Taliban lệnh cho nữ giới Bộ Tài chính ‘đưa đàn ông trong nhà tới đây’
Các nữ nhân viên thuộc Bộ Tài chính Afghanistan bất ngờ bị yêu cầu đề xuất người thân là nam giới đến làm thay vị trí của họ vì “ Taliban cần một người đàn ông thay vì phụ nữ”.
Chính quyền Taliban yêu cầu các nữ viên chức thuộc Bộ Tài chính Afghanistan phải cử một người thân là nam giới đến làm việc thay thế họ, một năm sau khi các nữ nhân viên chính phủ bị cấm đi làm và phải ở nhà, theo Guardian.
Các nữ viên chức đã nhanh chóng bị yêu cầu ở nhà ngay khi Taliban lên nắm quyền vào tháng 8/2021 và bị cắt giảm lương nặng nề để không được làm gì.
Thiệt hại 1 tỷ USD ngay lập tức
Một số người thậm chí bị quan chức chính quyền Taliban gọi điện yêu cầu họ giới thiệu người thân là nam giới lên thay thế vị trí của họ vì “khối lượng công việc tăng lên và họ cần một người đàn ông thay vì phụ nữ”.
Sima Bahous, Giám đốc điều hành của UN Women, chia sẻ rằng: “Những hạn chế hiện tại trong vấn đề việc làm của phụ nữ ước tính dẫn đến thiệt hại kinh tế ngay lập tức lên tới một tỷ USD, tương đương 5% GDP của Afghanistan”.
Một giáo viên ở trường học tại Kabul. Sau khi Taliban nắm quyền, chỉ có nhân viên y tế nữ và giáo viên nữ mới được đi làm, phụ nữ trong các ngành nghề khác đều được lệnh ở nhà. Ảnh: AFP.
Maryam, 37 tuổi, nhận được cuộc gọi từ phòng nhân sự của Bộ Tài chính Afghanistan. Bà nói: “Họ yêu cầu tôi đề xuất một người đàn ông trong gia đình thay thế vị trí của tôi tại Bộ, để họ có thể sa thải tôi”.
Maryam có bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh, cống hiến tại Bộ Tài chính Afghanistan hơn 15 năm cho đến khi lên vị trí trưởng một bộ phận. Giọng bà run lên vì thất vọng: “Làm thế nào tôi có thể dễ dàng giới thiệu người khác thay thế và người ấy có thể làm việc hiệu quả như tôi không?”.
Video đang HOT
“Đây là vị trí khó, tôi đã được đào tạo, có nhiều năm kinh nghiệm và nhiều kĩ thuật chuyên môn để làm việc. Nếu bị thay thế, thì điều gì sẽ xảy ra với tôi?”, Maryam đặt câu hỏi.
“Kể từ khi lên nắm quyền, Taliban đã giáng chức tôi và giảm lương của tôi từ 60.000 AFN (682 USD) xuống còn 12.000 AFN (136 USD). Tôi thậm chí không thể trả nổi học phí cho con trai. Khi tôi thắc mắc về điều này, một quan chức đã thô lỗ đuổi tôi ra khỏi văn phòng của ông ta và nói rằng việc cách chức của tôi là không thể thương lượng được”, bà nói.
Sắc lệnh độc hại
Không rõ liệu các nữ nhân viên thuộc các cơ quan khác có gặp tình trạng tương tự hay không. Maryam cho biết ít nhất 60 nữ nhân viên của Bộ Tài chính đã nhận được cuộc gọi tương tự.
Sima Bahous, giám đốc UN Woman, lo ngại về tình trạng của phụ nữ Afghanistan hiện nay. Ảnh: Shutterstock.
Sahar Fetrat, trợ lý nghiên cứu của bộ phận quyền phụ nữ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), cho biết: “Taliban có lịch sử gạt bỏ phụ nữ khỏi xã hội, nên điều này là không mới”.
HRW đã điều tra tình trạng mất việc làm và sinh kế của phụ nữ ở tỉnh Ghazni kể từ tháng 8/2021, khi Taliban nắm chính quyền ở Kabul. Một người tham gia phỏng vấn cho biết: “Hầu hết phụ nữ có việc làm trước được phỏng vấn đều đã mất việc”.
“Chỉ có nhân viên y tế nữ và giáo viên nữ mới được đi làm. Phụ nữ thuộc các lĩnh vực khác đều phải ở nhà”.
Bà Fetrat nói: “Trong chế độ tồi tệ của Taliban, phụ nữ thuộc về đàn ông như một tài sản và một vật đại diện cho danh dự của gia đình”.
“Do đó, trong một số trường hợp kiểu này, họ trao công việc và chức danh của phụ nữ cho người thân là nam giới và sẽ trừng phạt những người đàn ông về hành vi và trang phục nơi công cộng của người phụ nữ của họ”, cô nói. Theo sắc lệnh được ban hành vào tháng 5, những nam “giám hộ” của người phụ nữ “không che mặt” xuất hiện ở nơi công cộng sẽ bị phạt và bỏ tù vì tội này.
Những chính sách này áp đặt các tiêu chuẩn mới về “hành vi có hại trong xã hội và coi phụ nữ như một món đồ. Nó có một thông điệp, đặc biệt dành cho nam giới trẻ tuổi rằng họ “sở hữu’” phụ nữ trong gia đình và họ phải hành động như một cơ quan đạo đức và xử lý tư cách của phụ nữ”.
Những tấm ảnh phụ nữ bị bôi đen ở Kabul sau khi Taliban lên nắm quyền. Ảnh: AFP.
Maryam và các nữ đồng nghiệp đang vận động để phản đối chính sách của Taliban. “Chúng tôi không chấp nhận yêu cầu đó và sẽ cố gắng yêu cầu họ thay đổi nó”, bà nói, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ và đoàn kết.
Afghanistan đang trong vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo nghiêm trọng. Theo Liên Hợp Quốc, 20 triệu người hiện phải đối mặt với nạn đói, hơn 9 triệu người phải di dời kể từ khi Taliban lên nắm quyền và trồng trọt thất bát vì hạn hán nghiêm trọng.
Taliban chi nửa tỉ 'đô' trả lương công chức, kể cả phụ nữ
Chính quyền Taliban vừa phê duyệt kế hoạch ngân sách đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền với phần lớn dành để chi trả lương cho công chức - những người đã không nhận được đồng nào kể từ tháng 8 năm ngoái.
Thành viên Taliban xem một trận bóng đá ở Kandahar ngày 13-1 - Ảnh: AFP
"Lần đầu tiên trong hai thập kỷ, chúng tôi đã tự tổ chức và thông qua ngân sách hoàn toàn không phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Đó là một thành tựu rất lớn đối với chúng tôi", người phát ngôn Bộ Tài chính của Taliban, Ahmad Wali Haqmal tỏ ra đầy tự hào.
Ngân sách mà chính quyền Taliban thông qua ngày 13-1 trị giá 53,9 tỉ afghani (khoảng 508 triệu USD) và chỉ dành cho quý đầu tiên của năm 2022.
Theo Hãng thông tấn AFP, gần như toàn bộ ngân sách sẽ dùng cho việc duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước, trả lương cho công chức.
Phát ngôn viên Haqmal cho biết các công chức nhà nước, với nhiều người đã không được trả lương trong nhiều tháng qua, sẽ bắt đầu nhận lương vào cuối tháng 1 này.
Phụ nữ, những người phần lớn bị ngăn cản không cho trở lại công sở, cũng sẽ được trả lương. "Chúng tôi vẫn tính họ đang làm việc. Chúng tôi không sa thải họ", đại diện Bộ Tài chính Afghanistan nhấn mạnh.
Khoảng 4,7 tỉ afghani sẽ được chi cho các dự án phát triển bao gồm hạ tầng giao thông. "Đó là số tiền nhỏ nhưng là những gì chúng tôi có thể làm bây giờ", ông Haqmal nói.
Viện trợ quốc tế từng chiếm 40% GDP của Afghanistan và 80% ngân sách của nước này khi chính quyền do Mỹ hậu thuẫn còn kiểm soát Afghanistan.
Khi chính quyền này sụp đổ vào tháng 8 năm ngoái và Taliban lên nắm quyền, các cường quốc phương Tây đã đóng băng hàng tỉ USD viện trợ và tài sản của Afghanistan ở nước ngoài. Điều này dẫn tới việc Afghanistan trải qua "cú sốc tài khóa chưa từng có", theo Liên Hiệp Quốc.
Số tiền cho ngân sách quý 1-2022 lấy từ nguồn thu thuế, thương mại và khai thác tài nguyên ở Afghanistan. Chính quyền Taliban dự kiến công bố ngân sách hằng năm vào tháng 3 tới, theo AFP.
Tình hình tại Afghanistan vẫn đang hết sức khó khăn với hơn một nửa dân số đối mặt nguy cơ thiếu ăn.
Hôm 13-1, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tiếp tục kêu gọi Mỹ và Ngân hàng Thế giới dỡ bỏ lệnh đóng băng các tài sản của Nhà nước Afghanistan để ngăn "cơn ác mộng đang diễn ra" trở nên tồi tệ hơn.
Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc hy vọng hơn 1,2 tỉ USD từ Quỹ Tín thác tái thiết Afghanistan (ARTF) sẽ được giải ngân để giúp người dân Afghanistan sống sót qua mùa đông.
"Nhiệt độ đóng băng và tài sản bị đóng băng là sự kết hợp gây chết người đối với người dân Afghanistan", ông Guterres nêu lo ngại.
Chính quyền Taliban lập kế hoạch ngân sách mới không có nguồn viện trợ nước ngoài Bộ Tài chính Afghanistan dưới sự quản lý của chính quyền Taliban đang lập dự thảo ngân sách quốc gia và đây là lần đầu tiên trong hai thập kỷ dự thảo ngân sách này không có nguồn viện trợ của nước ngoài. Trẻ em Afghanistan chờ nhận thực phẩm hỗ trợ của một tổ chức từ thiện tư nhân tại thành phố...