tây Bắc Bộ.
Người dân vất vả gia cố bảo vệ tài sản trong mưa (Ảnh: VNE)
Tại Quảng Ninh: Đến 23h, địa phận Móng Cái tỉnh Quảng Ninh đã có điện trở lại. Theo ghi nhận của phóng viên, trên địa bàn tỉnh mưa đã giảm nhưng gió lớn vẫn rít mạnh từng đợt như thời điểm trước đó.
Thống kê sơ bộ cho thấy, mưa bão đã khiến 10 ngôi nhà ở Cái Rồng bị tốc mái, 1.000 ha lúa ở bị đổ. Mưa lớn đang lan rộng ở các huyện Tiên Yên, Đầm Hà …
Trên đường Hạ Long (TP.Hạ Long), rất nhiều cây xanh gãy đổ. Đặc biệt, trước cửa nhà hàng Cổ Ngư, một cây xanh đổ đè lên xe ôtô hiệu Audi. Sau khoảng nửa tiếng ngớt mưa, đến gần nửa đêm trời lại đang mưa to. TP Hạ Long vẫn chưa cấp điện trở lại.
Video đang HOT
Cây xanh đổ đè lên xe ô ô hiệu Audi (Ảnh: VNE)
Một hàng rào tôn bị gió giật sập (Ảnh: VNE)
Bão tại Cô Tô bắt đầu diễn biến nhanh và phức tạp. Hiện, các phương tiện tàu, thuyền, mảng, lồng bè vẫn an toàn. Các hộ dân đã chủ động chằng chống lại nhà cửa để đối phó.
Tại TP.Hải Phòng: Các chuyến bay đi – đến sân bay Cát Bi đều bị hoãn trong ngày hôm nay, cảng cũng ngừng hoạt động. Trung tâm thành phố mưa lớn, nhiều tuyến đường ngập lụt, điện bị cắt, mọi hoạt động kinh doanh buôn bán bị ngưng trệ. Trên các tuyến đường, người dân di chuyển phải dắt xe vì gió ngày càng mạnh lên.
Mặc dù công tác phòng chống bão đã được chuẩn bị kỹ từ trước, nhưng tại một số công trình xây dựng, nhà dân ở vùng ven TP Hải Phòng đã có tình trạng tốc mái, tuy nhiên chưa có ghi nhận thiệt hại về người…
Cảnh tượng tại Đồ Sơn…
… cây cối gãy đổ la liệt (Ảnh VNN)
Tại khu vực Đồ Sơngió cấp 9, 10 giật cấp 11, 12 biển động dữ dội. Ghi nhận tại bãi biển khu 1, Đồ Sơn sóng đã dâng cao từ 4 đến 5 mét.
Công tác phòng chống lụt bão, diễn biến bão số 3 vẫn đang được thông tin liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động ứng phó.
Bão đang tiến sâu vào các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên và suy yếu dần. Tại Bắc Giang ghi nhận gió mạnh cấp 7 (dưới cấp gió bão, chỉ tương đương như áp thấp nhiệt đới). Dự báo sáng mai áp thấp nhiệt đới ở trên vùng núi Bắc Bộ, sức gió giảm còn dưới 39 km/h (dưới cấp 6). Hoàn lưu sau bão vẫn gây mưa to cho khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc.
Theo ANTD
Sống chậm: Chuyện 'đứng đường'
Tin 'tốt' là Hà Nội đang 'ngâm cứu' mô hình phố đèn đỏ. Tin không tốt là đàn ông mua dâm sẽ phải... ra đường.
Phải nói ngay, tốt không phải là ở ý nghĩa tạo điều kiện cho mấy anh 'nhóm máu D' có thể thỏa sức vẫy vùng.
Ở đây, tốt có ý nghĩa là sẽ chấm dứt những 'bi kịch Quảng Ninh' khi lực lượng chức năng bắt các cô gái, lúc ấy vẫn trần như nhộng phải 'dang tay ra' để chụp ảnh hiện trường.
Còn 'ra đường', không phải là để bán dâm mà là để dọn vệ sinh, trong một hình thức phạt bổ sung được gọi là 'lao động công ích'.
Có rất nhiều sự thật được thừa nhận trong một bài trả lời phỏng vấn được cho là khá thẳng thắn của Chi Cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội.
Nào là 'Việt Nam vẫn là một trong những nước bán dâm nhiều nhất' đến mức 'dù không thừa nhận nhưng mặc nhiên hiện nay nó vẫn trở thành t hương hiệu như Quất Lâm, Đồ Sơn'...
Ảnh minh họa
Rồi 'không chỉ trong nước, họ còn ra cả nước ngoài để tổ chức mua bán dâm'...
Và cả câu chuyện cách đây 4 - 5 năm, phố đèn đỏ đã chính thức được đề xuất nhưng không nói thì ai cũng biết chuyện gì đã xảy ra khi phố vẫy vẫn tồn tại ở khắp nơi.
Nhưng điều gì khiến cho một đề xuất được cho là không ít tiến bộ của Bộ LĐ - TB - XH về việc lựa chọn Hà Nội, TP HCM, Nam Định là các tỉnh thí điểm có phố đèn đỏ lại bị la ó, phản đối dữ dội như vậy?
Là phong tục tập quán, là tâm lý người Việt Nam - những thứ thực tế không hề thiếu sức nặng trong dư luận cũng như trong các lập luận phản bác nhưng chẻ hoe ra là gì thì lại khó cắt nghĩa.
Và trong khi chúng ta cứ mải 'cắt nghĩa' chuyện phong tục tập quán thì mại dâm vẫn cứ tồn tại, bất chấp cơ quan quản lý có muốn hay không.
'Tôi cho rằng khi mà chưa thể có được một giải pháp hài hòa thì nên lựa chọn cách thực hiện như chợ tình Trung Quốc', nơi mà 'Nhà nước sẽ thu thuế và gái mại dâm ở đây được coi là một nghề' - lời vị chi cục trưởng nọ.
Và theo ông, đó là giải pháp trong khi chờ xã hội chấp nhận những khu đèn đỏ.
Nhưng thật lạ, trong khi chờ đợi, những người đàn ông mua dâm sẽ phải... ra đường, khi, cũng chính ông bảo rằng:
'Một số nước trên thế giới đã áp dụng nhiều hình thức xử lý người mua bán dâm như p
Theo Lao động
Hành trình từ đất lửa về đất Cảng của cuốn nhật ký "Người cha già của liệt sỹ Mạnh Hùng run run nhận cuốn nhật kí từ tay tôi rồi ôm vào lòng như đang ôm con trai mình sau 45 năm xa cách, ông khóc, chúng tôi cũng khóc theo", thầy Nhân kể. Bài 1: Người thầy 45 năm cất giữ nhật ký liệt sỹ thất lạc Câu chuyện tìm lại thân nhân liệt...