Taliban đã gặp Nga: Không còn cơ hội cho Mỹ thắng thế
Một phái đoàn của Taliban đã lên đường sang Nga, đáng chú ý trong đó có các đại diện chính trị sẽ tranh cử Tổng thống sắp tới ở Afghanistan.
Vài ngày sau khi diễn ra cuộc đàm phán song phương giữa Mỹ và lực lượng Taliban ở Afghanistan, ngày 3/2, lực lượng này cho biết họ đã có một phái đoàn sang Nga.
Dự kiến cuộc họp này sẽ kéo dài 2 ngày tại thủ đô Moscow. Không có sự hiện diện, tham gia của chính quyền Kabul được Taliban mời theo. Nhưng trong phái đoàn này có nhiều đối thủ chính trị sẽ tranh cử Tổng thống Afghanistan trong nhiệm kỳ tới.
Đáng chú ý trong đó là ông Haneef Atmar – ứng cử viên sáng giá nhất để cạnh tranh với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani trong cuộc bầu cử sắp tới. Ngoài ra, cựu thủ lĩnh quân sự Atta Muhammad Noor và cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai – đều là đối thủ của ông Ghani- cũng tham dự.
Quân đội Mỹ ở Afghanistan
Như vậy, sau khi đàm phán song phương với Mỹ, Taliban đã có cuộc đàm phán quy mô tương tự với Nga. Trước đó, hai bên Washington và Taliban đã có được thỏa thuận khung về các vấn đề liên quan đến việc Mỹ rút quân khỏi quốc gia này.
Video đang HOT
Theo đó, các đàm phán ban đầu trong thỏa thuận khung cho thấy Mỹ sẽ rút dần quân đội viễn chinh của mình về nước, ngược lại, Taliban phải tuân thủ các thỏa thuận ngừng bắn và phối hợp với chính quyền Kabul để đảm bảo an ninh cho quốc gia này, không để khủng bố tái xuất hiện ở Afghanistan.
Đây là một quan điểm rất trái ngược từ chính chính quyền Washington. Bởi khi phát động cuộc chiến chống khủng bố vào Afghanistan cách đây 17 năm, Taliban và chi nhánh Al-Qaeda là một trong những tổ chức khủng bố đầu não mà Mỹ bằng mọi cách phải tiêu diệt ở quốc gia này.
Như vậy, sau gần hai thập kỷ, Mỹ đã phải đàm phán với chính tổ chức khủng bố mà họ ra sức tiêu diệt. Hàng chục nghìn sinh mạng binh lính Mỹ đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan này.
Đáng chú ý hơn, Taliban cùng các đại diện chính trị của họ đang sang Nga để đàm phán về một kế hoạch nào đó cho Afghanistan. Như vậy, rất có thể Taliban đang tìm kiếm một sự hậu thuẫn mới cho viễn cảnh hậu hiện diện quân sự của Mỹ.
Các tay súng Taliban đã kiểm soát đến hơn 60% lãnh thổ Afghanistan
Do đó, Mỹ đã không thể tiêu diệt được tổ chức mà họ cho là khủng bố, mà còn biến tổ chức này thành một thực thể chính trị và cạnh tranh vị trí Tổng thống. Như vậy, Mỹ cũng tiếp tục thất bại trong việc duy trì chính quyền thân Mỹ mà họ dựng lên nhiều năm qua.
Và với sự tìm kiếm hậu thuẫn từ Nga, mọi việc sẽ càng phức tạp hơn với Washington. Ít nhất trong việc nếu Taliban tìm kiếm được sự hậu thuẫn từ một cường quốc khác là Nga, họ sẽ không dễ dàng giảm căng thẳng trước các yêu cầu của Mỹ. Như vậy, Washington sẽ chịu nhiều thua thiệt nếu ông Trump muốn rút quân đội về nước.
Một kịch bản rất có thể được diễn ra theo tình huống như sau: Washington – Taliban đạt được thỏa thuận và Mỹ tiến hành rút quân về nước. Taliban và chính quyền Kabul thân Mỹ vẫn có đàm phán ngừng bắn. Đại diện của Taliban trúng cử Tổng thống trong lần tranh cử tiếp theo.
Nếu mọi thứ diễn ra theo kịch bản này, Mỹ sẽ mất trắng tất cả. Gần 2 thập kỷ đầu tư chiến tranh tại Afghanistan, cuối cùng Nga sẽ là quốc gia có ảnh hưởng tuyệt đối ở Afghanistan nếu Taliban chiến thắng cuộc bầu cử chứ không phải Mỹ.
Minh Hoàng
Theo Datviet
Afghanistan: Taliban tuyên bố gặp đại diện phe đối lập ở Nga
Chỉ vài ngày sau khi diễn ra cuộc đàm phán giữa Mỹ và lực lượng Taliban tại Afghanistan mà không có sự tham gia của chính quyền trung ương Kabul, ngày 3/2, Taliban thông báo sẽ cử một phái đoàn tới Nga để tham dự một cuộc gặp hiếm hoi với giới lãnh đạo phe đối lập của Afghanistan.
Vào tháng 11/2018, Nga đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Afghanistan bao gồm các thành viên của Taliban có trụ sở tại Doha (Nguồn: Reuters)
Dự kiến, tham dự cuộc gặp kéo dài 2 ngày tại thủ đô Moskva này (từ ngày 5/2 tới) sẽ có một số đối thủ chính trị chính của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, song không có bất kỳ phái viên chính phủ nào phụ trách các cuộc đàm phán với Taliban được mời.
Nội dung chính cuộc gặp được cho là về tương lai của Afghanistan. Trong số những người đã xác nhận tham dự có ông Haneef Atmar, người sẽ chạy đua giành ghế Tổng thống Afghanistan trong cuộc bầu cử sắp tới. Ngoài ra, cựu thủ lĩnh quân sự Atta Muhammad Noor và cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai - đều là đối thủ của ông Ghani- cũng tham dự.
Trao đổi với hãng tin AFP, một thành viên cấp cao Taliban cho biết nhóm phiến quân này sẽ cử một phái đoàn tới Moskva, song mô tả cuộc gặp sắp tới không mang mục đích chính trị và được một số tổ chức có trụ sở tại thủ đô của Nga sắp xếp.
Hiện Đại sứ quán Nga tại Afghanistan chưa đưa ra bình luận gì về các thông tin này.
Nỗ lực đàm phán về một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc chiến 17 năm qua ở Afghanistan gặp trở ngại vì những bất đồng liên quan việc Taliban kiên quyết bác bỏ đề nghị đối thoại trực tiếp với Chính phủ Afghanistan, trong khi Mỹ và các nước lớn trong khu vực cho rằng tiến trình hòa bình phải do người Afghanistan dẫn dắt và làm chủ.
Afghanistan rơi vào tình trạng an ninh bất ổn do các cuộc giao tranh giữa lực lượng an ninh và phiến quân Taliban. Lợi dụng tình trạng rối ren, nhiều tổ chức khủng bố đã thiết lập mạng lưới tại quốc gia này. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây công bố kế hoạch rút khoảng 7.000 binh sỹ, tức là một nửa số binh sỹ Mỹ đang đồn trú tại Afghanistan, trong khi hòa đàm giữa chính quyền Kabul và Taliban vẫn không đạt được tiến bộ, làm gia tăng quan ngại về nguy cơ an ninh tại đất nước này trong thời gian tới.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, kể từ tháng 1/2009, hơn 26.500 thường dân ở Afghanistan đã thiệt mạng và gần 49.000 người bị thương do xung đột vũ trang ở nước này./.
Theo Vietnam
Lực lượng Taliban tuyên bố hoàn tất dự thảo thỏa thuận hòa bình Ngày 26/1, các nguồn tin của lực lượng Taliban cho hay đại diện đàm phán của nhóm và các quan chức Mỹ đã kết thúc vòng đàm phán mới tại Qatar. Theo đó, hai bên đã hoàn tất các điều khoản trong dự thảo thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt 17 năm cuộc xung đột tại Afghanistan. Phiến quân Taliban tại huyện...