Taliban tuyên bố ân xá cho quan chức chính quyền Afghanistan
Taliban thông báo lệnh ân xá chung cho toàn bộ quan chức chính phủ Afghanistan và kêu gọi những người này quay lại làm việc.
“Lệnh ân xá chung đã được tuyên bố tới tất cả, vì vậy, các bạn nên bắt đầu cuộc sống thường ngày với tâm thế tự tin”, lực lượng Taliban ra tuyên bố hôm 17/8, hai ngày sau khi tiếp quản Afghanistan.
Phát ngôn viên Taliban Sohail Shaheen hôm 15/8 cũng cho biết chính phủ mới sẽ bao gồm những người Afghanistan không thuộc lực lượng và cả người từ chính quyền cũ.
Đối với câu hỏi liệu Taliban có kêu gọi quân đội và cảnh sát từ chính phủ Afghanistan tham gia lực lượng hay không, Shaheen cho biết tất cả những người giao nộp vũ khí và gia nhập Taliban đều được ân xá cũng như đảm bảo tính mạng và tài sản.
Các thành viên lực lượng Taliban trong dinh tổng thống Afghanistan ở Kabul hôm 15/8. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Sau khi tiến vào thủ đô Kabul, hoàn thành quá trình kiểm soát Afghanistan, Taliban tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở nước này và kêu gọi hòa bình với cộng đồng quốc tế. Taliban khẳng định không muốn sống cô lập và sẽ sớm làm rõ hình thức nhà nước, chế độ chính trị.
Tổng thống Afghanistan Ghani vội vàng rời đi khi Taliban tiến vào Kabul với lý do “tránh đổ máu”. Theo Ghani, Taliban đã chiếm quyền kiểm soát “bằng gươm và súng” và “phải chịu trách nhiệm bảo vệ cho danh dự, phồn thịnh cũng như tự trọng” của Afghanistan.
Trước khi bị liên quân do Mỹ dẫn đầu lật đổ năm 2001, Taliban nổi tiếng với việc áp luật Hồi giáo hà khắc trong 5 năm cầm quyền, buộc phụ nữ mặc trang phục trùm kín từ đầu đến chân, cấm trẻ em gái đến trường và trừng phạt những phụ nữ ra đường mà không có người thân là nam giới đi cùng.
Mỹ rơi vào thế khó khi Tổng thống Afghanistan chạy ra nước ngoài
Các cuộc đàm phán hòa bình giữa Taliban và chính phủ Afghanistan do Mỹ và đồng minh làm trung gian đã sụp đổ sau cuộc tháo chạy bất ngờ của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ra nước ngoài.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, đằng sau cuộc tấn công chớp nhoáng của Taliban và sự sụp đổ chóng vánh của chính phủ Afghanistan trong những ngày qua là nỗ lực của Mỹ và đồng minh ở hậu trường, khi họ làm trung gian hòa giải giữa 2 lực lượng trong nhiều tuần.
Trong các cuộc đàm phán hòa bình trước đó ở Qatar, đại diện của phái đoàn Afghanistan và Taliban dự kiến đạt được một thỏa thuận trong đó tất cả các bên sẽ tuyên bố ngừng bắn trong hai tuần để đổi lấy việc Tổng thống Ghani từ chức và bắt đầu các cuộc đàm phán về việc thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Tuy nhiên, Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho biết, nỗ lực đàm phán do Mỹ làm trung gian hòa giải đã sụp đổ khi ông Ghani quyết định từ chức và chạy khỏi đất nước hôm 15/8. Theo các quan chức, hành động mà ông Ghani mô tả là rời đi "để tránh đổ máu" đã gây bất ngờ cho phái đoàn đàm phán Afghanistan ở Doha, Qatar, các nhà ngoại giao Mỹ và ngay cả chánh văn phòng cũng như các trợ lý hàng đầu của ông.
Giới quan sát cho rằng, việc Taliban tiến về Kabul chớp nhoáng và việc ông Ghani tháo chạy đã khiến cho viễn cảnh đạt được thỏa thuận hòa bình trên giờ đây trở nên xa vời. Taliban ngày 15/8 đã vào được thủ đô Kabul và giành quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ. Giờ đây, thách thức sẽ là làm sao để Taliban chịu chia sẻ quyền lực khi họ đã nắm gần như toàn bộ chúng trong tay.
Diễn biến nhanh chóng trên chiến trường cũng khiến chính Taliban bất ngờ. Phó lãnh đạo Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar - người đứng đầu phái đoàn đàm phán ở Qatar - hôm 16/8 thừa nhận rằng việc Taliban chiếm được Kabul nhanh chóng như vậy là không thể ngờ tới.
Đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad, người làm trung gian trong cuộc đàm phán giữa Afghanistan và Taliban, giờ đây dường như đang cố gắng tìm ra một hướng đi mới khi các cuộc thảo luận trước đó về cơ bản đã không còn nhiều ý nghĩa.
Tập trung của Mỹ lúc này là một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình và trơn tru cho một chính phủ mới bao gồm mọi thành phần trong xã hội Afghanistan, không chỉ Taliban. Điều này hiện trở thành thách thức lớn khi Taliban đang nắm quyền kiểm soát Afghanistan và họ có thể không sẵn lòng chia sẻ quyền lực với bên khác khi đang nắm trong tay lợi thế to lớn.
Taliban hiện đang nắm quyền kiểm soát trên hầu hết Afghanistan (Ảnh: EPA-EFE).
Mỹ ra điều kiện để công nhận chính phủ Afghanistan mới
Mỹ ngày 16/8 cho biết, họ sẽ chỉ công nhận chính phủ Afghanistan của Taliban nếu nhóm này tôn trọng quyền phụ nữ và tránh xa các phong trào cực đoan như Al-Qaeda.
"Khi nhắc đến sự công nhận của chúng tôi với bất cứ chính phủ trong tương lai nào của Afghanistan, điều đó sẽ phụ thuộc vào hành động của chính phủ đó. Sẽ phụ thuộc vào hành động của Taliban", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết.
"Một chính phủ Afghanistan duy trì các quyền cơ bản của người dân, không chứa chấp những kẻ khủng bố và bảo vệ các quyền cơ bản của người dân, bao gồm các quyền cơ bản cơ bản của một nửa dân số - phụ nữ và trẻ em gái - là một chính phủ mà Mỹ có thể sẽ hợp tác cùng", ông Price nhấn mạnh.
Ông khẳng định: "Liên quan tới Taliban, chúng tôi sẽ xem họ hành động hơn là chỉ lắng nghe những gì họ nói".
Điểm lại diễn biến cuộc tấn công thần tốc giúp Taliban giành kiểm soát Afghanistan Việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan là kịch bản được lường trước nhưng gây bất ngờ vì diễn ra quá chóng vánh sau khi lực lượng nước ngoài do Mỹ dẫn đầu rút về nước. Sau đây là một số diễn biến chính ở Afghanistan từ khi Mỹ và lực lượng nước ngoài bắt đầu rút quân đợt cuối khỏi đất nước...