Taliban đối mặt khủng hoảng tài chính khi bị đóng băng mọi nguồn dự trữ, viện trợ
Chiếm được chính quyền nhưng Taliban có thể lập tức đối mặt với khủng hoảng tài chính khi không có khả năng tiếp cận nguồn dự trữ ngoại tệ và các khoản viện trợ.
Theo tờ Guardian, khi Mỹ đóng băng các nguồn dự trữ của Afghanistan, EU và Đức ngừng viện trợ, các nhà cầm quyền mới có thể nhận ra họ còn thiếu những gì cần thiết để cai trị đất nước.
Người phát ngôn của Taliban, Zabihullah Mujahid (trái) tham dự cuộc họp báo đầu tiên ở Kabul, cam kết sẽ ngừng xuất khẩu ma tuý từ Afghanistan. Ảnh: AFP / Getty Images
Các nhà cầm quyền Taliban mới của Afghanistan nhiều khả năng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng hơn nhanh chóng, với phần lớn dự trữ ngoại tệ không thể tiếp cận được và các nhà tài trợ phương Tây – những người tài trợ cho các tổ chức của Afghanistan khoảng 75% kinh phí- đã cắt hoặc đe dọa cắt các khoản chi.
Mặc dù nhóm Hồi giáo theo chủ nghĩa cứng rắn này đã chuyển sang hoạt động độc lập hơn với những người ủng hộ tài chính từ bên ngoài bao gồm Iran, Pakistan và các nhà tài trợ giàu có ở Vùng Vịnh trong những năm gần đây, dòng tài chính của nhóm này – lên tới 1,6 tỷ USD vào năm ngoái – vẫn còn thiếu nhiều so với những gì họ cần để lãnh đạo đất nước.
Hôm 18/8, Thống đốc ngân hàng trung ương Afghanistan, Ajmal Ahmady tiết lộ rằng đất nước có 9 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, nhưng không phải bằng tiền mặt ở trong nước. Thông báo này được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày 15/8 ra lệnh đóng băng toàn bộ dự trữ của chính phủ Afghanistan trong các tài khoản ngân hàng của Mỹ.
Ông Ahmady viết trên Twitter rằng phần lớn trong khoản dự trữ đó – khoảng 7 tỷ USD – đang được lưu trữ bằng trái phiếu, tài sản và vàng tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Quan chức này nói thêm rằng lượng USD mà Ngân hàng trung ương Afghanistan nắm giữ “gần như bằng 0″ vì quốc gia này không nhận được khoản tiền mặt được chuyển theo kế hoạch do chiến dịch tấn công dồn dập của Taliban vào tuần trước.
“Khoản tiền tiếp theo không bao giờ đến,” ông Ahmady viết, “Có vẻ như các đối tác của chúng ta nắm rõ thông tin về những gì sắp xảy ra”.
Ông Thống đốc Ahmady lưu ý rằng việc thiếu đô-la Mỹ có thể sẽ khiến đồng afghani mất giá và lạm phát gia tăng, gây tổn hại cho người nghèo. Việc tiếp cận những nguồn dự trữ đó có thể sẽ rất phức tạp bởi chính phủ Mỹ đang cân nhắc coi Taliban là một nhóm khủng bố bị trừng phạt.
“Taliban đã thắng về mặt quân sự – nhưng bây giờ là lúc họ phải lãnh đạo đất nước. Điều đó không dễ” – ông Ahmady bình luận.
Tay súng Taliban tuần tra ở Kabul ngày 18/8/2021. Ảnh: AP/PTI
Đồng loạt cắt viện trợ, đóng băng tài chính
Ngoài quyết định của chính phủ Mỹ đóng băng các nguồn dự trữ tài chính và viện trợ cho Afghanistan, Đức – một trong những nhà tài trợ hàng đầu – cũng cho biết họ đang ngừng viện trợ phát triển. Berlin dự kiến cung cấp khoản viện trợ 430 triệu euro cho Afghanistan trong năm nay.
Hôm 17/8, Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố đã ngừng viện trợ phát triển cho Afghanistan sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước. Quan chức phụ trách đối ngoại của EU, Josep Borrell xác nhận: “Không có khoản chi nào cho Afghanistan lúc này. Không khoản chi nào cho hỗ trợ phát triển cho đến khi chúng tôi làm rõ tình hình. Chúng tôi trước hết phải nhìn thấy kiểu chính phủ mà Taliban sẽ tổ chức là gì”.
Tháng 11 năm ngoái, EU cam kết sẽ tài trợ 1,2 tỉ euro (1,4 tỉ USD) trong vòng 4 năm tới cho các chương trình hỗ trợ khẩn cấp và dài hạn. Những quỹ này có điều kiện là các nhà cầm quyền Afghanistan phải duy trì thể chế đa nguyên dân chủ, pháp quyền và nhân quyền.
Cũng trong năm ngoái, Đức cam kết tài trợ dân sự 430 triệu euro từ 2021-2024 trên cơ sở một giải pháp hoà bình cho cuộc nội chiến được thực hiện. Mỹ cũng cam kết chi 600 triệu USD viện trợ cho Afghanistan trong năm 2021.
Dưới sức ép của chính quyền Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 18/8 cũng thông báo sẽ không giải ngân 450 triệu USD từ các quỹ đã có kế hoạch chuyển cho Afghanistan trong tuần tới.
Máy bay sơ tán công dân Đức và người địa phương làm việc cho Đức tại sân bay Kabul ngày 17/8. Ảnh: AP
Thách thức tài chính sau thắng lợi quân sự
Hứng chịu các lệnh trừng phạt quốc tế từ lâu, trong 5 năm qua, Taliban đã phụ thuộc rất nhiều vào việc gia tăng đáng kể hoạt động buôn bán thuốc phiện, mà theo các chuyên gia, bao gồm cả việc đưa vào trồng một loại thuốc phiện mới có thể thu hoạch ba lần một năm thay vì hai lần.
Một báo cáo mật do NATO soạn thảo cách đây hai năm đã vẽ nên bức tranh về một phong trào đã “đạt được hoặc gần đạt được sự độc lập về tài chính và quân sự”, cho phép “Taliban tự lo tài chính cho cuộc nổi dậy của mình mà không cần sự hỗ trợ từ các chính phủ hoặc công dân của các quốc gia khác”.
Nhưng nếu điều đó giúp giải thích những thắng lợi gần đây của Taliban, thì sự chênh lệch lớn giữa số tiền mà Taliban có sẵn để tài trợ cho chiến dịch quân sự vừa qua với những gì họ sẽ cần để cai trị đất nước là yếu tố hàng đầu khiến lực lượng này cần phải thể hiện một thái độ mềm mại hơn với thế giới để tìm kiếm sự ủng hộ.
Phát biểu tại một sự kiện trong năm nay, Tổng thanh tra đặc biệt của Mỹ về tái thiết Afghanistan, John Sopko cho biết: “Có vẻ như ngay cả Taliban cũng hiểu được nhu cầu hỗ trợ từ nước ngoài của Afghanistan”.
Bất chấp đại diện Taliban đã cam kết đưa xuất khẩu ma túy từ Afghanistan “về 0″ tại cuộc họp báo đầu tiên ở Kabul hôm 18/8, theo Báo cáo Ma túy Thế giới của Liên hợp quốc (LHQ), quốc gia này chiếm tới 84% sản lượng thuốc phiện toàn cầu vào năm 2020. Hầu hết hoạt động sản xuất đó diễn ra ở các khu vực do Taliban kiểm soát và mang lại lợi ích cho nhóm này thông qua mức thuế sản xuất 10%.
Sản xuất thuốc phiện mang lại nguồn thu lớn cho Taliban từ khi chưa giành được chính quyền. Ảnh: Insider
Ba trong bốn năm qua đã chứng kiến sản lượng thuốc phiện cao kỷ lục ở Afghanistan, với mức tăng vọt 37% chỉ tính riêng trong năm ngoái.
Theo các báo cáo được chuẩn bị cho LHQ, NATO và Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, một thành phần chính khác trong nguồn tiền của Taliban là đánh thuế xuất khẩu khoáng sản – mang lại gần 1/3 thu nhập cho nhóm, chưa kể tiền thuế mà Taliban đánh lên người dân ở khu vực họ kiểm soát.
Trên hết, các phân tích tiết lộ, Taliban tiếp tục là kẻ hưởng lợi lớn từ các khoản quyên góp từ thiện từ các cá nhân giàu có ở Vùng Vịnh với số tiền lên tới 240 triệu USD. Họ cũng được cho là nhận sự hỗ trợ từ Iran.
Vấn đề phức tạp đối với Taliban là mối đe dọa đối với các dòng viện trợ lâu nay duy trì hoạt động của chính phủ Afghanistan – chiếm tới 42,9% GDP.
Số liệu từ cơ quan điều phối viện trợ nhân đạo LHQ cho biết, ngay cả trước khi Taliban giành những bước tiến quân sự, khoảng 18,4 triệu người ở Afghanistan đã cần hỗ trợ nhân đạo.
Arsla Jawaid, nhà phân tích tại công ty tư vấn Control Risks, nói với CNBC hôm 17/8 rằng Taliban nhiều khả năng sẽ thành lập một chính phủ gồm cả các thành viên không thuộc Taliban trong nỗ lực duy trì các dòng viện trợ nước ngoài.
Taliban 2.0: Chỉ là "bình mới rượu cũ"?
Taliban tuyên bố họ đã rất khác với 20 năm trước khi giành quyền lực tại Afghanistan, nhưng theo giới quan sát, các động thái của Taliban những ngày qua dường như cho thấy một viễn cảnh u ám khác.
Các tay súng Taliban bên trong dinh tổng thống Afghanistan hôm 15/8 (Ảnh: Reuters).
Ngày 15/8, Taliban chính thức giành quyền kiểm soát Afghanistan sau 20 năm bị lật đổ. Sự tiếp quản nhanh chóng của Taliban đã gây ra một làn sóng sợ hãi trên khắp quốc gia Trung Nam Á, khi nhiều người dân lo lắng khi nghĩ về quá khứ hà khắc mà họ từng phải trải qua dưới sự điều hành của Taliban.
Từ năm 1996-2000, Taliban đã thi hành hàng loạt chính sách cực đoan như hành quyết công khai, chặt tay kẻ trộm, cấm âm nhạc. Phụ nữ không được phép ra khỏi nhà nếu không có nam giới đi cùng, không được đi học, đi làm. Taliban vào thời điểm đó, sẵn sàng tử hình phụ nữ ngoại tình, những người thể hiện quan điểm không theo đạo Hồi. Ngoài ra, đồng tính luyến ái cũng bị xem là tội và bị xử tử.
Khi giới truyền thông đổ dồn sự chú ý về thủ đô Kabul, cả thế giới đang chờ đợi xem liệu kỷ nguyên Taliban 2.0 có quay trở lại những chính sách 20 năm trước hay không.
Taliban chiếm dinh tổng thống Afghanistan
Sau vài ngày nắm quyền, Taliban đã nỗ lực thể hiện rằng họ một nhóm tiến bộ, hòa nhập và kiềm chế hơn là hình ảnh một lực lượng từng gây ra nỗi khiếp sợ với người dân 20 năm trước. Taliban tuyên bố sẽ không trả thù các đối thủ chính trị, và phụ nữ sẽ đóng vai trò quan trọng trong xã hội và được đi học.
"Afghanistan là một quốc gia Hồi giáo 20 năm trước, bây giờ vẫn vậy. Nhưng nhắc tới kinh nghiệm, sự trưởng thành và tầm nhìn, có một sự khác biệt to lớn giữa chúng tôi hiện tại và 20 năm trước", phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid phát biểu hôm 17/8.
Chỉ là "bình mới rượu cũ"?
Phụ nữ Afghanistan trùm khăn kín người, ngồi trước cửa nhà ở Herat vào năm 1999, thời điểm Taliban đang điều hành đất nước (Ảnh: Getty).
Tuy nhiên, mọi lời cam kết của Taliban đều ẩn giấu một thông điệp về "giá trị cốt lõi" - chỉ luật Sharia, bộ luật Hồi giáo nghiêm khắc. Nhiều chuyên gia hoài nghi về việc liệu Taliban sẽ áp dụng Sharia ở mức độ như thế nào khi lãnh đạo Afghanistan và rõ ràng đây vẫn là một cam kết mơ hồ.
Vào 20 năm trước, Taliban sử dụng luật Sharia là căn cứ để thực hiện hàng loạt hình phạt bạo lực công khai. Đây là đạo luật có từ 1.400 năm trước và chỉ có thể được sửa đổi hoặc cập nhật bởi các học giả tôn giáo. Tuy nhiên, quá trình thay đổi cũng đòi hỏi sự cẩn trọng tuyệt đối. Vì vậy, việc Taliban vẫn áp dụng luật Sharia làm dấy lên câu hỏi, liệu những cam kết của họ có phải là "bình mới rượu cũ" hay không?
Trong khi đó, nhà sáng lập và phó thủ lĩnh Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar hôm 17/8 đã lần đầu trở về Afghanistan từ năm 2001 - dấu hiệu mà giới quan sát cho thấy tầm ảnh hưởng của những nhân vật trong chính phủ Taliban 20 năm trước vẫn chưa mai một.
Và những hành động ban đầu của Taliban trong những ngày qua dường như đã phần nào làm mờ hy vọng của người dân Afghanistan về việc nhóm vũ trang này có thể đã thực sự thay đổi.
Ngày 18/8, một cuộc biểu tình đã nổ ra ở thành phố Jalalabad, và các nhân chứng cho biết, các tay súng Taliban đã nã đạn vào đám đông, cũng như đánh đập người xuống đường phản đối nhóm vũ trang.
Phụ nữ biến mất trên đường phố Kabul, dường như lo ngại về viễn cảnh 20 năm trước. Những người chồng và người cha vội vã đi mua khăn trùm kín mặt với nỗi lo rằng thân nhân của họ sẽ gặp nguy hiểm nếu không sử dụng vật dụng này.
Tại những tỉnh mà Taliban giành lại được quyền kiểm soát trong những tuần qua, xảy ra một số vụ tấn công nhằm vào phụ nữ. Những dấu hiệu này dường như đã khiến nhiều người Afghanistan lo ngại về tương lai sau này dưới sự điều hành của Taliban.
Ví dụ, tháng trước, Taliban được cho đã giết chết diễn viên hài Nazar Mohammad vì quan điểm chỉ trích lực lượng này. Vụ việc đã gây sợ hãi ở Kandahar. Ngày 12/7, một vụ tấn công chết người nhằm vào một phụ nữ ở phía bắc Afghanistan đã làm bùng lên sự hoang mang rằng phụ nữ và bé gái một lần nữa có thể trở thành mục tiêu của các vụ tấn công.
Taliban 'khát' viện trợ quốc tế Taliban cam kết cải thiện kinh tế Afghanistan nhưng để thực hiện, chế độ mới phải dựa vào viện trợ nước ngoài mà chưa chắc sẽ nhận được. Một số nhà tài trợ lớn đã ngừng hỗ trợ Afghanistan, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới cũng có thể đóng...