Taliban muốn thiết lập quan hệ với các nước, đặc biệt là Mỹ
Người đồng sáng lập Taliban, Abdul Ghani Baradar, cho biết lực lượng này muốn thiết lập quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ.
Người đồng sáng lập Taliban Abdul Ghani Baradar (Ảnh: AFP).
“ Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan muốn thiết lập quan hệ ngoại giao và thương mại với tất cả các nước, đặc biệt là với Mỹ”, Abdul Ghani Baradar, người đồng sáng lập lực lượng Taliban, viết trên Twitter ngày 21/8.
“Chúng tôi chưa bao giờ nói về việc cắt đứt quan hệ thương mại với bất kỳ quốc gia nào. Tin đồn về việc này chỉ là tuyên truyền. Nó không đúng sự thật”, Baradar cho biết.
Baradar, người được tin sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của Afghanistan, hôm 21/8 đã đến thủ đô Kabul, không lâu sau khi trở lại Afghanistan sau 20 năm sống lưu vong. Tại đây, Baradar có cuộc họp với “các thủ lĩnh thánh chiến, các chính trị gia về việc thành lập một chính phủ toàn diện”.
Một phát ngôn viên của Taliban cho biết, lực lượng này dự kiến sẽ công bố cơ cấu chính phủ mới ở Afghanistan trong vài tuần tới. Người phát ngôn khẳng định, mô hình chính phủ mới tuy không hẳn là một nền dân chủ theo định nghĩa của phương Tây, nhưng sẽ bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người.
“Các chuyên gia về luật pháp, tôn giáo và chính sách đối ngoại của Taliban sẽ công bố cơ cấu điều hành mới trong vài tuần tới”, người phát ngôn của Taliban nói với Reuters hôm 21/8.
Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan hôm 15/8 sau khi chiếm hầu hết lãnh thổ nước này, trong đó có thủ đô Kabul. Tổng thống Ashraf Ghani, người đứng đầu chính phủ Afghanistan được phương Tây hậu thuẫn, đã kịp chạy ra nước ngoài trước khi các tay súng chiếm dinh tổng thống.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ cơ cấu quyền lực trong chính quyền mới do Taliban lập ra, nhưng nhiều người dự đoán, Baradar sẽ đóng vai trò quan trọng trong bộ máy này và rất có thể là vị trí tương đương tổng thống.
Baradar thành lập Taliban vào năm 1994 cùng với 3 thủ lĩnh khác và đảm nhận vai trò là đại diện đàm phán của lực lượng này trong các cuộc hòa đàm ở Doha, Qatar. Năm 2010, ông bị bắt tại Karachi, Pakistan sau một chiến dịch chung giữa Mỹ và Pakistan.
Baradar được phóng thích vào năm 2018 theo đề nghị của chính phủ Mỹ để ông có thể đóng vai trò là đại diện Taliban tham gia hòa đàm. Năm ngoái, thủ lĩnh này đã liên lạc với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và trở thành thủ lĩnh đầu tiên của tổ chức này liên hệ với một tổng thống Mỹ. Baradar được cho là có tư tưởng ủng hộ đối thoại với Mỹ.
Người phát ngôn Taliban Zabiullah Mujahid ngày 19/8 cũng tuyên bố lực lượng này mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị với mọi quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ.
“Thế giới không nên sợ chúng tôi. Chúng tôi cần được công nhận. Chúng tôi muốn có quan hệ hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ”, Mujahid cho biết.
Sau khi kiểm soát thủ đô Kabul, Taliban dường như đã thể hiện một hình ảnh rất khác so với trước đây. Giới quan sát cho rằng đây là chiến lược của Taliban nhằm thay đổi hình ảnh thành một lực lượng có trách nhiệm phù hợp để điều hành một quốc gia.
Tại cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul hôm 16/8, người phát ngôn Mujahid cho biết Taliban “không muốn có bất kỳ kẻ thù nào dù là bên trong hay bên ngoài đất nước”, đồng thời khẳng định có “sự khác biệt rất lớn” giữa lực lượng Taliban bây giờ và 20 năm trước.
Người nổi tiếng mạng xã hội Afghanistan lo sợ bị Taliban trả thù
Những người trẻ có ảnh hưởng trên mạng xã hội Afghanistan đã "lui về ở ẩn" hoặc bỏ trốn vì lo sợ có thể gặp nguy hiểm khi Taliban lên nắm quyền.
(Ảnh minh họa: Aljazeera).
Mạng xã hội của nữ ca sĩ nổi tiếng Sadiqa Madadgar cũng giống như bất kỳ người trẻ có ảnh hưởng nào khác ở Afghanistan cho đến khi các chiến binh Taliban tiến vào thủ đô Kabul và giành quyền lực.
Sự trở lại của phong trào vũ trang Taliban đã gây ra một làn sóng chấn động trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội tại Afghanistan.
Những tên tuổi có ảnh hưởng trên mạng xã hội Afghanistan đã trở nên kín tiếng và nhiều cư dân mạng ồ ạt xóa bỏ những gì họ từng đưa lên mạng vì lo sợ chính điều đó có thể khiến cuộc sống của họ gặp nguy hiểm sau này.
Từng là thí sinh của cuộc thi hát thực tế "Ngôi sao Afghanistan", Madadgar đã thu hút một lượng lớn người theo dõi với giọng hát tuyệt vời của cô gái trẻ xinh đẹp. Ngay sau khi các tay súng Taliban chiếm giữ Kabul, Madadgar đã khóa tài khoản mạng xã hội.
Hàng triệu thanh niên Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ và các tôn giáo thiểu số, lo sợ rằng những gì họ từng đưa lên mạng giờ đây có thể khiến cuộc sống của họ gặp nguy hiểm.
Nhiều người chưa quên chuyện Taliban áp đặt luật Hồi giáo Sharia khắc nghiệt khi nắm quyền ở Afghanistan từ năm 1996-2001. Phụ nữ phải mặc đồ kín từ đầu đến chân, không được phép học tập hay làm việc và cấm ra ngoài một mình nếu không có đàn ông đi cùng. Tivi, âm nhạc và các ngày lễ không theo đạo Hồi bị cấm, và cũng cấm bé gái đi học. Taliban, vào thời điểm đó, sẵn sàng tử hình phụ nữ ngoại tình, những người thể hiện quan điểm không theo đạo Hồi...
Ayeda Shadab là biểu tượng thời trang của nhiều phụ nữ trẻ Afghanistan với 290.000 người theo dõi trên Instagram và 400.000 người trên Tiktok. Mỗi ngày, cô làm mẫu quảng cáo cho những bộ trang phục mới nhất có trong cửa hàng Kabul cao cấp của chính mình.
Nhưng những kế hoạch mục tiêu của một nữ doanh nhân thời thượng như cô nhanh chóng bị dập tắt khi Taliban lên nắm quyền. "Nếu Taliban chiếm Kabul, những người như tôi sẽ không còn an toàn nữa. Những phụ nữ như tôi, những người không đeo khăn che mặt, những người làm việc, họ không thể chấp nhận điều đó", cô nói với Đài truyền hình ZDF của Đức trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Quá sợ hãi về sự trở lại của Taliban, Ayeda Shadab phải chạy trốn. Trong một thông báo gửi đến những người theo dõi gần đây, cô cho biết đã chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Không chỉ Ayeda Shadab, những người nổi tiếng và có ảnh hưởng nổi bật khác ở lại trong nước cũng cố gắng rời đi.
Aryana Sayeed, một trong những ngôi sao nhạc pop nổi tiếng nhất Afghanistan, đã đăng một bức ảnh tự sướng chụp vào hôm 18/8 trên chuyến bay sơ tán của quân đội Mỹ đến Doha. "Tôi vẫn khỏe và sống sau một vài đêm không thể nào quên", cô viết trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, nhiều người khác đã không được may mắn như vậy.
Zaki Anwari là một cầu thủ bóng đá đầy triển vọng từng chơi cho đội trẻ của Afghanistan và thường đăng những bức ảnh đẹp và rất thời trang lên mạng xã hội.
Hôm 19/8, Liên đoàn thể thao của Afghanistan xác nhận, thanh niên 19 tuổi này là một trong những người đã rơi xuống đất tử nạn sau khi cố bám vào càng máy bay sơ tán của Mỹ ở sân bay Kabul.
Sau khuyến nghị từ các nhà hoạt động, nhà báo và các nhóm xã hội dân sự, Facebook đã công bố các biện pháp an ninh mới cho phép người dùng ở Afghanistan nhanh chóng khóa tài khoản của họ.
Facebook, cũng sở hữu các nền tảng mạng xã hội phổ biến khác là WhatsApp và Instagram cho biết, đã thành lập một trung tâm hoạt động đặc biệt "để ứng phó với các mối đe dọa mới".
Nhóm vận động Human Rights First (HRF) của Mỹ đã công bố hỗ trợ giúp người dùng Afghanistan có thể xóa lịch sử kỹ thuật số.
Raman Chima, từ nhóm vận động quyền kỹ thuật số Access Now, cũng cảnh báo các nội dung trực tuyến tương đối trần tục có thể khiến Taliban nổi giận và trả thù.
"Họ (những người dùng mạng xã hội) có thể bị trừng phạt, bị buộc tội là kẻ ngoại đạo hoặc phi Hồi giáo theo quan điểm của không chỉ Taliban mà còn các nhóm cực đoan tôn giáo khác ở Afghanistan", ông cảnh báo.
Lộ diện nhân vật có thể đứng đầu "Vương quốc Hồi giáo" Afghanistan Truyền thông thế giới đang chú ý tới một nhân vật có thể trở thành người đứng đầu "Vương quốc Hồi giáo" mà Taliban thành lập tại Afghanistan. Thủ lĩnh cấp cao của Taliban Mullah Baradar (giữa) trong đoàn đàm phán tham dự hội nghị về hòa bình Afghanistan ở Moscow, Nga hồi tháng 3/2021 (Ảnh: Reuters). Theo The Diplomat, Thủ lĩnh chính...