Taliban kêu gọi Tổng thống Mỹ đắc cử Biden ca ngợi thỏa thuận rút quân của ông Trump
Nhóm phiến quân Taliban đã kêu gọi Tổng thống đắc cử Joe Biden ca ngợi thỏa thuận do ông Donald Trump thúc đẩy về việc rút toàn bộ lính Mỹ khỏi Afghanistan vào tháng 5 tới.
Các binh sĩ Mỹ nhận balo cá nhân sau khi trở về từ Afghanistan hôm 10/12/2020. Ảnh: AFP
Tờ Bloomberg dẫn tuyên bố của người phát ngôn Taliban Mohammad Naeem ngày 18/1 cho biết nhóm phiến quân này muốn ông Joe Biden có bài phát biểu ca ngợi quyết định trên để nhằm bảo đảm tiến trình đàm phán hòa bình tại Afghanistan cũng như chấm dứt cuộc chiến tranh dài hai thập kỷ này.
Nhân vật cấp cao này tuyên bố: “Cần phải đưa ra các hành động ngay bây giờ để chấm dứt chiến tranh, chứ không phải kéo dài nó. Thỏa thuận trên được ban hành nhằm mục đích này”. Ông Naeem đã ám chỉ thỏa thuận giữa Taliban và Mỹ được ký kết hồi tháng 2/2020 để dọn đường cho việc toàn bộ binh sĩ Mỹ vào tháng 5 để đảm bảo an toàn cho lực lượng Taliban. Theo ông, việc thiếu triển khai toàn diện thỏa thuận có thể tác động đến tiến trình đàm phán đang diễn ra.
Lời kêu gọi của nhóm Taliban được đưa ra ít ngày sau khi Mỹ quyết định giảm sự hiện diện của binh sĩ tại Afghanistan từ 4.500 người xuống còn 2.500 người theo chỉ thị của Tổng thống Donald Trump, bất chấp sự phản đối của các nhà lập pháp đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Giới lập pháp cho rằng động thái trên có thể gây tác động tiềm tàng đến những chiến dịch chống khủng bố tại khu vực.
Video đang HOT
Trong khi chưa rõ liệu ông Joe Biden có rút toàn bộ binh sĩ Mỹ vào thời hạn tháng 5 hay không, người được ông bổ nhiệm làm Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan từng phát biểu với CNN hồi đầu tháng rằng chính quyền mới sẽ ủng hộ biện pháp “ngoại giao” với Taliban. Cố vấn Sullivan kêu gọi nhóm phiến quân Taliban cắt đứt quan hệ với mạng lưới Al-Qaeda cùng các nhóm khủng bố khác cũng như giảm bạo lực và tham gia đàm phán thiện chí với Chính phủ Afghanistan.
Đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Biden hiện từ chối xem xét đề nghị trên.
Ông Andrew Watkins, nhà phân tích cao cấp tại nhóm International Crisis Group, đánh giá thời hạn rút quân vào ngày 1/5 là một trong những thử thách lớn nhất cho tiến trình hòa bình và là quyết định khẩn cấp nhất đối với chính quyền của ông Biden sắp tới.
Theo phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Afghanistan Rahmatullah Andar, việc cắt giảm quân đội Mỹ – lực lượng hỗ trợ trên không cho các lực lượng Afghanistan – sẽ không ảnh hưởng đến khả năng của các lực lượng Afghanistan trong việc chống lại Taliban.
Chính phủ Afghanistan và Taliban đã nối lại đàm phán vào đầu tháng 1 trong bối cảnh vừa xảy ra loạt vụ sát hại các nhà báo, nhân viên chính phủ và nhà hoạt động nhân quyền độc lập.
Trong vụ tấn công bằng súng chưa được thừa nhận mới nhất tại Kabul, hai nữ thẩm phán Tòa án Tối cao đã bị giết hại khi đang trên đường đi làm hôm 17/1. Làn sóng bạo lực mới đã gây ra nỗi sợ hãi chưa từng có đối với người dân Afghanistan, đồng thời buộc một số nhà báo nổi tiếng phải chạy khỏi đất nước này.
Kể từ tháng 11/2020, 5 nhà báo đã thiệt mạng trong các vụ tấn công có chủ đích và 2 người khác chết ở Kabul chưa rõ nguyên nhân. Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và Chính phủ Mỹ cáo buộc Taliban tiến hành các vụ giết người song nhóm này phủ nhận.
Nhằm nỗ lực chấm dứt tình tạng đổ máu, đội đàm phán của ông Ghani đang thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn trước khi đàm phán các mục chính khác trong chương trình nghị sự – bao gồm cả thỏa thuận chia sẻ quyền lực – với Taliban. Tuy nhiên, nhóm này muốn tuyên bố ngừng bắn trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phán.
Afghanistan và Taliban nối lại các cuộc đàm phán hòa bình tại Doha
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, các nhà đàm phán của Chính phủ Afghanistan ngày 5/1 đã quay trở lại Doha để tham dự vòng đàm phán thứ 2 với lực lượng Taliban sau khi chính quyền Kabul tố cáo phiến quân cản trở các cuộc thương lượng trong bối cảnh Mỹ rút dần lực lượng khỏi quốc gia Nam Á này.
Nhiều tháng thảo luận vẫn chưa mang lại bước tiến triển nào đáng kể, cuối cùng 2 bên gần đây đã nhất trí về nghị trình đàm phán vòng tiếp theo và đây được coi là bước đột phá lớn.
Các thành viên phái đoàn Taliban tại lễ khai mạc vòng đàm phán hòa bình với đại diện Chính phủ Afghanistan ở thủ đô Doha, Qatar ngày 12/9/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giữa tháng 12/2020, Chính phủ Afghanistan và Taliban đã thông báo hoãn tiến trình hòa đàm giữa 2 bên được tổ chức tại Qatar đến ngày 5/1/2021, trong khi đại diện chính phủ đề xuất khả năng tổ chức cuộc đàm phán ở trong nước. Cả Chính phủ Afghanistan và Taliban đều cho biết 2 bên đã trao đổi danh sách sơ bộ về những nội dung trong chương trình nghị sự đàm phán và tổ chức các cuộc thảo luận giới thiệu về các chủ đề sẽ được đề cập đến khi tiến trình hòa đàm được khởi động lại.
Chính phủ Afghanistan và Taliban đã đàm bắt đầu đàm phán trực tiếp từ tháng 9/2020, sau khi Mỹ và Taliban ký kết thỏa thuận hồi tháng 2. Theo thỏa thuận, Mỹ cam kết rút toàn bộ lực lượng nước ngoài khỏi Afghanistan vào giữa năm 2021 trong khi Taliban đưa ra các đảm bảo về an ninh và cam kết tiến hành hòa đàm với chính quyền Kabul. Tuy nhiên, hai bên phát sinh nhiều bất đồng về chương trình nghị sự, khung thảo luận và vấn đề tôn giáo, khiến đàm phán rơi vào bế tắc.
Bất chấp tiến trình hòa đàm đang diễn ra, nhiều tháng qua bạo lực vẫn tiếp diễn tại Afghanistan. Taliban liên tục tiến hành các vụ đánh bom khiến nhiều nhân viên an ninh Afghanistan và dân thường thiệt mạng.
Nỗ lực thúc đẩy hòa bình tại Afghanistan Ngày 16/12, đoàn công tác của Ủy ban chính trị Taliban (TPC) ở Afghanistan đã tới Pakistan trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày nhằm xúc tiến các cuộc thảo luận với lãnh đạo nước chủ nhà về tiến trình hòa bình tại Afghanistan. Lực lượng an ninh Afghanistan trong một chiến dịch truy quét lực lượng Taliban tại Kunduz. Ảnh tư liệu:...