Taliban tuyên bố thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan
Bốn ngày sau khi chiếm giữ thủ đô Kabul, Taliban tuyên bố lập ra Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan.
Các tay súng Taliban bên ngoài trụ sở Bộ Nội vụ Afghanistan ở Kabul (Ảnh: Reuters).
Theo hãng tin RT, người phát ngôn Taliban Zabiullah Mujahid hôm nay 19/8 thông báo trên Twitter về việc chính thức thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan. Ông Mujahid cũng đăng kèm hình ảnh được cho là cờ riêng dành cho Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan.
Ông Mujahid cũng tuyên bố, việc thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan diễn ra tròn 102 năm sau khi Anh từ bỏ quyền cai trị Afghanistan. Ngày 19/8 là ngày quốc lễ ở Afghanistan, đánh dấu Afghanistan giành độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của siêu cường.
Trong một diễn biến liên quan khác, Reuters dẫn lời người phát ngôn Taliban Waheedullah Hashimi cho biết, Afghanistan có thể được điều hành bởi một hội đồng Taliban cầm quyền.
Ban lãnh đạo Taliban dự kiến sẽ họp vào cuối tuần này để thảo luận và đề ra thể chế điều hành đất nước, tuy nhiên mọi nền tảng dân chủ đều bị loại bỏ. “Sẽ không có thể chế dân chủ nào cả vì nó không có bất kỳ nền tảng nào ở đất nước chúng tôi. Chúng tôi sẽ không thảo luận về loại thể chế chính trị sẽ được áp dụng ở Afghanistan vì nó đã rõ ràng, đó là luật Hồi giáo sharia”, ông Hashimi nói.
Hôm 17/8, phó thủ lĩnh Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar đã trở về Afghanistan sau 20 năm lưu lạc ở nước ngoài. Baradar được tin là sẽ trở thành tổng thống mới trong chính quyền do Taliban lập ra mặc dù ông Haibatullah Akhundzada là thủ lĩnh tối cao của lực lượng này.
Tuyên bố thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan được đưa ra chỉ 4 ngày sau khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul, chiếm dinh tổng thống. Chiến dịch tiến công của Taliban bắt đầu từ cuối tháng 5 khi quân đội Mỹ và các nước đồng minh lần lượt rút quân khỏi Afghanistan, tuy vậy, tốc độ tiến công tăng chỉ tăng đáng kể những ngày gần đây, khiến chính phủ và quân đội Afghanistan nhanh chóng sụp đổ.
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Mỹ Mark Milley cũng như nhiều quan chức khác của Mỹ đều thừa nhận rằng không ai nghĩ chính quyền và quân đội Afghanistan sụp đổ nhanh đến vậy.
“Tôi hay bất cứ ai đều không thấy có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chính phủ và quân đội của nước này sụp đổ chỉ trong 11 ngày như vậy. Lực lượng an ninh Afghanistan có năng lực, ý tôi muốn nói là, họ được huấn luyện, được tăng cường quy mô và năng lực để bảo vệ đất nước. Vấn đề là ý chí và sự lãnh đạo”, ông Milley nói.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đầu tuần này cũng thừa nhận, chính quyền và quân đội Afghanistan sụp đổ nhanh hơn dự đoán và điều này là do giới lãnh đạo và quân đội Afghanistan bỏ cuộc thậm chí khi chưa hề chiến đấu chống lại đà tiến công của Taliban. “Chúng tôi đã cho họ mọi cơ hội để định hình tương lai của chính mình. Điều mà chúng tôi không thể không cho họ là ý chí chiến đấu vì tương lai đó”, ông Biden nói.
Bất ngờ trước sự sụp đổ quá nhanh này, những ngày qua, Mỹ đã phải điều khoảng 5.000 binh sĩ đến Kabul hỗ trợ sơ tán hàng nghìn công dân Mỹ và Afghanistan. Ông Biden cũng cho biết, binh sĩ Mỹ có thể ở lại Afghanistan sau ngày 31/8 cho đến khi sứ mệnh sơ tán hoàn tất mặc dù kế hoạch ban đầu là rút toàn bộ lực lượng quân sự khỏi quốc gia Trung Nam Á này trong tháng 8.
Taliban chiếm dinh tổng thống Afghanistan
Tổng thống "tự xưng" của Afghanistan kêu gọi kháng chiến chống Taliban
Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh ủng hộ người dân biểu tình phản đối Taliban, bất chấp sự chiếm đóng của lực lượng này.
Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh (Ảnh: AP).
"Tôi bày tỏ sự tôn trọng, ủng hộ và đánh giá cao phong trào dũng cảm và yêu nước của những người dân đáng trân trọng ở những khu vực khác nhau trên đất nước tôi vì đã giương cao quốc kỳ chống lại nhóm Taliban", Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh viết trên Twitter ngày 19/8.
Bình luận của ông Saleh được đưa ra sau khi các tay súng Taliban ngày 18/8 đã đàn áp một cuộc biểu tình ở thành phố Jalalabad, cách thủ đô Kabul khoảng 130 km. Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong cuộc đối đầu giữa lực lượng Taliban và đám đông biểu tình.
Những người biểu tình phản đối sự chiếm đóng của Taliban, xé cờ của lực lượng này và giương cờ của Afghanistan. Một số người biểu tình hạ cờ của Taliban ở trung tâm thành phố và vẫy quốc kỳ của Afghanistan khi đi qua các tuyến đường.
Phó Tổng thống Saleh đã bày tỏ sự ủng hộ đối với những người Afghanistan biểu tình chống lại Taliban. Ông gọi họ là những người bảo vệ "giá trị của dân tộc và đất nước".
Ông Saleh ngày 17/8 tuyên bố là tổng thống lâm thời hợp pháp của Afghanistan sau khi Tổng thống Ashraf Ghani chạy khỏi đất nước. Ông Ghani rời đi ngay trước khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul và chiếm dinh tổng thống, tuyên bố chiến tranh kết thúc.
"Theo hiến pháp của Afghanistan, trong trường hợp tổng thống vắng mặt, bỏ trốn, từ chức hoặc qua đời, phó tổng thống sẽ trở thành tổng thống lâm thời. Tôi đang ở trong nước và là tổng thống lâm thời hợp pháp", ông Saleh tuyên bố.
Trong một tuyên bố trên Twitter ngày 17/8, Phó Tổng thống Saleh cho biết ông sẽ "không làm hàng triệu người lắng nghe mình phải thất vọng" và "không đội trời chung với Taliban". Ông kêu gọi người dân Afghanistan tham gia "lực lượng kháng chiến".
Tổng thống "tự xưng" của Afghanistan nói rằng ông đang liên lạc với các lãnh đạo để tìm kiếm sự ủng hộ và đồng thuận của họ trong cuộc "kháng chiến" chống lại Taliban.
Đại sứ Afghanistan tại Tajikistan Zahir Aghbar ngày 18/8 đã lên tiếng phản đối việc Taliban nắm quyền lãnh đạo Afghanistan. Ông Aghbar cho biết tỉnh Panjshir ở phía bắc Kabul sẽ là thành trì cho cuộc kháng chiến chống Taliban do Tổng thống "tự xưng" Amrullah Saleh lãnh đạo.
"Tôi không thể nói rằng Taliban đã giành chiến thắng trong cuộc chiến. Không, chỉ có (Tổng thống) Ashraf Ghani đã từ bỏ quyền lực sau các cuộc đàm phán không suôn sẻ với Taliban. Và chỉ có Panjshir kháng chiến, do Phó Tổng thống Amrullah Saleh dẫn đầu. Panjshir đứng dậy chống lại bất cứ ai muốn nô lệ hóa người dân", Đại sứ Aghbar kêu gọi.
Nổi tiếng với địa hình hiểm trở cộng với phong trào chống Taliban mạnh mẽ, Panjshir một lần nữa được coi là pháo đài, thành trì cuối cùng của chính quyền Afghanistan trước đà tấn công của Taliban trong những ngày qua.
Mặc dù rất gần Kabul, nhưng không thế lực nào cả trong nước và nước ngoài có thể kiểm soát Panjshir bằng vũ lực. Các nguồn thạo tin cho biết, trong đợt tiến công vừa qua, Taliban đã không động chạm đến Panjshir và giới chức ở đây cũng không hề tỏ ra lo ngại nguy cơ bị Taliban kiểm soát.
Giới chức cấp cao của chính quyền Afghanistan vừa sụp đổ được cho là đã tập hợp ở Panjshir những ngày gần đây để lập một mặt trận chống Taliban, trong đó có Tổng thống "tự xưng" Amrullah Saleh.
Taliban thay đổi thế nào sau 25 năm? Taliban một lần nữa cầm quyền và có thể sớm tuyên bố Afghanistan là một tiểu vương quốc Hồi giáo sau lần nắm quyền đầu tiên 25 năm trước. Taliban treo cổ cựu tổng thống Afghanistan Mohammad Najibullah và giành quyền lực sau khi tiến vào thủ đô Kabul năm 1996. 25 năm sau, Taliban đánh bại lực lượng chính phủ Afghanistan do...