Taliban thả hàng trăm tù nhân
Thủ lĩnh Taliban đã ra lệnh thả tự do cho 350 tù nhân tại một nhà tù sau khi lực lượng nắm quyền kiểm soát ở Afghanistan.
Lực lượng Taliban tại Afghanistan (Ảnh: Sputnik).
Người phát ngôn của Taliban Qari Yousaf Ahmadi ngày 22/8 cho biết, thủ lĩnh Taliban, Hibatullah Akhundzada, đã ra lệnh thả 350 tù nhân khỏi một nhà tù ở thủ phủ của tỉnh Helmand, phía nam Afghanistan.
“Theo một sắc lệnh của thủ lĩnh tối cao của Tiểu vương quốc Hồi giáo (tên Taliban đặt cho Afghanistan) Hibatullah Akhundzada 350 tù nhân hôm nay đã được thả và đưa về nhà từ nhà tù Lashkar Gah”, Ahmadi thông báo trên Twitter.
Ngày 21/8, kênh truyền hình Shamshad News đưa tin Taliban đã thả 340 “tù nhân chính trị” ở tỉnh Farah, phía tây Afghanistan và 40 tù nhân khác được thả ở tỉnh Uruzgan miền trung Afghanistan.
Trước đó, khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul hôm 15/8, lực lượng này cũng chiếm căn cứ không quân Bagram. Taliban đã phóng thích hàng nghìn tù nhân tại nhà tù Pul-e-Charkhi ở căn cứ Bagram, trong đó có nhiều tay súng khét tiếng nhất của Taliban và các thủ lĩnh cấp cao của tổ chức khủng bố al Qaeda.
Pul-e-Charkhi là nhà tù lớn nhất ở Afghanistan, có khu giam giữ với mức độ an ninh tối đa dành cho các tù nhân là thành viên của al Qaeda và Taliban. Quân đội chính phủ Afghanistan đã từ bỏ quyền kiểm soát căn cứ không quân Bagram mà không cần giao tranh với lực lượng Taliban.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley nói với các thượng nghị sĩ rằng, việc các tù nhân được trả tự do sẽ đẩy nhanh tốc độ tái lập các tổ chức khủng bố ở Afghanistan.
Video đang HOT
Quân đội Mỹ hồi tháng 6 từng đánh giá các tổ chức khủng bố tại Afghanistan sẽ khôi phục lại sức mạnh trước đây trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, ông Milley thừa nhận quá trình này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn sau hàng loạt diễn biến ở Afghanistan gần đây.
Lực lượng Taliban ngày 15/8 đã tiến vào thủ đô Kabul sau khi kiểm soát nhiều thành phố lớn ở Afghanistan. Taliban thực hiện chiến dịch tấn công chớp nhoáng trong 3 tháng, khi Mỹ và các đồng minh rút phần lớn lực lượng khỏi Afghanistan.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 22/8 nói với NBC News rằng Washington sẽ có phản ứng “mạnh mẽ” đối với Taliban trong trường hợp lực lượng này cản trở việc sơ tán người Mỹ khỏi sân bay Kabul.
“Nếu người Mỹ bị chặn đến sân bay, bị chặn rời khỏi Afghanistan, hoạt động của chúng tôi bị gián đoạn hoặc việc sơ tán của chúng tôi bị cản trở theo một cách nào đó, chúng tôi đã nói với Taliban rằng Mỹ sẽ có phản ứng rất nhanh chóng và mạnh mẽ”, ông Sullivan cảnh báo.
Theo ông Sulliavan, Mỹ hiện không biết chính xác số lượng người Mỹ còn lại ở Afghanistan.
“Chúng tôi cho rằng còn khoảng vài nghìn người”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã để ngỏ khả năng trừng phạt Taliban, nhưng nói rằng điều này còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh.
“Cho đến nay, Taliban chưa có hành động chống lại lực lượng Mỹ. Họ vẫn tuân thủ những gì họ đã cam kết về việc cho phép người Mỹ đi qua (để đến nơi sơ tán)”, ông Biden cho biết.
Taliban đã bày tỏ mong muốn có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, bao gồm cả Mỹ, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận họ là một lực lượng hợp pháp ở Afghanistan.
Hiện có nhiều suy đoán rằng Mỹ rốt cuộc sẽ công nhận Taliban là một chính quyền hợp pháp tại Afghanistan. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 22/8 thừa nhận rằng Washington nên coi lực lượng Taliban là “thực tế” mà Mỹ phải ứng phó.
Taliban muốn thiết lập quan hệ với các nước, đặc biệt là Mỹ
Người đồng sáng lập Taliban, Abdul Ghani Baradar, cho biết lực lượng này muốn thiết lập quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ.
Người đồng sáng lập Taliban Abdul Ghani Baradar (Ảnh: AFP).
"Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan muốn thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với tất cả các nước, đặc biệt là với Mỹ", Abdul Ghani Baradar, người đồng sáng lập lực lượng Taliban, viết trên Twitter ngày 21/8.
"Chúng tôi chưa bao giờ nói về việc cắt đứt quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào. Tin đồn về việc này chỉ là tuyên truyền. Nó không đúng sự thật", Baradar cho biết.
Baradar, người được tin sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của Afghanistan, hôm 21/8 đã đến thủ đô Kabul, không lâu sau khi trở lại Afghanistan sau 20 năm sống lưu vong. Tại đây, Baradar có cuộc họp với "các thủ lĩnh thánh chiến, các chính trị gia về việc thành lập một chính phủ toàn diện".
Một phát ngôn viên của Taliban cho biết, lực lượng này dự kiến sẽ công bố cơ cấu chính phủ mới ở Afghanistan trong vài tuần tới. Người phát ngôn khẳng định, mô hình chính phủ mới tuy không hẳn là một nền dân chủ theo định nghĩa của phương Tây, nhưng sẽ bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người.
"Các chuyên gia về luật pháp, tôn giáo và chính sách đối ngoại của Taliban sẽ công bố cơ cấu điều hành mới trong vài tuần tới", người phát ngôn của Taliban nói với Reuters hôm 21/8.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan hôm 15/8 sau khi chiếm hầu hết lãnh thổ nước này, trong đó có thủ đô Kabul. Tổng thống Ashraf Ghani, người đứng đầu chính phủ Afghanistan được phương Tây hậu thuẫn, đã kịp chạy ra nước ngoài trước khi các tay súng chiếm dinh tổng thống.
Hiện chưa rõ cơ cấu quyền lực trong chính quyền mới do Taliban lập ra, nhưng nhiều người dự đoán, Baradar sẽ đóng vai trò quan trọng trong bộ máy này và rất có thể là vị trí tương đương tổng thống.
Baradar thành lập Taliban vào năm 1994 cùng với 3 thủ lĩnh khác và đảm nhận vai trò là đại diện đàm phán của lực lượng này trong các cuộc hòa đàm ở Doha, Qatar. Năm 2010, ông bị bắt tại Karachi, Pakistan sau một chiến dịch chung giữa Mỹ và Pakistan.
Baradar được phóng thích vào năm 2018 theo đề nghị của chính phủ Mỹ để ông có thể đóng vai trò là đại diện Taliban tham gia hòa đàm. Năm ngoái, thủ lĩnh này đã liên lạc với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và trở thành thủ lĩnh đầu tiên của tổ chức này liên hệ với một tổng thống Mỹ. Baradar được cho là có tư tưởng ủng hộ đối thoại với Mỹ.
Người phát ngôn Taliban Zabiullah Mujahid ngày 19/8 cũng tuyên bố lực lượng này mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị với mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ.
"Thế giới không nên sợ chúng tôi. Chúng tôi cần được công nhận. Chúng tôi muốn có quan hệ hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ", Mujahid cho biết.
Sau khi kiểm soát thủ đô Kabul, Taliban dường như đã thể hiện một hình ảnh rất khác so với trước đây. Giới quan sát cho rằng đây là chiến lược của Taliban nhằm thay đổi hình ảnh thành một lực lượng có trách nhiệm phù hợp để điều hành một quốc gia.
Tại cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul hôm 16/8, người phát ngôn Mujahid cho biết Taliban "không muốn có bất kỳ kẻ thù nào dù là bên trong hay bên ngoài đất nước", đồng thời khẳng định có "sự khác biệt rất lớn" giữa lực lượng Taliban bây giờ và 20 năm trước.
"Cú sốc Afghanistan" - cơn đau đầu thực sự của ông Biden Sự sụp đổ nhanh chóng không ngờ của chính phủ Afghanistan trước nhóm vũ trang Taliban đã khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden đối mặt với một cơn đau đầu thực sự, chỉ nửa năm sau khi ông lên nắm quyền. Tổng thống Joe Biden (Ảnh: AP). Taliban từ ngày 15/8 đã kiểm soát hoàn toàn Afghanistan và tuyên bố sớm thành lập...