Tấm bảng làm tổn thương bao người
Tấm bảng 5.000 đồng một lần chỉ đường được viết sau lưng bìa lịch nhỏ nhưng có sức “công phá” ghê gớm đến người Sài Gòn. Ở cái xứ mà tính phóng khoáng được coi là bổn chất thì tấm bảng ấy làm tổn thương biết bao người. Nhưng có ai dè đâu…
Đằng sau tấm bảng này là một tâm trạng bực dọc bởi cách ứng xử thiếu văn hóa của một số người qua đường. Giờ đây nó đã được dỡ bỏ. Ảnh T.L
Cũng chỉ vì gần nhà, cũng chỉ vì có chút rầu lòng và cũng vì muốn tìm hiểu nguồn cơn cớ sự thay vì chỉ đưa tấm hình rồi bình phẩm cho sự nguội lạnh của lòng người (mà thực ra nó đã nguội lắm rồi), vài người bỗng dưng muốn tìm hiểu coi vì sao mà người ta nỡ “chém” nhau năm ngàn đồng cho một lần hỏi đường.
Và ở cái góc ngã tư đó, nơi luôn đông nghịt xe, dòng người luôn loay hoay vì người muốn quẹo phải luôn bị vướng bởi người đi thẳng nhưng dừng đèn đỏ. Nơi mà chẳng cần đến giờ cao điểm, dòng người đợi từ đèn xanh sang đèn đỏ luôn kéo dài tới gần nhà thờ Tân Định. Nơi mà người ta chọn cách leo lề để có thể luồn lách qua đám đông phía trước. Nơi ấy, có tấm bảng 5.000 đồng cho một lần chỉ đường.
Hỏi chuyện chị bán thuốc lá về tấm bảng mấy nay gây ồn ào giờ đâu. Chỉ tay hất hàm vô người vá xe giọng đầy hờn trách: “Đó, ông vá xe đó đó, cái bảng đó không phải của tui à nhe”. Rồi chị cho hay, “mấy bữa chỉ vì cái bảng của ổng mà người đi ngang hứ há, chỉ trỏ, không thèm ghé vô mua thuốc tui luôn”. Thấy nhiều người cười khì vì câu chuyện của chị bán thuốc, ông vá xe, tác giả tấm bảng năm ngàn một lần chỉ đường quay qua hậm hực: “Thì tui gỡ rồi, như bà thì bà có chịu được hàng ngày không mà nói tui này nọ”.
Lúng túng đôi tay lấy tiền thối cho người mua, chị bán thuốc hình như tự thấy mình “đấu tố” hơi quá bèn phân trần: “Cũng tội ổng mấy chú ơi, vá xe đây chục năm trời rồi, ai hỏi ổng cũng chỉ đường. Chắc tại mấy bữa trời nóng nên ổng đổ quạu”.
Được lời như cởi tấm lòng, ông vá xe nói luôn cái sự ấm ức: “Tui nói thiệt với mấy chú, tui ít ăn học nhưng tui biết lễ nghĩa là gì. Mà sao giờ nhiều người hỏi đường trỏng trỏng kỳ lắm”.
Ông vá xe kể, nhiều người tấp xe vô thay vì “chú cho con hỏi”, họ “quất” luôn: “Này cháu bảo, đi về chợ Bến Thành đường nào thế”, thậm chí vài người hỏi ông mà chẳng cần chủ ngữ, chỉ đơn giản “thế đi qua cầu Công Lý đường nào ấy nhỉ”.
Ông vá xe nói, ông nghe “không lọt cái lỗ tai”. Nhưng điều ông ghét nhất, ông nhấn mạnh: “chúa ghét” là cái kiểu hỏi xong te te đi không thèm một lời cảm ơn, không buồn gật đầu chào cho “ra vẻ có lễ nghĩa”.
Ông kể, có bữa mới bưng tô cơm, chưa lùa được miếng nào vô miệng, thấy có người hỏi, ông cũng tận tình chỉ. “Xong, người ta đi thẳng, không thèm ừ hử với tui một câu”.
Ông vá xe hỏi ngược, nếu là mấy chú, mấy chú có cộc không? Ừ thì cũng cộc thiệt, đứng nắng, mua thuốc và nghe hai người phân trần vậy thôi là cũng thấy cộc lắm rồi.
Thật ra, ở xứ Sài Thành, vẫn còn nhiều người giữ được ngọn lửa muốn giúp người lắm chớ. Chỉ có điều, muốn giữ lửa thì cũng cần phải có chút rơm, muốn người ta tốt với mình thì xá gì câu cảm ơn hay hỏi với giọng điệu tử tế. Đừng để lòng người nguội dần chỉ bởi “đó là thói quen quê mình” trong cách ứng xử ở một không gian khác.
Video đang HOT
Hoá ra cớ sự của tấm bảng chỉ đường một lần 5.000 đồng là vậy. Ông cũng nói thiệt, treo cái bảng lên cho bõ ghét chứ có lấy của ai đồng nào đâu. Chị bán thuốc thấy vậy cũng than thêm:
“Chú biết không, mấy ông công an đứng sờ sờ ngay đó, rồi mấy chú áo xanh cầm cờ đứng ngay đó. Nhưng không biết sao người đi đường ngại không muốn hỏi mấy ông công vụ đó. Họ toàn né, hỏi tụi tui không à. Tụi tui biết thì chỉ đường, có khi không biết thì bị làu bàu. Cũng khó chịu thiệt”.
Chợt nhớ chuyện những bình nước miễn phí để dọc đường cho người đi bán buôn dọc đường có cái giải khát như dưới quê người ta để chum nước với cái gáo dừa. Chợt nhớ chuyện ngay góc ngã tư gần bệnh viện Từ Dũ, người dân làm luôn cái bảng chỉ đường chi tiết để người hữu sự biết chốn mà đi, khỏi hỏi, khỏi bị cò lừa. Chợt nhớ những chỗ vá xe, bơm xe không lấy tiền của người tàn tật.
Thật ra, ở xứ Sài Thành, vẫn còn nhiều người giữ được ngọn lửa muốn giúp người lắm chớ. Chỉ có điều, muốn giữ lửa thì cũng cần phải có chút rơm, muốn người ta tốt với mình thì xá gì câu cảm ơn hay hỏi với giọng điệu tử tế. Đừng để lòng người nguội dần chỉ bởi “đó là thói quen quê mình” trong cách ứng xử ở một không gian khác.
Theo NĐT
Lời nguyền của điệu dân ca 36 năm mới hát một lần
Ít ai biết, từ xa xưa đã tồn tại một làn điệu dân ca mang tính nghi lễ cổ cực kỳ độc đáo, đó là hát Dô. Tuy nhiên, theo lời truyền lại, 36 năm làn điệu này mới được vang lên một lần, nếu ai vi phạm sẽ có những cái chết bất đắc kỳ tử hoặc sẽ gặp những chuyện xui xẻo ghê gớm.
Món quà của Thánh: "Hát là chết"?
Theo chân bà Nguyễn Thị Lan, Chủ nhiệm CLB hát Dô (xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội), tôi bước vào đền Khánh Xuân ở làng Đại Phu. Tại đây, chúng tôi được nghe bà kể về điệu dân ca nghi lễ cổ cực kỳ độc đáo và những điều bí hiểm xoay quanh lời hèm (lời nguyền - PV).
Bà Lan kể, đền thờ Đức Tản Viên có 18 đền nhưng duy nhất đền Khánh Xuân là có hát Dô. Tương truyền ngày xưa, sau khi mở hội hát Dô xong, phải cất sách, tráp đi và không ai dám nhắc đến hát Dô vì lời hèm "hát là chết" hoặc gặp nguy biến, thăng trầm, tao đoạn trong đời sống.
Thậm chí hèm còn được ghi nhớ bằng thơ để khuyên nhủ cháu con: "Con hát tuổi hạn hai mươi/Nếu qua độ ấy thì thôi hát hò/Bao giờ đến hội hát Dô/Thì còn phải kiếm gái tơ chưa chồng". Hèm hát Dô quy định 36 năm mới mở, người con gái chỉ được hát duy nhất một lần trong đời.
Cũng theo quy định kỳ bí này thì 36 năm, Liệp Tuyết mới được mở hội. Vào ngày quy định được hát mà không ra đình làng hát thì cũng sẽ bị "Thánh vật", bà Lan nói. Vậy quy định đó ở đâu ra? Bà Lan cho biết: "Từ bao đời nay truyền lại như thế và chúng tôi cũng chỉ biết là quy định thôi".
Bà Nguyễn Thị Lan - Chủ nhiệm CLB hát Dô.
Nỗi ám ảnh về lời nguyền được truyền từ đời này sang đời khác khiến cho làn điệu hát Dô có nguy cơ thất truyền. Theo tìm hiểu của PV báo Đời sống và Pháp luật, lễ hội cuối cùng được tổ chức vào năm 1926.
Từ đó trở đi, người dân nơi đây không mấy ai biết đến làn điệu, một câu hát Dô nữa. Năm 1989, hiểu được giá trị của làn điệu hát cổ này nên Trung tâm Văn hoá tỉnh Hà Tây (cũ) và huyện đã có ý định phục hồi lại hát Dô.
"Lúc bấy giờ, tôi đang là Chủ tịch hội Phụ nữ xã, nghe cấp trên có ý định phục hồi lại hát Dô, tôi mừng lắm. Thế nhưng khi đi tìm người thì ai cũng sợ hát Dô không đúng thời gian sẽ bị chết. Thuyết phục mãi, ba cụ là Tạ Văn Lai, Đàm Thị Điều và Kiều Thị Nhuận là những người duy nhất biết về hát Dô mới nhận lời cộng tác khôi phục. Các cụ cho rằng, vào cái tuổi "gần đất xa trời" nên "thí nghiệm xem sự linh thiêng của hèm" ra sao?!", bà Lan phân trần.
Theo bà Lan, không biết do trùng hợp hay bởi lời hèm có linh ứng mà nhiều người nhận lời khôi phục làn điệu hát Dô đã "ra đi" đầy uẩn khúc. Sau khi các cụ truyền lại những điệu hát cổ xong thì bỗng dưng nảy sinh ốm đau, bệnh tật rồi lần lượt qua đời.
Cụ Kiều Thị Nhuận là người nhận lời "cộng tác về khôi phục các bài hát Dô sớm nhất và rất tâm huyết trong việc truyền lại điệu hát cổ, được phong Nghệ nhân. Nhưng sau đó, cụ lâm bệnh rất nặng, có những triệu chứng thần kinh không bình thường. Trước đó, cụ rất minh mẫn. Cụ nằm liệt giường một thời gian dài rồi về với tổ tiên.
Bà Lan kể thêm: "Lúc bấy giờ, ban ngày, bà đi dạy nam thanh nữ tú hát Dô, tối đến bà lại nhờ cụ Điều truyền lại những bài hát mà cụ thuộc. Bình thường, cụ là người rất khỏe và còn rất minh mẫn. Nhưng không hiểu sao, có điều trùng hợp rất khó giải thích là sau khi truyền lại những điệu hát cổ xong, cụ bỗng dưng sinh ốm đau rồi qua đời đột ngột".
Không riêng cụ Lai, cụ Điều, cụ Nhuận mà ngay cả bà Lan cũng đã có lần "gặp chuyện mà chả hiểu sao". Một lần đi hội thảo, sau khi báo cáo xong về hát Dô, bà được một Giáo sư đề nghị hát một bài phục vụ đại biểu.
Câu lạc bộ hát Dô xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội.
Giới thiệu xong bài mình sẽ hát, tự dưng lưỡi bà cứ cứng đơ không thể cất nên lời. Chứng kiến bà Lan bị như thế, khách và người chứng kiến ai cũng ngỡ ngàng. Nhiều lần dạy nam thanh nữ tú hát Dô ở đền Khánh Xuân, bà Lan để ý thấy có hai con bướm màu nâu đậu chập chờn trong đền, không bay đi.
Thoạt nghĩ, đó chắc là do Thánh ẩn linh nên bà Lan đã trình Thánh, xin được hát tiếng hát của Ngài và giữ gìn bản sắc phi vật thể quý báu này. Kể từ đó, bà không thấy hai con bướm xuất hiện nữa và cũng không ai gặp hạn của hèm hát Dô.
Bí ẩn điệu hát 36 năm mới được hát một lần
Từ bao đời nay, người dân xã Liệp Tuyết vẫn truyền tai nhau về sự ra đời và bí ẩn của hèm hát Dô. Tương truyền rằng, một lần đi ngang qua vùng ven sông Tích (nay là xã Liệp Tuyết, Quốc Oai) và nghỉ chân tại làng Đại Phu, thánh Tản Viên - vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử thấy ruộng đất phì nhiêu bèn gọi dân làng đến dạy cách lấy hạt lúa to làm giống gieo xuống ruộng. Ngài chọn thóc cho dân, dạy dân trồng trọt, cày cấy. Ngài còn gọi nam thanh nữ tú (trai chưa vợ, gái chưa chồng) đến dạy hát múa. Sau đó, Đức Thánh Tản ra đi, hẹn mùa lúa chín sẽ về.
Mùa đó, người dân Lạp Hạ bội thu nhưng chờ mãi không thấy ân nhân quay lại. Cũng từ đó, người dân biết làm ăn, thóc lúa đầy bồ. 36 năm sau, Đức Thánh Tản Viên trở lại. Thấy dân no ấm, Ngài đã cùng dân tổ chức ca hát ăn mừng và hát lại những bài hát (nay gọi là bài Dô) mà Ngài đã dạy dân thuở nào.
Để tạc dạ vị Đức Thánh ân nhân và lần hội ngộ này, dân đã xây đền thờ nhớ ơn Đức Tản Viên (đền Khánh Xuân bây giờ) và đề xuất, lấy thời gian Ngài quay lại, nghĩa là 36 năm mới tổ chức hội và tổ chức hát Dô một lần. Trước ý muốn của dân, Đức Thánh Tản Viên đã đồng ý và để dân cũng như mình không phạm húy về những điều đã giao kết nên khi đi, Ngài đã để lại một lời hèm. Quy định của lời hèm này rất ngặt nghèo: Chỉ nam thanh nữ tú mới được tham gia hát Dô. Lễ hội kết thúc thì tất cả những đồ vật dùng hát Dô như khăn, váy, túi đeo tay đựng trầu, sách ghi chép các làn điệu hát đều phải cất vào đền. Tuyệt đối không ai được nhắc đến, được cất tiếng hát và càng không được phép mở tráp ra xem nếu chưa đúng năm. Ai phạm vào điều cấm kỵ này sẽ bị "Thánh vật", đổ bệnh mà chết.
Bí ẩn lời nguyền của điệu dân ca 36 năm mới hát một lần.
Từ đó, theo quy ước và lời hèm Đức Thánh để lại này, lễ hội hát Dô ở Liệp Tuyết có định kỳ 36 năm mới tổ chức một lần. Cụ Nguyễn Văn Thắng (80 tuổi) chia sẻ: "Từ ngày mùng 10 đến 15 tháng Giêng (âm lịch), hội hát Dô bắt đầu rộn ràng. Cuộc đời một con người may mắn lắm mới được xem hội Dô và hát Dô hai lần, có những người chẳng bao giờ được thưởng thức cả.
Nội dung hát Dô phản ánh nhận thức của người con dân Việt về thiên nhiên và cả những mơ ước về một cuộc sống ấm no. Nó còn là những làn điệu trữ tình về tình yêu đôi lứa, về hạnh phúc gia đình và cả lễ giao thời phong kiến. Giai điệu, lời bài hát Dô, chúng tôi cũng không biết chính xác có từ bao giờ. Chỉ biết, nó như một truyền thuyết".
Lời hèm hát Dô bí hiểm là thế nhưng người dân Liệp Tuyết vẫn quan niệm rằng: "Quà Thánh rơi ở giữa làng/Phúc tôi "nhặt được phải năng giữ gìn"/Hai con một nách, không tiền/Hát Dô tôi biết còn "hèm thì... quên" nên hát Dô ở Liệp Tuyết đã trở lại trong mỗi hội xuân và còn đi ra cả nước ngoài.
Những cái chết được cho là uẩn khúc, những sự việc xảy ra nghĩ là bất thường không còn đem đến cho người hát Dô sự sợ hãi, bất an mà còn tạo cho làn điệu hát cổ 36 năm mới hát một lần một sự bí ẩn, linh thiêng hơn.
Được công nhận là địa chỉ Văn nghệ dân gian
Bây giờ, hát Dô (xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội) đã được phục hồi. Từ năm 2000 đến nay, Câu lạc bộ hát Dô do bà Lan làm Chủ nhiệm vẫn duy trì 20 thành viên. Năm 2003, hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận CLB hát Dô Liệp Tuyết là địa chỉ Văn nghệ dân gian; tặng Bằng khen cho bà Nguyễn Thị Lan vì đã có công khôi phục và duy trì hát Dô.
Giờ đây, ở Liệp Tuyết được đi hát Dô là cả niềm tự hào không chỉ bản thân mà cả dòng họ, bởi chỉ nam thanh nữ tú mới được tham gia. Thế nhưng, điều người dân còn trăn trở, còn mơ ước vẫn là tổ chức được một lễ hội Dô chính thức để không chỉ người dân trong nước mà người nước ngoài biết nhiều hơn đến điệu hát cổ độc đáo này.
Theo ĐSPL
Cụ già với tình yêu lao động Túc tắc cùng với xe chuối đi bán dọc các phố ở Hà Nội, nhưng không vì thế mà cụ nhận của ai một đồng tiền thừa, nếu đó không phải là sản phẩm từ sức lao động của cụ. Cách ứng xử đó khiến nhiều người chứng kiến phải suy ngẫm về cụ Nguyễn Trung Khánh. Ở tuổi 85, nhưng cụ Khánh...