Taliban đang “thanh lọc sắc tộc” ở thành trì Panjshir
Nhóm vũ trang Taliban bị phe đối lập cáo buộc trục xuất hàng nghìn người dân khỏi tỉnh Panjshir và đang thực hiện chiến dịch “thanh lọc sắc tộc” tại đây.
Taliban tuần tra trên đường phố Kabul, Afghanistan hồi cuối tháng trước (Ảnh: AFP).
Sputnik đưa tin, phát ngôn viên Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan (NRFA) Ali Nazary ngày 10/9 đã cáo buộc: “Taliban đã và đang trục xuất hàng nghìn người khỏi Panjshir. Họ đang thực hiện chiến dịch thanh lọc sắc tộc và thế giới vẫn đang phớt lờ tình hình lúc này”.
Trên Twitter, ông Nazary đăng tải một đoạn video được cho là ghi lại hình ảnh các đoàn xe ở Panjshir, kèm theo những lời cáo buộc chống lại Taliban.
Video đang HOT
Taliban giành được quyền kiểm soát thung lũng Panjshir vào ngày 6/9. Đây là thành trì kháng chiến cuối cùng mà nhóm vũ trang này kiểm soát. NRFA là bên kiểm soát Panjshir trước ngày 6/9.
Trước đó, theo Guardian , người dân ở Panjshir đã bị Taliban cắt đường internet và điện thoại và nhóm vũ trang cũng lập ra các trạm kiểm soát trên đường. Nhiều người dân ở thung lũng này bị kẹt lại bên trong mà không có điện, không có đồ ăn, theo tổ chức phi chính phủ Mahbobas Promise.
Ngày 7/9, Taliban tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời, nhưng trái ngược với lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về một chính phủ toàn diện, nội các này không có các thành viên nằm ngoài Taliban và phụ nữ.
Một ngày sau đó, NRFA tuyên bố sẽ lập ra một chính phủ song song với chính phủ của Taliban. NRFA cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu (EU) không hợp tác với Taliban, viện dẫn cáo buộc Taliban không giữ cam kết xây dựng một chính phủ toàn diện.
Trong khi đó, Taliban tuyên bố đây mới chỉ là chính phủ lâm thời, đồng thời cam kết rằng chính phủ Afghanistan trong tương lai sẽ bao gồm cả phụ nữ.
Ngày 8/7, chính phủ lâm thời do Taliban lập ra ban lệnh cấm toàn bộ các cuộc biểu tình, khẩu hiệu và tuần hành trên cả nước khi chưa có sự cho phép từ chính quyền. Taliban cũng bày tỏ nghi ngờ rằng các hoạt động gây bất ổn dân sự ở Afghanistan được cung cấp tài chính từ nước ngoài.
Taliban tin tưởng sớm đạt được thỏa thuận với lực lượng phản kháng
Ngày 25/8, người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid bày tỏ tin tưởng các nhà lãnh đạo Taliban sẽ sớm đạt được thỏa thuận hòa bình với các lực lượng phản kháng ở tỉnh Panjshir.
Người phát ngôn Taliban, Zabihullah Mujahid tại cuộc họp báo ở Kabul, Afghanistan, ngày 17/8/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Trả lời phóng viên kênh Shamshad TV, ông Mujahid nói đại diện phong trào Taliban đang liên lạc với các chỉ huy quân sự và những nhân vật lớn tuổi có uy tín tại tỉnh Panjshir. Ông này nhấn mạnh các cuộc đàm phán sẽ sớm giải quyết vấn đề mà không để xảy chiến tranh. Theo ông Mujahid, Taliban sẽ sớm đạt được một thỏa thuận hòa bình với lực lượng phản kháng ở Panjshir.
Người phát ngôn của Taliban cho rằng chiến tranh không phải là giải pháp, nhưng nếu các lực lượng tại Panjshir lựa chọn phương án này, lực lượng Taliban sẽ phong tỏa mọi ngả đường vào thung lũng Panjshir. Tuy nhiên, Taliban không muốn tình hình leo thang căng thẳng và cam kết đảm bảo an toàn cho người dân Panjshir cũng như những người làm việc cho chính quyền cũ.
Trước đó, ngày 24/8, người phát ngôn Văn phòng chính trị của Taliban ở Qatar, ông Sohail Shahin tuyên bố ảnh hưởng của Nga có thể giúp giải quyết tình hình ở Panjshir ở miền Bắc Afghanistan, thành trì cuối cùng không nằm trong tay Taliban. Trả lời câu hỏi về việc liệu Taliban có đề nghị Đại sứ Nga tại Kabul Dmitry Zhirnov làm trung gian để đàm phán với phong trào phản kháng Taliban ở Panjshir hay không, ông Shahin nói: "Tôi nghĩ điều này sẽ được thảo luận với việc sử dụng ảnh hưởng của LB Nga. Phía Nga có thể đóng góp vào nền hòa bình ở Afghanistan, vai trò của Nga luôn được chào đón và đánh giá cao".
Trong khi đó, cùng ngày, tờ Paris Match cho biết thủ lĩnh của phong trào kháng chiến chống Taliban Ahmad Massoud tại tỉnh Panjshir tuyên bố không chấp nhận đầu hàng, nhưng sẽ để ngỏ khả năng đàm phán với nhà cầm quyền mới của Afghanistan. Ông cũng cho biết đã đề ra những điểm chính của một thỏa thuận khả thi.
Ông Massoud nhấn mạnh hàng nghìn người đang tham gia Mặt trận Kháng chiến quốc gia của ông ở thung lũng Panjshir và kêu gọi sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo nước ngoài, bao gồm cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ahmad Massoud là con trai của ông Ahmad Shah Massoud - một nhân vật nổi tiếng đứng đầu lực lượng chống Taliban tại Afghanistan trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Dưới sự chỉ huy của ông, thung lũng Panjshir trở thành vùng đất không thể khuất phục trước các thế lực nước ngoài hay lực lượng đối lập bên trong Afghanistan. Shah Massoud bị mạng lưới khủng bố quốc tế ám sát hai ngày trước khi xảy ra các vụ tấn công 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ.
Panjshir có vị trí địa lý hết sức đặc biệt ở Afghanistan, nằm bên rìa dãy Himalaya, giống như một pháo đài tự nhiên. Taliban thông báo đã bao vây, nhưng chưa có dấu hiệu phát động chiến dịch quân sự tại khu vực này.
Thung lũng kháng chiến chống Taliban thất thủ Taliban chiếm được tỉnh Panjshir, thành trì cuối cùng của lực lượng kháng chiến, sau nhiều ngày giao tranh, củng cố toàn bộ quyền kiểm soát Afghanistan. "Với sự trợ giúp của Thánh Allah và sự ủng hộ của người dân, Tiểu vương quốc Hồi giáo đã hoàn toàn kiểm soát thung lũng Panjshir. Những nỗ lực cuối cùng của chúng tôi nhằm...