Tầm bắn của pháo hải quân Mỹ xa gấp 3 lần so với của Nga
Mỹ đã tìm cách tăng thêm tầm bắn pháo hải quân của mình lên gần 50km với đạn Excalibur N5. Trong khi đó, các phát đạn được bắn đi từ hệ thống pháo MK45 Mod.4 gắn trên tàu chỉ có tầm xa 15-16km và thường kém chính xác dẫn tới phí đạn dược.
Pháo hải quân của Mỹ.
Lớp vỏ đạn 127mm mới do hãng Raytheon phát triển được trang bị một hệ thống định vị GPS đặc biệt, cho phép nó tăng độ chính xác mặc dù tầm xa được tăng lên 48,1km. Kết quả hài lòng này đã được báo cáo trong những thử nghiệm trước đây.
Một đại diện của Raytheon nói rằng súng pháo MK45 Mod.4 có được khả năng bắn mục tiêu ở khoảng cách lớn gấp 3 lần so với tầm bắn của AK-176MA – hệ thống pháo hiện đại nhất thuộc sở hữu của hải quân Nga.
Hệ thống AK-176MA dựa trên pháo hải quân AK-176 vốn được sử dụng từ năm 1979. Phiên bản chỉnh sửa có thể bắn xa 15km với tốc độ 124 phát/ phút. Một trong những khác biệt cơ bản giữa MK45 của Mỹ và AK-176 của Nga là cỡ nòng 76mm của AK-176.
Video đang HOT
Hải Yến
Theo giaoducthoidai.vn/UAwire
Mỹ thử thành công đạn bắn xa gấp 3 lần AK-176MA
Theo Jane's, hãng Raytheon và Hải quân Mỹ vừa phối hợp thử nghiệm thành công đạn pháo dẫn đường có tầm bắn lên tới 50 km.
Cuộc thử nghiệm với đạn Excalibur N5 được thực hiện tại Yuma Provingground từ hồi cuối năm 2018.
Ông John Hobday, đại diện của nhà sản xuất Raytheon cho biết: "Vụ bắn cho kết quả ngoài mong đợi khi quả đạn đã phá hủy mục tiêu chỉ một phát bắn duy nhất với độc chính xác gần như tuyệt đối".
Để chính thức được trang bị trên chiến hạm Mỹ, Excalibur N5 sẽ phải trải qua một số cuộc thử nghiệm và chiến hạm Mỹ phải thực hiện gói nâng cấp pháo MK45 lên chuẩn Mod 4. Gói nâng cấp bao gồm các thay đổi về số hóa toàn bộ hệ thống điều khiển giúp toàn bộ hệ thống vận hành nhanh hơn và tiết kiệm tới 50% năng lượng so với trước đây.
Ở phiên bản tiêu chuẩn hiện nay, đạn của hệ thống Mk45 127mm chỉ có tầm bắn hiệu quả quả 15-16 km, và độ chính xác cũng không cao, khiến các tàu chiến Mỹ phải tốn rất nhiều đạn mới có thể tiêu diệt mục tiêu.
Để thực hiện gói nâng cấp, ngay từ năm 2014, hãng Raytheon đã phát triển đạn dẫn đường GPS Excalibur N5, đáp ứng yêu cầu về độ chính xác cho pháo hạm của Hải quân Mỹ, đồng thời tăng tầm bắn hiệu quả lên đến 48,1 km. Phiên bản trang bị cho Hải quân được Raytheon bắn thử nhiều lần và cho kết quả rất khả quan.
Paul Daniels, phụ trách phát triển kinh doanh của Raytheon cho biết: "Excalibur N5 bắn xa gấp ba lần đạn pháo Mk45 hiện nay và có độ sai lệch mục tiêu dưới hai mét ở mọi tầm bắn, giúp tàu chiến tăng diện tích tác chiến lên nhiều lần".
Sáng kiến phát triển vũ khí chính xác hơn, bắn xa hơn này hoàn toàn phù hợp với chiến lược "triển khai sức mạnh" của Hải quân Mỹ với mục đích không những trang bị các vũ khí phòng thủ và tấn công hiệu quả, uy lực hơn cho hạm đội tàu chiến mà còn giúp cho hải quân triển khai các lực lượng ra xa hơn về địa lý.
Vị đại diện của Raytheon tự tin cho rằng, với tầm bắn lên tới gần 50km, pháo Mk45 Mod 4 sở hữu khả năng tấn công mục tiêu xa bậc nhất thế giới và gấp 3 tầm bắn của AK-176MA - phiên bản pháo hạm hiện đại nhất trên tàu chiến Nga.
AK-176MA được phát triển từ dòng pháo hạm nổi tiếng AK-176 hoạt động từ năm 1979. Phiên bản AK-176MA nặng 10 tấn, bắn xa nhất đạt được 15 km tiêu diệt mục tiêu trên biển và trên bờ, hoặc bắn viên đạn bay cao theo chiều thẳng đứng tối đa 11 km (dùng chống máy bay, tên lửa). AK-176MA có thể bắn đến 124 phát/phút.
Điểm khác biệt của AK-176MA so với AK-176 thông thường là loại pháo hạm này có hệ thống điều khiển quang điện tử Sphere-2 (gắn trên tháp pháo), theo dõi và định vị mục tiêu từ xa hàng chục km suốt ngày đêm, bất kể điều kiện thời tiết; và ngay cả bão tố cũng không ảnh hưởng đến thiết bị.
Với tầm bắn của AK-176MA, pháo hạm hiện đại nhất của Nga chỉ sở hữu tầm bắn hiệu quả tương đương với phiên bản cũ của Mk45 trong khi cỡ nòng lại khiêm tốn hơn.
Cụ thể, trong khi AK-176MA sở hữu cỡ nòng 76mm thì pháo Mk45 của Mỹ thực sự ấn tượng với cỡ nòng lên tới 127mm. vì vậy, sức công phá mục tiêu của pháo Mỹ mạnh hơn đáng kể.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet.vn
Con đường để binh nhì trở thành sư đoàn trưởng trong 1 năm thế nào? Chiến tranh là sự tổng hợp của những gì khó tiên đoán nhất.Fedor Orlov trải qua bốn cuộc chiến tranh. Đầu tiên là chiến tranh Nga-Nhật, với cương vị một chiến sĩ binh nhì. Trong Thế chiến I, Orlov chiến đấu với cương vị một tiểu đội trưởng, cấp bậc hạ sĩ quan. Bị năm vết thương nhưng không thật nặng nên Orlov...