Tam Á – điểm đến mới cho dân phượt
Chuyến đi đến thành phố Tam Á (Trung Quốc) trong 3 ngày, với 9 triệu đồng sẽ giúp bạn trải nghiệm thiên nhiên, con người, đặc sản vùng biển tuyệt đẹp này.
Với vẻ đẹp nên thơ lãng mạn, TP Tam Á (đảo Hải Nam, Trung Quốc) được nhiều du khách gọi là Đảo ngọc tình yêu, và Hawaii của châu Á. Lịch trình phượt thành phố này 4 ngày 3 đêm với 9 triệu đồng sẽ giúp bạn khám phá thiên nhiên, con người và đặc sản của vùng đất này.
Đi vào tháng nào?
Các bãi biển của Tam Á trong xanh, thơ mộng đã đi vào nhiều tác phẩm điện ảnh. Ảnh: Bảo Phong.
Nơi đây có khí hậu nhiệt đới, thời tiết quanh năm khoảng 22 độ C. Bạn có thể đến Hải Nam vào tất cả các tháng trong năm. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm du lịch của thành phố này, giá thuê phòng tại đây có thể tăng gấp 10-200 lần so với mùa thấp điểm. Mùa cao điểm du lịch của TP Tam Á từ tháng 12-3 hàng năm. Đây là mùa tránh rét của người dân Trung Quốc.
Đặt phòng thế nào?
Dịch vụ du lịch ở TP Tam Á rất phát triển. Dù đến vào thời điểm nào, bạn vẫn có thuê khách sạn, nhà nghỉ. Tuy nhiên, bạn nên tránh đến vào mùa cao điểm, đồng thời nên đặt phòng thông qua các trang web trực tuyến để tiết kiệm 10-15%.
Mang theo gì?
Quần áo đơn giản. Giày bệt hay giày thể thao để tiện di chuyển.
Mang áo khoác, mũ rộng vành, kem chống nắng, kem phòng và thuốc trị côn trùng.
Bikini để tắm biển.
Trang phục kín đáo để viếng chùa.
Ngày 1: TP HCM – Tam Á
5h30: Ra sân bay làm thủ tục hải quan.
7h30: Bay từ TP HCM – Tam Á. Giá vé máy bay khứ hồi khoảng 3 triệu đồng.
9h30: Đến sân bay của TP Tam Á. Làm thủ tục nhập cảnh. Lưu ý, sân bay Tam Á mạnh về tuyến nội địa hơn quốc tế, nên hải quan không thông thạo tiếng Anh. Để thủ tục được tiến hành nhanh chóng, trong nhóm nên có người biết tiếng phổ thông của Trung Quốc. Nếu trong nhóm không có người thông thạo tiếng Trung, thời gian làm thủ tục sẽ hơi lâu – khoảng 2 tiếng.
11h30: Bắt xe bus rời sân bay. Nhận phòng ở khách sạn. Giá phòng khách sạn khoảng 600.000-800.000 đồng một phòng một đêm.
12h30: Ăn trưa với các món đặc sản tại đây như vịt xiêm, măng xào, cà tím kho cá cơm khô. Một phần ăn trưa khoảng 33 tệ (110.000 đồng). Thuê xe máy với giá 100 tệ (khoảng 350.000 đồng) một ngày.
14h: Đi vịnh Á Long. Đây là vịnh biển được mệnh danh là Hawaii của phương Đông, cũng là vịnh sở hữu bãi biển đẹp của Trung Quốc.
Video đang HOT
16h: Đến Thiên Nhai Hải Gác (tạm dịch Chân trời góc bể). Tên gọi của bãi biển xuất phát từ viêc nếu nhìn từ núi Hạ Mã Lĩnh, nhìn về bãi biển, bạn sẽ thấy một bãi cát trắng trải dài và vùng biển nước xanh bất tận.
17h: Thăm vịnh Đại Đông Hải, vịnh nước quanh năm có sóng mạnh. Đây là nơi xuất phát của câu nói “Phúc như Đông hải trường lưu thủy”.
18h: Dùng bữa tối ở các hàng quán ven biển. Bạn có thể chọn cơm hay thực đơn BBQ. Món du khách hay yêu cầu ở các hàng quán ven biển này là thịt cừu nướng. Tuy nhiên, thịt cừu có mùi đặc trưng, nhiều mỡ, hơi khó ăn.
Lưu ý, sau khi nướng, đầu bếp sẽ rắc lên xiên thịt/hải sản một loại bột gia vị có vị cay, nồng. Nếu không thích gia vị này, bạn có thể nhờ đầu bếp không rắc.
Ngoài dùng bữa tối ở bãi biển, bạn có thể ăn tốiở tầng 5 của trung tâm thương mại gần đó. Giá một món ăn tại đây có giá từ 30 tệ (khoảng 100.000 đồng).
Ngày 2
Tượng Lộc Hồi Đầu – biểu tượng tình yêu, văn hóa của Tam Á. Ảnh: Bảo Phong.
8h: Khởi hành đi làng văn hóa của dân tộc Lê. Giá vé 50 tệ (160.000 đồng một người). Đến đây, bạn sẽ khám phá sinh hoạt, lối sống, văn hóa của người Lê. Tìm hiểu về kiến trúc, các làng nghề như làm bạc, làm rượu, làm bánh. Các món mua về gồm thịt heo ướp tiêu, thịt heo ướp thảo mộc.
Lưu ý bạn nên chú ý thời gian để xem show diển. Show sẽ giới thiệu các kỹ thuật múa sạp của người dân tộc Lê.
11h: Ăn trưa với các món bún, nội tạng heo hầm ngũ quả, trứng hấp xôi, trái cây… Chi phí ăn trưa khoảng 40 tệ (132.000 đồng).
13h: Rời làng văn hóa dân tộc Lê đến công viên Lộc Hồi Đầu. Công viên này rộng gần 60 ha, trải dài qua 5 ngọn đồi. Điểm nhấn của công viên là bức tượng cao 18 m khắc hình một con nai và đôi trai gái. Bức tượng là biểu tượng của TP Tam Á, gắn liền với truyết thuyết về tình yêu chung thủy của cặp đôi này. Giá vé vào công viên là 30 tệ một người (khoảng 102.000 đồng).
16h: Đến Mỹ Lệ Chi Quán. Đây là nơi đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa Hậu thế giới. Công trình được thiết kế lạ mắt với mái vòm hình vương miện và có sức chứa hơn 5.000 người. Miễn phí tham quan.
18h: Khám phá chợ đêm Tam Á. Các món nên thử gồm các loại xiên nướng hay xiên luộc. Khi bạn chọn xiên, người bán sẽ nhúng vào nồi nước sôi. Khi món ăn chín, người bán đặt xiên vào tô, sau đó, cho các loại nước sốt lên. Vì thế, tuy gọi là món luộc song vẫn đầm đạ như món kho hay xào.
Ngoài ra, bạn đừng bỏ qua những món ăn được chế biến cùng nước dừa của Hải Nam. Các món ăn này đều có vị nhạt, ngậy, thanh và ít dầu mỡ.
Lưu ý, khu trung tâm của TP Tam Á có các cửa hàng đồng giá 2,5 tệ và 10 tệ. Các cửa hàng này bán rất nhiều vật dụng. Bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè và gia đình.
Ngày 3
Tượng Nam Hải Quan Âm cao 108 m là một trong những bức tượng cao nhất thế giới. Ảnh: Bảo Phong.
7h30: Xuất phát đi khu du lịch văn hóa Nam Sơn – quần thể du lịch gồm bãi biển, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, các công trình Phật giáo… Điểm nhấn của KDL là bức tượng Nam Hải Quan Âm 3 mặt, cao 108 m được đặt trên một hòn đảo nhân tạo. Vé vào cửa của KDL là 280 tệ một người (khoảng 940.000 đồng). KDL khá rộng, bạn nên dành một ngày để khám phá.
17h: Đến Romance Park, công viên là tổ hợp gồm nhiều loại hình khác nhau như phố mua sắm, công trình Phật giáo, bãi biển, hồ bơi… Điểm nhấn đặc sắc nhất trong công viên là show trình diễn mang tên “Tam Á thiên cổ tình”, tái hiện truyền thuyết hình thành Tam Á, quá trình bảo vệ hòn đảo… Show là sự kết hợp giữa xiếc hình thể và công nghệ 3D. Đây là một trong những show diễn được đánh giá là hoành tráng nhất nhì thế giới, do Trương Nghệ Mưu đạo diễn, mỗi ngày thu hút 2.000-5.000 người xem.
Ngày thứ 4
Về lại TP HCM
Dự tính chi phí: 9 triệu đồng
Vé máy bay khứ hồi: 3 triệu đồng
Phòng khách sạn 3 đêm: 600.000 x 3 = 1,8 triệu đồng. Nếu bạn ở 2 người, sẽ tiết kiệm thêm chi phí này.
Tiền ăn: 8 bữa x 110.000 đồng = 990.000 đồng.
Tiền thuê xe máy 3 ngày: 1.020.000
Vé vào cửa các điểm tham quan: 1,3 triệu đồng.
Mua sắm: khoảng 1 triệu đồng
Theo Zing News
Về vùng đất 'giàu linh kiệt' Lệ Thủy
Tôi rất thích phát hiện của ông Tây André Menras Hồ Cương Quyết rằng, xem bản đồ trên Google, nếu thử kẽ một đường thẳng từ vị trí ngôi mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa đảo Yến thẳng ra biển đông, theo đường vĩ tuyến, sẽ thấy điều rất thú vị.
Chị em phụ nữ thôn chơi bóng chuyền
André nói đúng hơn là điều kỳ lạ, rằng, ngôi mộ của vị Tướng nằm chính giữa đường vĩ tuyến mà phía Nam là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và phía Bắc là đảo Hải Nam của Trung Quốc. "Như một người lính già tận tụy với tổ quốc, Người đang canh gác bảo vệ độc lập và chủ quyền của Tổ Quốc ngay cả khi đã yên giấc ngàn thu trên mảnh đất mẹ - Vũng Chùa đảo Yến", Andre viết trên Facebook sau lần đến Vũng Chùa đảo Yến viếng thăm mộ Đại tướng.
Hói chia gữa hai thôn An Xá và Đại Phong
Ngày Đại tướng được đưa về quê nhà yên nghỉ, xúc động nhất là chứng kiến biển người hai bên đường đứng tiễn lần cuối. Vũng Chùa đảo Yến hôm đó đông nghẹt người, nhưng trong câu chuyện của những người Quảng Bình đưa tiễn cụ có một địa danh được nhắc đến với niềm tự hào vô bờ: Lệ Thủy, quê hương của Tướng Giáp, cũng là vùng đất của hai người từng đứng hai chiến tuyến: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm.
Tháng 9. Hết vụ xuân - hè, tôi đến Vũng Chùa viếng mộ cụ Giáp, rồi về Lệ Thủy để hiểu hơn vùng đất được coi là "địa linh giàu nhân kiệt" này. Muốn vào thăm ngôi nhà xưa của tướng Giáp ở thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, phải đi qua thôn Đại Phong, quê ông Diệm. Cả hai thôn đều nằm bên bờ sông Kiến Giang, được chia tách bằng một con hói đẹp như mơ, khác với thông tin tôi nghe được trước khi đến đây, rằng hai thôn của hai ông nằm hai bên bờ sông Kiến Giang. Vụ thu đông, vụ thứ 2 nhưng cũng được coi là vụ phụ của năm đã gần đến kỳ thu hoạch, chuẩn bị đất để gieo cấy vụ chính Đông Xuân. Xa xa còn nghe tiếng máy bơm nước từ sông vào ruộng để làm đất chuẩn bị vụ mới.
Nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Kiến Giang là một nhánh của sông Nhật Lệ chảy ra cửa biển Đồng Hới. Người ở thôn tự hào nói với tôi, đây là con sông duy nhất trên cả nước có dòng chảy ngược từ Nam ra Bắc và họ ví von sông với từ tiếng Hán: nghịch hà. Thực tế, theo tôi được biết, ở Huế, sông Bạch Yến ở Kim Long (TP.Huế), chi lưu của sông Hương cũng có thể là một dòng "nghịch hà", bởi có dòng chảy ngược từ hướng biển lên núi. Dường như những vùng đất có "nghịch hà" thường có thổ nhưỡng đặc biệt và là địa linh. Vùng đất Kim Long xưa cũng có nhiều phủ của các quan triều Nguyễn, cũng là vùng đất được Chúa Nguyễn chọn xây ngôi chùa Thiên Mụ linh thiêng để tưởng nhớ bà tiên báo mộng cho vùng đất vượng khí để đóng đô (Đại Nội Huế ngày nay).
Ngõ nhà Đại tướng GIáp
Tiếc là tôi không đến kịp đúng dịp lễ 2.9 vừa qua để xem lễ hội đua thuyền được tổ chức trên sông Kiến Giang. Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang có từ lâu đời và được tổ chức vào dịp Quốc khách hằng năm. Sông Kiến Giang xưa còn được gọi là Bình Giang. Điều đặc biệt dòng Kiến Giang này chảy qua thôn An Xá có lòng sông rất hẹp, nếu không nói nhỏ như con kênh ở miền Nam. Nắng chiều nghiêng nghiêng trên dòng nước trong vắt, cánh đồng xanh mướt gió thổi tứ bề mát rượi. Một cảm giác thật yên bình, sảng khoái khi đứng giữa cánh đồng mênh mông xanh mướt, trù phú vào một chiều cuối thu thế này!
Khách thập phương viếng mộ Tướng Giáp
Cô chủ quán nước kiêm bán hàng lưu niệm trước cửa nhà tướng Giáp không giấu tự hào khi nói về những nhân vật lịch sử của quê mình: "Em ở đây bán hàng là có hưởng lộc từ danh tiếng của cụ. Ở đây con cháu cụ hương khói đầy đủ, khách thập phương đến thăm ấm cúng mỗi ngày. Tội nghiệp ngoài tê (quê ông Diệm ở thôn Đại Phong - PV) ông Diệm chẳng có thờ phụng hương khói ấm cúng như ri. Trước đây nghe cũng có con cháu ở xa về, nay họ đi luôn rồi, nghe mô ở nước ngoài, có thấy về mô". Khách đến thăm tấp nập, xe hơi nhộn nhịp nhưng điều đáng quí là sự ồn ã không làm mất đi vẻ thanh bình của làng quê và không khí trang trọng gần gũi của sân nhà Đại tướng.
Cô cháu dâu của Đại tướng vừa vào đốt xong nén nhang, ra đến thềm gặp khách vội rót nước mời rồi nhắc nhỡ khách có quyển sổ ghi lại đôi lời trên bàn đó, viết vài lời với ông cho ông "bui" (vui - PV).
Một điều gây thú vị cho du khách thập phương là tinh thần thể dục thể thao của chị em phụ nữ ở vùng quê này. Đến đây vào tầm sau 4 giờ chiều, rất dễ gặp cảnh các chị em phụ nữ tuổi từ 20-60 chơi bóng chuyền say sưa dọc hai bên đường. Có nghĩa là sân chơi tuy được tận dụng từ sân phơi lúa nhưng có giăng lưới đàng hoàng. Và các chị em phụ nữ chơi bóng chuyền trong trang phục đồ bộ ở nhà, nhưng một số gọn gàng với giày vớ đầy đủ. Ngoài Lễ hội đua thuyền truyền thống, Lệ Thủy còn có điệu hò khoan nổi tiếng mà đến đây, bạn không quá khó để được thưởng thức một đôi lần. Chị Hoa người thôn An Xá ngưng chơi bóng chuyền, đang ngồi nghỉ ven đường chờ bạn cùng xóm về. Tôi bắt chuyện và ngỏ ý nhờ chị hò cho nghe một câu, không chần chừ, chị cất tiếng thật mượt mà: "Nươc không xuôi vi đuôi ngon gio. Trăng kia không to vi bơi đam mây. Xa anh ra không phai vi me cung no vi thây. Ma vi anh ăn ơ, chưa đây đa lưng" rồi hỏi tôi nghe có đặng (được) không?
Bút lưu của ông Andre tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở An Xá
Thắng là một thanh niên đang đứng chơi ven đường gần con hói chia tách hai thôn nói trên, nói đùa "chống chế" bằng giọng Quảng Bình khá đậm khi tôi thắc mắc sao chỉ có phụ nữ chơi thể thao, thanh niên lại đứng mơ màng giữa đồng thế kia: "Phụ nữ khỏe mới làm hậu phương tốt. Đàn ông tập tành kiểu khác, đâu chỉ có đập quả bóng qua về cái lưới vậy mà khỏe được? Ví dụ như em có thể bơi từ đây về đến sông Nhật Lệ...". Nói xong Thắng cười sảng khoái.
Đường vào nhà tướng Giáp ở An Xá
Thắng cũng là người tin vào vấn đề long mạch khi cho rằng, long mạch nhà họ Ngô ngày xưa bị chạm mạnh nên khiến một dòng họ từ đang hưng thịnh trở nên khốn đốn (!?) khi nhắc đến anh em nhà ông Ngô Đình Diệm. Tôi chưa tin vào những mẩu chuyện làm quà về long mạch này nọ của Thắng, nhưng tôi tin vào những gì Thắng nói về tinh thần thép, về mảnh đất giàu linh kiệt Lệ Thủy. Chia tay Thắng, anh gọi với theo dặn dò: Lần sau về Lệ Thủy nên lên núi An Mã, ở xã Trường Thủy để thăm lăng mộ cụ Nguyễn Hữu Cảnh. "Cụ Nguyễn Hữu Cảnh là người có công lớn trong việc giúp nhà Nguyễn di dân khai hoang mở cõi, đánh dẹp ở biên cương, tạo lập nên vùng Sài Gòn - Gia Định ngày nay", Thắng nói. Rồi Thắng lại nheo mắt, cất giọng hò tinh nghịch bằng giọng Quảng Bình "đặc sệt": "Đa xa nhau thi xa cho mât. Đa gân thi cho thanh thât thanh gia. Đưng như con bươm no vơi hoa. Lâu lâu đao tơi, da ta thêm buôn".
Tháp chuông trước mộ tướng Giáp, hướng nhìn ra biển
Theo iHay
10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2016 Bạn đã đi Thái Lan và Singapore quá nhiều, bạn muốn đi du lịch nước ngoài ở những nơi mới mẻ hơn vào mùa hè năm nay? Dưới đây là danh sách 10 điểm du lịch hấp dẫn bạn không thể bỏ qua. 1. Cộng hòa dân chủ Gruzia Nước Cộng hòa Gruzia là một quốc gia Âu Á nằm ở phía đông...