Taliban phủ nhận liên lạc với Nga để đánh IS
Phiến quân Taliban đã phủ nhận việc cử đại diện đến gặp giới chức Nga để bàn về việc tiêu diệt một mối đe doạ chung là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan.
Trong tuyên bố mới, Taliban cho biết, nhóm này có liên lạc với với các nước trong khu vực, tuy nhiên, không bàn về việc chống lại IS.
“Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục liên lạc với nhiều quốc gia trong khu vực để chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ trên quốc gia của mình và chúng tôi xem đây là quyền hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy sự cần thiết phải nhận hỗ trợ từ bất kì ai để chống lại IS. Taliban chưa hề liên lạc hay trao đổi với tổ chức nào khác về vấn đề này”, tuyên bố từ đại diện Taliban cho hay.
Phiến quân Taliban đang chiến đấu với những nhóm thề trung thành với IS
Tờ Sunday Times của Anh mới đây đã dẫn lời một “chỉ huy cấp cao của Taliban” cho biết, Tổng thống Putin đã gặp lãnh đạo nhóm này là Mullah Akhtar Mansour hồi tháng 9 để bàn về việc hợp tác.
Mansour, phó thủ lĩnh và trợ lí của người sáng lập Taliban là Mullah Mohammad Omar, đã đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào sau khi Omar chết từ hơn 2 năm trước.
Video đang HOT
Các tay súng Taliban đang tham gia vào cuộc chiến đẫm máu với nhiều nhóm phiến quân tuyên bố trung thành với IS, nhất là ở tỉnh phía đông Nangarhar, Afghanistan. Ngoài ra, nội bộ Taliban cũng đang diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực do nhiều phe phái không chấp nhận việc Mansour trở thành lãnh đạo.
Moscow đang tiến hành không kích IS ở Syria, đồng thời cũng bày tỏ quan ngại về việc nhóm khủng bố này có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình từ Afghanistan sang các nước láng giềng trong đó có Tajikistan và Uzbekistan.
Theo_An ninh thủ đô
Nga mở rộng cuộc chiến chống IS sang Trung Á
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đang tính đến chuyện mở các kênh liên lạc với Taliban để trao đổi thông tin.
Trong một tín hiệu cho thấy Nga đang mở rộng cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sang Trung Á, chính phủ nước này ngày 23/12 cho biết đang tiến hành trao đổi thông tin với nhóm phiến quân Taliban tại Afghanistan, cũng như cân nhắc tăng cường hiện diện quân sự tại Tajikistan và Kyrgyzstan.
Vụ trưởng Vụ châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Nga Zamir Kabulov ngày 23/12 cho biết, về mặt khách quan, Nga và Taliban đều quan tâm tới cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Và đây cũng chính là lý do khiến Nga tính đến chuyện mở các kênh liên lạc với Taliban để trao đổi thông tin.
Các phiến quân Nhà nước Hồi giáo. (ảnh: IG)
Theo ông Kabulov, nhóm phiến quân Taliban tại Afghanistan cũng như Taliban tại Pakistan đã tuyên bố không thừa nhận thủ lĩnh nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng Al-Baghdadi là "vua", cũng như không thừa nhận nhóm nổi dậy này.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng khẳng định sự tồn tại của những mối quan tâm chung giữa Nga và Taliban trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng và kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế hợp tác nhằm chống lại mối đe dọa từ nhóm cực đoan tàn bạo này.
"Lãnh thổ của quốc gia Trung Á này, cũng như các đối tác và đồng mình của Nga tại khu vực đang trở thành mục tiêu của các lực lượng Hồi giáo cựcc đoan. Trước tình hình nguy hiểm và đang ngày càng xấu đi, toàn thể cộng đồng quốc tế cần đoàn kết hơn nữa trên cơ sở các quy tắc của luật pháp quốc tế và tiến hành các nỗ lực phối hợp nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố", người phát ngôn bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói.
Tuy nhiên việc hợp tác chỉ trong khuôn khổ cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Nga vẫn xem Taliban là một tổ chức khủng bố, cũng giống như nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Nước Nga chiến đấu với mối đe dọa IS từ bên trong lãnh thổ
VOV.VN - Các quan chức Nga đang nỗ lực đối phó với mối đe dọa từ tổ chức khủng bố IS cả ở bên trong lãnh thổ nước này lẫn dọc theo biên giới phía nam của họ.
Hơn nữa, đối với Nga, Taliban là một mối đe dọa, nhất là kể từ khi Taliban kiểm soát các vùng lãnh thổ của Afghanistan gần biên giới với Tajikistan, một nước thuộc Liên Xô trước đây và hiện là một đồng minh của Nga.
Chính vì thế, mọi hành động của Nga tại khu vực đều được tiến hành trên cơ sở sự cân nhắc kỹ lưỡng để không ảnh hưởng tới sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các nước.
Cùng với việc hợp tác với Taliban, Quân đội Nga đã tăng cường sự hiện diện quân sự tại Tajikistan khi điều thêm các máy bay trực thăng hiện đại tới căn cứ quân sự đặt tại nước này.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng cho biết, nước này sẵn sàng hợp tác với quân đội Kyrgyzstan thông qua việc gửi vũ khí nhằm chống lại sự hiện diện của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại khu vực.
Theo ông, Nga sẽ làm mọi việc có thể để đẩy nhanh tiến trình trang bị cho các lực lượng Kyrgyzstan để họ có thể đối mặt với mọi mối đe dọa từ Afghanistan.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng thừa nhận, sự xuất hiện của nhóm nhà nước Hồi giáo tự xưng tại Afghanistan cũng đồng nghĩa với thách thức ngày càng tăng đối với những nỗ lực của Nga và cộng đồng quốc tế./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
Taliban tại Pakistan phủ nhận al-Baghdadi là thủ lĩnh Hồi giáo Taliban tại Pakistan đã bác bỏ tuyên bố của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi rằng tên này là lãnh đạo toàn cầu của người Hồi giáo. Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. (Nguồn: diplomat.so) Theo hãng Reuters, ngày 19/12, Taliban tại Pakistan đã bác bỏ tuyên bố của thủ lĩnh tổ chức Nhà nước...