Tám bài tập dành cho người thoái hóa đốt sống cổ
Đau vùng cổ vai là bệnh lý khá phổ biến, bệnh do nhiều nguyên nhân, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt từ trên 40 tuổi và bệnh đang ngày càng tăng kể cả người nông dân và giới văn phòng.
Theo bác sĩ Hồng Thúy – Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Bệnh viện TƯQĐ 108, bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người làm việc phải ngồi lâu, sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao. Nếu chúng ta không chữa trị, sẽ dẫn đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, tê mỏi cánh tay, giảm trí nhớ và năng suất làm việc, làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động xã hội.
Theo bác sĩ Thúy tập thể dục vùng cổ vai là một phương pháp có tác dụng phòng tránh các cơn đau vùng cổ vai và làm giảm triệu chứng đau khi đang bị bệnh.
Các bài tập này có tác dụng: tăng tầm vận động cột sống cổ, tăng sức mạnh các khối cơ vùng cổ, giúp tư thế cột sống cổ ở đúng trạng thái sinh lý, giảm đau và phòng tránh tái phát các bệnh lý cột sống cổ do thoái hóa.
Thời gian tập: duy trì đều đặn hàng ngày 1- 2 lần vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ, mỗi động tác thực hiện 5-10 lần.
Lưu ý khi tập luyện: Thực hiện các động tác nhẹ nhàng, từ từ đề phòng chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột
Động tác 1: gập cột sống cổ: Cúi đầu về phía trước, cằm càng gần ngực càng tốt, sau đó trở lại vị trí ban đầu (đầu thẳng).
Video đang HOT
Động tác 2: duỗi cột sống cổ: Ngửa đầu ra phía sau hết mức có thể, sau đó trở lại vị trí ban đầu (đầu thẳng).
Động tác 3: Nghiêng cột sống cổ: Lần lượt nghiêng đầu sang vai hai bên, càng xa càng tốt, sau đó trở lại vị trí ban đầu (đầu thẳng).
Động tác 4: Xoay cột sống cổ: Lần lượt xoay đầu sang hai bên, càng xa càng tốt, mắt nhìn xuống vai, sau đó trở lại vị trí ban đầu (đầu thẳng).
Động tác 5: tập mạnh cơ cổ phía trước: Đặt bàn tay phải hoặc trái lên trán, tạo một lực ấn vào đầu, đồng thời đầu ép về phía trước tạo một lực kháng lại lực ấn của bàn tay, sao cho không xảy ra cử động cột sống cổ. Giữ yên 5 giây.
Động tác 6: tập mạnh cơ cổ phía sau: Một hoặc hai bàn tay đặt phía sau đầu, tạo một lực ấn vào đầu, đồng thời đầu ép về phía sau tạo một lực kháng lại lực ấn của tay, sao cho không xảy ra cử động cột sống cổ. Giữ yên 5 giây.
Động tác 7: Tập mạnh cơ cổ hai bên: Lần lượt đặt bàn tay hai bên lên đầu cùng bên, phía trên tai, tạo một lực ấn vào đầu, đồng thời đầu cũng ra một lực kháng lại lực ấn của bàn tay, sao cho không xảy ra cử động cột sống cổ. Giữ yên 5 giây.
Động tác 8: Kéo dãn cột sống cổ tư thế nghiêng: Lần lượt từng bên, một tay vịn vào ghế, tay kia vòng qua đầu nhẹ nhàng kéo đầu theo đường chéo hướng xuống về phía bên đối diện. Giữ yên 5 giây.
Theo infonet
Ai có nguy cơ đột quỵ khi tập gym?
Thời gian gần đây, các trường hợp tập luyện bị chấn thương nặng, dẫn đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt đột quỵ,...
không còn là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tập luyện sai cách, không phù hợp với sức khỏe. Vậy nên tập luyện thế nào để phòng ngừa đột quỵ?
Theo các thông tin đăng tải, các trường hợp đột quỵ đều còn rất trẻ. Trong lúc đang tập thể hình tại một phòng tập gần nhà, nam thanh niên 17 tuổi (ngụ Bình Chánh, TP.HCM) bất ngờ bị đột quỵ, nhập viện trong tình trạng xuất huyết não nghiêm trọng, được cứu sống ngoạn mục. Rồi trường hợp đang tập gym tại phòng tập, nam thanh niên 23 tuổi, quốc tịch Australia, bị đột quỵ, ngừng tuần hoàn. Một sự việc đau lòng khác xảy ra cách đây không lâu tại Thanh Hóa, một nam sinh lớp 12 đã tử vong ngay tại phòng tập gym. Nguyên nhân ban đầu được xác định nam thanh niên này bị đột quỵ.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc mạch máu đi nuôi não gây đột quỵ, hoặc nhồi máu não hay vỡ mạch máu não làm đột quỵ xuất huyết não. Não không được cung cấp oxy, đột ngột ngưng trệ trong vài phút, tế bào não bắt đầu chết dần, có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Khi tập luyện, nhịp tim sẽ thay đổi, đập nhanh hơn. Nếu không thường xuyên tập luyện để kiểm soát nhịp tim, sẽ rất nguy hiểm khi nhịp tim tăng nhanh, huyết áp cũng tăng cao, kèm theo đó là các cơn thiếu máu não, thường chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút sau đó người bệnh trở lại trạng thái bình thường. Nhưng đó lại dự báo những cơn đột quỵ sau này.
Các dấu hiệu của đột quỵ có thể nhận thấy như: Đau đầu dữ dội, choáng váng, cứng cổ và buồn nôn. Gặp khó khăn trong việc nói và hiểu người khác nói gì. Mắt mờ hoặc mù một bên, thấy hình nhân đôi. Mất ý thức: người bệnh sững sờ, không biết gì, khó đánh thức hoặc đột ngột, đôi khi tử vong ngay.
Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp, bệnh về hô hấp, hen suyễn, nghiện rượu bia, thuốc lá, người cao tuổi đang có rối loạn về nhận thức là những đối tượng dễ gặp đột quỵ khi tập gym.
Tập luyện trong phòng gym phù hợp hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người không giống nhau, nên phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe để điều chỉnh lượng bài tập, chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý.
Khi tập luyện, người mắc các bệnh trên cần cẩn thận, tránh vận động quá sức, tốt nhất nên có huấn luyện viên quan sát và kiểm tra nhịp tim liên tục để đảm bảo sự an toàn. Người mắc các bệnh mạn tính liên quan đến tim mạch, hô hấp cần lưu ý chế độ tập luyện, dinh dưỡng sau: Luôn kiểm tra nhịp tim và giữ nhịp tim ở vùng an toàn khi tập luyện (
Luôn mang theo thuốc xịt hen suyễn (phòng khi bị lên cơn trong lúc tập luyện). Nên điều chỉnh trọng lượng cơ thể để tránh béo phì ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch. Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Tập luyện 3-5 ngày/tuần để cải thiện và duy trì tình trạng sức khỏe tốt. Không nên ăn quá mặn, giảm lượng muối không quá 1,5g/ngày. Tránh thức ăn có lượng cholesterol cao. Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Để an toàn khi tập gym, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh để chịu được môn thể thao gắng sức và tìm đến một huấn luyện viên thể hình hướng dẫn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn. Tập luyện với tư thế chuẩn, kể cả chi tiết nhỏ nhất. Nên tập các bài tập có tác dụng tăng sức khỏe cho hệ tim mạch.
Khi tập luyện, chỉ nên chạm ngưỡng cao nhất là mức độ hơi khó thở nhưng vẫn có thể trò chuyện được. Không lao vào tập gắng sức liên miên mà nên đan xen các khoảng nghỉ. Nguyên tắc là chỉ tập hiệp tiếp theo khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định. Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều oxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu oxy.
Nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị mệt hoặc cảm thấy có dấu hiệu khác thường, hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 3 ngày. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu của đột quỵ ngày một rõ nét.
BS. Nguyễn Đức Hùng
Theo Sức khỏe & Đời sống
Tê tay - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm Đột quỵ, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh Lupus hay biến chứng do tiểu đường là những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể khiến bạn bị tê, ngứa ran ở tay. Đột quỵ: Trong một số trường hợp, tê tay là triệu chứng cảnh báo một người có thể bị đột quỵ. Dấu hiệu này xảy ra đột ngột và ảnh...