Taliban kiểm soát Afghanistan sau 20 năm nuôi mộng hồi sinh quyền lực
Sau khi bị lật đổ năm 2001, lực lượng Taliban vẫn luôn tìm cách chống lại chính phủ Afghanistan và chờ thời cơ hồi sinh quyền lực.
Taliban giành quyền kiểm soát phần lớn Afghanistan, tuyên bố kế hoạch lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan (Ảnh: Getty).
Lực lượng Taliban ngày 15/8 tuyên bố cuộc chiến ở Afghanistan đã kết thúc sau 20 năm. “Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với tất cả các nhân vật của chính quyền cũ và đảm bảo họ có được sự bảo vệ cần thiết. Tôi cho rằng, các lực lượng nước ngoài không nên lặp lại sai lầm ở Afghanistan một lần nữa”, người phát ngôn Taliban Mohammad Naeem nói với hãng tin Al-Jazeera.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Taliban giành quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ Afghanistan, chiếm dinh tổng thống và công bố kế hoạch lập “Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan”. Cuộc chiến mà người phát ngôn Taliban đề cập đến là cuộc chiến kéo dài suốt 20 năm qua giữa lực lượng này với chính quyền được các nước phương Tây hậu thuẫn nhằm khôi phục quyền lực đã mất.
Taliban là ai?
Video đang HOT
Taliban kiểm soát Afghanistan từ năm 1995 trước khi bị lật đổ năm 2001 (Ảnh: Reuters).
Taliban vốn là một phong trào Hồi giáo được thành lập ở miền nam Afghanistan bởi thủ lĩnh có tên Mullah Mohammad Omar. Ban đầu, lực lượng này được phương Tây tài trợ với mục đích chống lại lực lượng Liên Xô tại Afghanistan.
Sau khi quân đội Liên Xô rút đi, Taliban bắt đầu kiểm soát Afghanistan từ năm 1995. Tuy nhiên, Taliban đã nhanh chóng bị lật đổ vào năm 2001 khi Mỹ cho rằng Taliban nương náu cho trùm khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden để lên kế hoạch cho vụ tấn công khủng bố kinh hoàng 11/9 ở Mỹ.
Taliban đã từ chối đề nghị của Mỹ bàn giao bin Laden, do vậy, quân đội Mỹ đã nhanh chóng lật đổ chính quyền của Mullah Omar và lập ra một chính phủ do phương Tây hậu thuẫn. Cũng kể từ đó, Mỹ và các đồng minh rơi lún sâu vào cuộc chiến ở Afghanistan, chi hàng chục tỷ USD để hỗ trợ duy trì an ninh ở quốc gia Trung Nam Á này trước nguy cơ trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố.
Trong khi đó, Mullah Omar và các thủ lĩnh khác của Taliban đã chạy sang Pakistan lánh nạn và lập một chiến dịch nổi dậy nhằm giành lại quyền lực đã mất.
Trong suốt 20 năm, Taliban vẫn duy trì bộ máy nhà nước riêng với tên gọi Nhà nước Hồi giáo Afghanistan, có cờ riêng. Taliban có một hội đồng lãnh đạo gồm 26 thành viên, hoạt động như một nội các có vai trò đưa ra quyết định và giám sát 13 ủy ban.
Tháng 2/2020, Mỹ và Taliban đã ký kết một thỏa thuận lịch sử, trong đó đưa ra thời hạn 14 tháng để Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan. Tuy vậy, khi Mỹ và các lực lượng đồng minh bắt đầu rút đi từ cuối tháng 5 năm nay, các cuộc hòa đàm giữa Taliban và chính phủ Afghanistan nhằm chấm dứt nội chiến không đạt được nhiều tiến triển.
Taliban muốn gì?
Dù bị thất thế năm 2001, nhưng suốt 20 năm qua, Taliban đã không ngừng mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ Afghanistan và không che giấu kế hoạch lật đổ chính quyền một lần nữa.
Quy mô lực lượng của Taliban hiện nay được cho là lớn mạnh nhất kể từ năm 2001. Theo ước tính mới đây của NATO, Taliban có tới 85.000 tay súng thường trực.
Taliban muốn khôi phục quyền lực ở Afghanistan, khôi phục đạo luật Hồi giáo hà khắc (Ảnh minh họa: Reuters).
Mục đích của lực lượng này là khôi phục đạo luật Hồi giáo Sharia tại Afghanistan, những người không thể rời Afghanistan sau khi Taliban giành quyền kiểm soát sẽ phải tuân thủ một lối sống mà họ chưa từng trải qua hai thập niên qua. Đạo luật này có những quy định như cấm xem truyền hình, âm nhạc, cấm trẻ em gái đến trường, buộc phụ nữ phải đeo khăn trùm đầu, che mặt.
Trong các cuộc hòa đàm những năm gần đây, các thủ lĩnh Taliban cam kết với phương Tây rằng, phụ nữ Afghanistan sẽ được hưởng bình quyền, trong đó được phép làm việc tại công sở, được học tập. Đầu năm nay, Taliban tuyên bố họ muốn lập ra một hệ thống Hồi giáo đưa ra các quy định về quyền của phụ nữ và phù hợp với truyền thống văn hóa cũng như các quy tắc tôn giáo. Tuy vậy, mới đây, một nhóm tay súng Taliban đã tiến vào văn phòng của một ngân hàng ở Kandahar, yêu cầu 9 nữ nhân viên ở đây rời đi, yêu cầu họ không được đi làm trở lại, và có thể chọn họ hàng là nam giới thay thế.
Taliban lấy nguồn tài chính từ đâu và được ai công nhận?
Theo Sky News , Taliban có nhiều nguồn thu khác nhau, trong đó có nguồn thu từ thuế tại những khu vực mà họ kiểm soát ở Afghanistan. Ngoài ra, lực lượng này cũng nhận tài trợ từ những người ủng hộ.
Lần cuối cùng Taliban giành quyền lực ở Afghanistan vào những năm 1990, chỉ có 4 nước công nhận Taliban là Pakistan, Turkemnistan, Ả rập Xê út và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Hầu hết các nước không công nhận Taliban, còn Mỹ và Liên Hợp Quốc đã áp các lệnh trừng phạt tổ chức này. Tuy nhiên, một số nước như Trung Quốc phát đi tín hiệu rằng, họ có thể công nhận Taliban là một thể chế hợp pháp.
Taliban xác nhận cử phái đoàn dự hội nghị hòa bình Afghanistan do Nga bảo trợ
Ngày 15/3, người phát ngôn của lực lượng Taliban Mohammad Naeem xác nhận lực lượng này sẽ cử một phái đoàn gồm 10 người đến tham dự hội nghị hòa bình Afghanistan do Nga bảo trợ, dự kiến diễn ra ngày 18/3 tới.
Người phát ngôn của lực lượng Taliban, Mohammad Naeem. Ảnh: AFP
Ông Naeem cho biết dẫn đầu phái đoàn trên là ông Mullah Baradar, phó thủ lĩnh đồng thời cũng là trưởng đoàn đàm phán của Taliban trong các cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian tại Qatar. Hội nghị do Nga bảo trợ là một trong những sáng kiến ngoại giao nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình Afghanistan đang bị đình trệ, trong đó có mời các nhân tố quan trọng trong khu vực, bao gồm đại diện chính phủ và chính khách Afghanistan. Trước đó, ngày 14/3, Chính phủ Afghanistan cũng đã xác nhận rằng sẽ tham gia hội nghị trên.
Tiến trình hòa bình Afghanistan rơi vào bế tắc khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban tại thủ đô Doha của Qatar đình trệ. Hiện tiến trình hòa bình đang bước vào giai đoạn quan trọng khi ngày 1/5 là hạn chót để các lực lượng nước ngoài rút khỏi Afghanistan và Mỹ xem xét lại các cam kết quân sự của mình tại quốc gia Tây Nam Á này.
Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gửi thư tới Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, trong đó hối thúc thực thi nỗ lực hòa bình do Liên hợp quốc dẫn dắt, đồng thời đề xuất để Thổ Nhĩ Kỳ đứng ra đăng cai một hội nghị hòa bình cho Afghanistan. Dự kiến tham dự hội nghị này có đại diện Chính phủ Afghanistan, lực lượng Taliban cùng đại diện các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pakistan, Iran và Ấn Độ. Ông Blinken cũng cho biết trong số các phương án đang xem xét, Mỹ cũng cân nhắc việc rút quân hoàn toàn trước hạn ngày 1/5.
Chính phủ Afghanistan và Taliban nối lại đàm phán hòa bình Trong bối cảnh bạo lực leo thang, Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban đã trở lại bàn đàm phán, chấm dứt sự trì hoãn kéo dài hơn một tháng giữa lúc hy vọng rằng hai bên có thể nhất trí giảm bạo lực và cuối cùng đạt được một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Các thành viên phái đoàn Taliban tại lễ...