Taliban hứa cho phụ nữ Afghanistan đi học, đi làm
Người phát ngôn Taliban cam kết phụ nữ Afghanistan sẽ không chịu phân biệt đối xử và có cơ hội học tập, làm việc “trong khuôn khổ” luật Hồi giáo.
“Tiểu vương quốc Hồi giáo tôn trọng các quyền của phụ nữ trong khuôn khổ luật Hồi giáo Sharia”, người phát ngôn Zabihullah Mujahid ngày 17/8 phát biểu trong cuộc họp báo quốc tế đầu tiên của Taliban sau khi kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan.
Mujahid cho biết phụ nữ tại Afghanistan sẽ được hưởng quyền lợi và “hoạt động trong nhiều ngành và khu vực khác nhau dựa trên luật lệ và quy định”, bao gồm cả giáo dục, y tế, cảnh sát và tư pháp.
“Tôi muốn trấn an mọi người rằng sẽ không có bất kỳ phân biệt đối xử nào đối với phụ nữ, nhưng dĩ nhiên phải trong các khuôn khổ của chúng tôi”, người phát ngôn Taliban trả lời, nhưng không nêu chi tiết các khuôn khổ này.
Người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid trả lời họp báo ngày 17/8 tại Kabul. Ảnh: AP.
Khi được các phóng viên hỏi về khả năng phụ nữ Afghanistan tiếp tục làm việc trong mảng truyền thông, Mujahid lưu ý Taliban vẫn chưa thành lập chính phủ và đất nước cần thời gian để xây dựng luật.
Trước đó, trả lời truyền thông Anh, một người phát ngôn khác của Taliban là Suhail Shaheen khẳng định phụ nữ Afghanistan vẫn được làm việc và học lên cấp đại học. Ông nói Taliban cam kết tôn trọng quyền học tập, làm việc và tự do ngôn luận của phụ nữ “dưới ánh sáng của luật lệ Hồi giáo”.
Video đang HOT
Shaheen không bình luận cụ thể về khả năng phụ nữ giữ vị trí chính trị trong chính quyền tương lai.
Ông bổ sung rằng Taliban sẽ không bắt buộc phụ nữ Afghanistan mang burqa, loại trang phục trùm kín từ đầu đến chân, mà chỉ yêu cầu họ choàng khăn hijab truyền thống của người Hồi giáo. “Đó không phải quy định của chúng tôi, mà là quy định của đạo Hồi”, ông nói, thêm rằng điều này là “vì an toàn của phụ nữ”.
Người phát ngôn Taliban còn nhấn mạnh tổ chức này cam kết không tấn công những lực lượng Mỹ chưa rút khỏi lãnh thổ Afghanistan.
Trong cuộc họp báo sau đó, Mujahid cũng lặp lại thông điệp chính phủ mới không muốn có thêm kẻ thù cả trong lẫn ngoài lãnh thổ và cần tập trung đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. Ông cho hay các đơn vị Taliban đáng lẽ chưa vội tiến vào Kabul, nhưng đổi ý khi nhận thấy chính quyền đương nhiệm “không đủ năng lực” và thành phố cần đảm bảo an ninh.
Thảm cảnh của quân đội tỷ đô Afghanistan
Dù được Mỹ đầu tư hàng chục tỷ USD, quân đội Afghanistan nhiều tháng liền nợ lương binh sĩ, thiếu vũ khí lẫn lương thực và thất bại trước Taliban.
Khi các lực lượng do Mỹ dẫn đầu rút khỏi Afghanistan, Taliban đánh chiếm lãnh thổ nhanh như vũ bão, trong khi quân chính phủ kháng cự yếu ớt, nhiều đơn vị chóng vánh buông súng đầu hàng. Các tay súng Taliban tiến vào thủ đô Kabul hôm 15/8 và nắm quyền lực tại Afghanistan.
Trước khi rút quân, các quan chức Mỹ dự đoán quân chính phủ Afghanistan khó để mất tỉnh nào vào tay Taliban trước mùa thu năm nay. Thế nhưng, Mỹ đã không ngờ được rằng đội quân hơn 300.000 người này lại sụp đổ quá chóng vánh như vậy, dù có ưu thế về kinh nghiệm, số lượng, kinh phí và trang bị trước Taliban.
Kể từ khi mở chiến dịch quân sự tại Afghanistan từ năm 2001, Mỹ đầu tư gần 83 tỷ USD để huấn luyện và trang bị cho các lực lượng an ninh nước này, Foreign Policy đưa tin.
"Chúng tôi đã cung cấp cho các đối tác Afghanistan của mình mọi công cụ. Hãy để tôi nhấn mạnh, mọi công cụ", Tổng thống Joe Biden nói khi bảo vệ quyết định rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi quốc gia Trung Á.
Binh sĩ quân chính phủ Afghanistan tại một điểm kiểm soát ở tỉnh Herat ngày 9/7. Ảnh: Reuters .
Giới chuyên gia nhận định vấn đề của quân chính phủ Afghanistan không nằm ở hoạt động huấn luyện hay cung cấp khí tài, mà nằm ở tình trạng quản lý yếu kém cấp địa phương, nạn tham nhũng và binh sĩ mất tinh thần lẫn ý chí chiến đấu.
Các nguồn tin cho biết Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Afghanistan trong nhiều tháng không trả lương cho binh sĩ hoặc cảnh sát. Các lực lượng an ninh Afghanistan thường không được cung cấp đầy đủ vũ khí, thậm chí thiếu cả thức ăn và nước uống.
Nhiều binh sĩ và cảnh sát bị điều đến những khu vực xa nhà, nơi họ không có bất cứ mối liên hệ nào, khiến một số đào ngũ để trở về bảo vệ gia đình mình. Tình trạng thiếu niềm tin vào chính phủ Afghanistan và nhiều quan chức tuyên bố sẽ không chiến đấu để bảo vệ chính quyền Tổng thống Ashraf Ghani được coi là nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân tỷ đô này.
Enayat Najafizada, sáng lập viên Viện Nghiên cứu Chiến tranh và Hòa bình có trụ sở tại Kabul, từng nhận định "vấn đề về tính hợp pháp của chính quyền Afghanistan rất quan trọng". Najafizada nói cuộc bầu cử năm 2020 với chiến thắng thuộc về Ghani bị coi là gian lận và Taliban lợi dụng điều này.
Tình trạng trên kết hợp với việc các quan chức tham ô ngân sách khiến dân Afghanistan mất niềm tin vào chính phủ. Dân Herat và Kandahar nói rằng họ bị sốc trước tốc độ thất thủ của hai thành phố và quân chính phủ không hề giao tranh với Taliban.
Trên giấy tờ, quân đội Afghanistan có hơn 300.000 người, song con số thực tế được cho là ít hơn nhiều. Họ đối mặt với tình trạng thương vong và đào ngũ cao, các sĩ quan biến chất còn lập khống những "đội quân ma" gồm toàn binh sĩ không có thật để bòn rút tiền lương từ ngân sách.
Trung tâm Chống khủng bố của Mỹ tại West Point ước tính Taliban có khoảng 200.000 tay súng, bao gồm 60.000 người thuộc đơn vị nòng cốt cùng các nhóm vũ trang cùng lực lượng ủng hộ khác.
Quân số lực lượng an ninh Afghanistan bị phóng đại quá mức, trong khi ưu thế duy nhất của họ trước Taliban là lực lượng không quân lại bị hao tổn nghiêm trọng sau khi Mỹ rút quân. Taliban đã bắn rơi một số máy bay, ám sát nhiều phi công quân đội nước này, khiến không quân Afghanistan gần như bị tê liệt.
Dù có quân số được cho là thấp hơn, Taliban có động lực tiến công sau khi giành loạt chiến thắng. Càng tấn công, nhóm này càng gia tăng sức mạnh nhờ số vũ khí thu được từ tay quân chính phủ Afghanistan, vốn do các nước phương Tây cung cấp.
Justine Fleischner, chuyên gia của nhóm theo dõi vũ khí thuộc tổ chức Nghiên cứu Vũ khí Xung đột, cho biết dù các lực lượng Mỹ mang theo trang bị tinh vi khi về nước, Taliban thu được nhiều phương tiện, vũ khí cá nhân, vũ khí hạng nhẹ cùng đạn dược.
Chứng kiến đà thắng của Taliban, các nhân viên đại sứ quán Mỹ ở thủ Kabul ngày 13/8 được lệnh tiêu hủy tài liệu nhạy cảm phòng Taliban chiếm được nơi này.
Hai ngày sau đó, khi Taliban vừa xuất hiện ở cửa ngõ thủ đô, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani chạy trốn ra nước ngoài. Thủ đô Afghanistan thất thủ, quân đội lẫn chính phủ Afghanistan sụp đổ hoàn toàn.
Taliban lần đầu họp báo sau khi giành chính quyền, cam kết nhiều đổi mới cho Afghanistan Ngày 17/8 (tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), phong trào Hồi giáo Taliban đã tổ chức cuộc họp báo đầu tiên kể từ khi giành chính quyền tại Afghanistan, trong đó cam kết nhiều vấn đề được đánh giá là đổi mới và mang lại hy vọng cho tương lai của quốc gia Trung Nam Á này. Người phát ngôn Taliban Zabihullah...