Taliban tuyên bố không bắt tay với Mỹ đối phó với IS
Người phát ngôn Taliban khẳng định lực lượng này sẽ không hợp tác với Mỹ trong việc đối phó với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Afghanistan.
Các tay súng Taliban trên đường phố ở Kabul, Afghanistanhôm 21/9. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, trước thềm cuộc hội đàm đầu tiên với Mỹ ngày 9/10, khi được truyền thông đặt câu hỏi về khả năng bắt tay cùng Washington đối phó lực lượng chân rết IS ở Afghanistan, người phát ngôn chính trị của lực lượng Taliban Suhail Shaheen tuyên bố: “Chúng tôi có thể tự đối phó với IS”.
Các nhóm khủng bố, đặc biệt là IS, đã trở thành vấn đề đau đầu với Taliban kể từ khi lực lượng này lên nắm quyền. IS-K, nhánh Afghanistan của IS, đang ngày càng manh động với nhiều vụ tấn công nhắm vào dân thường lẫn Taliban. Tổ chức này đứng sau vụ đánh bom khiến hàng chục người Afghanistan và 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng hồi cuối tháng 8. Mới đây nhất, nhóm này nhận trách nhiệm vụ đánh bom nhằm vào giáo đường Hồi giáo ở Kunduz làm trên 70 người chết và nhiều người bị thương hôm 9/10.
Các quan chức cấp cao của Taliban và đại diện của Mỹ đã bắt đầu các cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày từ 9/10 – 10/10 tại thủ đô Doha của Qatar. ây là lần gặp đầu tiên giữa Mỹ và lực lượng Taliban kể từ khi Washington chấm dứt hiện diện tại quốc gia Trung Á này hồi cuối tháng 8.
Giới chức 2 bên cho biết cuộc đối thoại sẽ tập trung vào việc ngăn chặn các nhóm cực đoan ở Afghanistan, nới lỏng sơ tán công dân nước ngoài và người Afghanistan khỏi đất nước. Song Mỹ nhấn mạnh cuộc đối thoại không đồng nghĩa với việc Washington công nhận vị thế mới của Taliban tại Afghanistan.
Taliban tuyên bố sẵn sàng thiết lập quan hệ với Mỹ
Theo hãng tin Sputnik, ngày 7/9, người phát ngôn của Taliban Suhail Shaheen tuyên bố lực lượng này sẵn sàng thiết lập quan hệ với Washington vì lợi ích của cả Afghanistan và Mỹ, đồng thời hoan nghênh khả năng Mỹ tham gia công cuộc tái thiết quốc gia Tây Nam Á này.
Lực lượng Taliban diễu hành sau khi Mỹ hoàn tất việc rút quân và sơ tán công dân khỏi Afghanistan, tại Kandahar, ngày 1/9. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Shaheen nêu rõ: "Trong chương mới nếu Mỹ muốn thiết lập quan hệ với chúng tôi, điều này là có thể vì lợi ích của cả hai nước và nhân dân hai nước. Mỹ cũng sẽ được hoan nghênh nếu muốn tham gia công cuộc tái thiết Afghanistan".
Ngoài ra, người phát ngôn này cũng tuyên bố Taliban sẽ không có bất kỳ quan hệ nào với Israel, song muốn duy trì đối thoại với tất cả các nước láng giềng. Theo đó, Taliban muốn thiết lập quan hệ với tất cả các nước trong khu vực, các nước láng giềng cũng như các nước châu Á.
Trước đó, trong cuộc họp báo chính thức đầu tiên diễn ra ngày 17/8 kể từ khi giành chính quyền tại Afghanistan, người phát ngôn Zabihullah Mujahid tuyên bố phong trào Taliban sẽ không trở thành mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào mà mong muốn thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng quốc tế. Trong thời gian tới, một chính phủ toàn diện sẽ được thành lập tại Afghanistan để lãnh đạo đất nước dựa trên khuôn khổ của các giá trị Hồi giáo.
Taliban thông báo kết thúc cuộc tham vấn về chính phủ mới Theo Sputniknews, ngày 31/8, người phát ngôn Taliban Suhail Shaheen thông báo cuộc tham vấn về chính phủ mới của Afghanistan đã kết thúc và kết quả sẽ sớm được công bố. Người phát ngôn của lực lượng Taliban Suhail Shaheen. Ảnh: AFP/TTXVN Trước đó, trả lời phỏng vấn tạp chí Foreign Policy, công bố ngày 30/8, thủ lĩnh lực lượng kháng chiến...