Taliban đoạt hơn 700 thiết giáp Mỹ cấp cho Afghanistan
Ít nhất 715 xe quân sự cùng nhiều khí tài hạng nặng và thiết giáp Mỹ trang bị cho quân đội Afghanistan rơi vào tay Taliban chỉ trong tháng 6.
Cuộc điều tra do Stijn Mitzer và Joost Oliemans tiến hành dựa trên các thông tin mã nguồn mở cho thấy ngoài tịch thu số thiết giáp, xe cơ giới hạng nhẹ rơi này, phiến quân Taliban còn phá hủy 65 chiếc khác chỉ trong tháng 6.
Con số thực tế có thể cao hơn nhiều do cuộc điều tra chỉ dựa trên ảnh cùng video được thành viên Taliban đăng trên Internet về những lần thu giữ, phá hủy phương tiện, khí tài của lực lượng an ninh Afghanistan.
Một video được đăng trên YouTube hôm 25/6, được cho quay trong cùng tháng, cho thấy các thành viên lực lượng an ninh và biệt kích Afghanistan giao nộp nhiều thiết giáp Humvee cùng vũ khí cho Taliban. Các binh sĩ này hứa không tái gia nhập lực lượng an ninh Afghanistan, nhóm Taliban sau đó đưa tiền và hỗ trợ họ trở về nhà.
Các lực lượng vũ trang Afghanistan năm 2018 sở hữu 26.000 xe quân sự, bao gồm 13.000 thiết giáp Humvee, hầu hết do Mỹ cung cấp. Mitzer cho biết tổng cộng 25.000 chiếc Humvee đã được Mỹ chuyển đến Afghanistan tính đến năm 2021. Trong các giai đoạn giao tranh khốc liệt, chính phủ Afghanistan báo cáo mất tới 100 chiếc Humvee mỗi tuần.
Lực lượng an ninh Afghanistan giao nộp thiết giáp Humvee và vũ khí cho Taliban hồi tháng 6. Video: Youtube/ Documented Madness .
Nếu Taliban tìm được lượng nhiên liệu cần thiết, số thiết giáp Humvee này có thể tăng khả năng di chuyển linh hoạt của nhóm để tập hợp lực lượng khắp Afghanistan. Taliban có thể vận chuyển vũ khí hạng nặng như súng cối, đại liên và súng chống tăng, đồng thời dùng những chiếc Humvee để đánh bom liều chết.
Lực lượng an ninh Afghanistan cũng để mất nhiều thiết giáp M113 và xe tăng do Liên Xô sản xuất. Ngoài ra, 27 thiết giáp M1117 dựa trên cơ sở mẫu V-100 và V-150 của Mỹ với trung liên và súng phóng lựu Mk. 19 cũng rơi vào tay Taliban.
Nhóm phiến quân còn thu được 13 khẩu súng cối và 17 pháo kéo D-30 cỡ nòng 122 mm, tương đương một tiểu đoàn pháo binh. Taliban còn phá hủy 3 trực thăng Mi-17 và một trực thăng UH-60A trong tháng 6.
Số khí tài mà Tabliban thu được dường như không trang bị công nghệ nhạy cảm có khả năng gây tổn hại đến năng lực quân sự của Mỹ, hoặc gây ra mối đe dọa khủng bố lớn như tên lửa phòng không vác vai. Tuy nhiên, chúng giúp Tabliban chuyển hướng sang chiến tranh quy ước và đối đầu trực tiếp với lực lượng chính phủ Afghanistan.
Trước năm 2001, Taliban kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan, sở hữu hàng trăm xe bọc thép và thậm chí có năng lực tác chiến trên không với nhiều tiêm kích và vận tải cơ. Taliban khi đó được cho là nhận hỗ trợ từ cơ quan Tình báo Liên quân (ISI) của Pakistan, giành được ưu thế trong cuộc chiến với Liên minh phương Bắc.
Mỹ mở chiến dịch nhằm vào lực lượng Taliban tại Afghanistan sau vụ khủng bố 11/9. Nhiều vũ khí hạng nặng của Taliban bị phá hủy sau những trận không kích của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, nhóm này tiếp tục hoạt động và đối đầu với quân đội Mỹ cùng lực lượng an ninh Afghanistan trong hai thập kỷ qua.
Mỹ ký thỏa thuận với Taliban năm 2020, song chính phủ Afghanistan không có mặt trong thỏa thuận này. Sau lệnh ngừng bắn ngắn ngủi hồi tháng 3/2020, Taliban tiếp tục tấn công quân chính phủ Afghanistan. Những tổn thất lớn về khí tài và phương tiện của quân chính phủ Afghanistan trong tháng 6 khiến nhiều người nhận định Taliban nhiều khả năng giành chiến thắng sau khi Mỹ rút khỏi quốc gia Trung Á này.
Tuy nhiên, quân đội Afghanistan có thể đảo ngược tình thế với năng lực không quân dần được cải thiện và lực lượng nòng cốt với các đơn vị phản ứng nhanh và đặc nhiệm.
Dù Taliban có thể chiếm được các khu dân cư trung tâm, các lực lượng từng tham gia Liên minh phương Bắc có khả năng tiếp tục chiến đấu chống lại nhóm phiến quân này.
Mỹ sẵn sàng hợp tác giúp Afghanistan đạt được hòa bình và ổn định lâu dài
Ngày 21/3, Tổng thống Afghanistan Mohammad Ashraf Ghani và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang ở thăm nước này đã trao đổi quan điểm về các cuộc đàm phán hòa bình với phiến quân Taliban.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani (bên phải) gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, tại Kabul, Afghanistan. Ảnh: Reuters
Theo Văn phòng Tổng thống Afghanistan, hai bên bày tỏ quan ngại về các diễn biến bạo lực ở Afghanistan, đồng thời nhấn mạnh rằng "giải pháp cơ bản cho tình hình hiện tại là đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài".
Văn phòng trên cũng trích dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Austin, nêu rõ Mỹ sẵn sàng hợp tác với Afghanistan để đạt được hòa bình và ổn định ở nước này.
Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Austin, Tổng thống Ghani khẳng định sự đồng thuận ở tất cả các cấp trong nội bộ Afghanistan về tiến trình hòa bình với Taliban và Chính phủ Afghanistan sẽ tận dụng tối đa sự đồng thuận, cũng như các cơ hội đã đạt được để mang lại hòa bình.
Ngày 21/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã bất ngờ đến Kabul trong chuyến công du đầu tiên tới Afghanistan trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc, sau khi kết thúc chuyến thăm Ấn Độ.
Chuyến thăm trên diễn ra trong bối cảnh Washington đang rà soát thỏa thuận hòa bình mà chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ký với Taliban hồi năm ngoái, theo đó Mỹ sẽ rút khoảng 2.500 binh sĩ còn lại ở Afghanistan về nước trước ngày 1/5 tới.
Tổng thống Joe Biden đang phải chịu sức ép trong việc quyết định có tuân thủ thỏa thuận này hay không. Tuần trước, ông Biden cho rằng sẽ rất khó để Mỹ đáp ứng thời hạn chót nói trên, nhưng lưu ý nếu được gia hạn thì cũng sẽ không quá lâu. Đáp lại, Taliban ngày 19/3 cảnh báo về những hậu quả nếu Mỹ không đáp ứng thời hạn rút quân.
Mỹ sẽ xem xét lại thỏa thuận với Taliban Ngày 22/1, Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ xem xét lại thỏa thuận hòa bình ký hồi tháng 2/2020 với nhóm Taliban ở Afghanstan. Lực lượng an ninh Afghanistan trong cuộc giao tranh với phiến quân Taliban tại Kunduz, Afghanistan, ngày 19/5/2020. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN Theo thông cáo của Nhà Trắng, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Afghanistan Hamdullah Mohib...