Taliban cấm phụ nữ làm việc cho phái bộ Liên hợp quốc
Ngày 4/4, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Stephane Dujarric, cho biết chính quyền Taliban ở Afghanistan đã ban hành lệnh cấm phụ nữ làm việc cho phái bộ của LHQ ở nước này.
Phụ nữ Afghanistan làm việc tại xưởng may ở thành phố Jalalabad ngày 1/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, ông Dujarric cho biết Phái bộ hỗ trợ của LHQ tại Afghanistan (UNAMA) đã nhận được báo cáo về việc Taliban cấm các nữ nhân viên người Afghanistan làm việc tại cơ quan này. UNAMA dẫn nhiều nguồn tin xác nhận quy định này được áp dụng trên toàn Afghanistan. Theo ông Dujarric, mặc dù chưa nhận được văn bản chính thức, song LHQ sẽ tổ chức các cuộc họp với Taliban trong ngày 5/4 tại Kabul để làm rõ thông tin này.
Trước đó cùng ngày, UNAMA cho biết các nhân viên nữ của LHQ ở tỉnh Nangarhar, miền Đông Afghanistan, đã bị cấm làm việc.
Video đang HOT
Kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước, Taliban đã đưa ra nhiều quy định hạn chế đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Tháng 12 năm ngoái, Taliban ban hành sắc lệnh cấm phụ nữ làm việc trong các các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, song LHQ được miễn trừ khỏi lệnh cấm này. Phụ nữ Afghanistan cũng bị cấm đi học đại học, trong khi phần lớn nữ sinh trung học không được đến trường.
Lãnh đạo Taliban yêu cầu sa thải 'con ông cháu cha' trong chính phủ Afghanistan
Lãnh đạo Taliban đã yêu cầu các quan chức Afghanistan sa thải con cái, họ hàng mà họ đã tuyển vào làm công việc trong chính phủ.
Một buổi lễ tốt nghiệp trong tháng 2 dành cho các nhân viên chính phủ mới được tuyển dụng tại Aghanistan. Ảnh: Getty Image
Thủ lĩnh tối cao Taliban, Hibatullah Akhundzada đã ra sắc lệnh yêu cầu các quan chức thay thế vị trí trong chính phủ Afghanistan của con trai hoặc thành viên trong gia đình họ, đồng thời tránh tuyển dụng người thân trong tương lai.
Đài BBC (Anh) cho biết sắc lệnh được đưa ra sau nghi vấn một số quan chức cấp cao Taliban đã bổ nhiệm con trai họ cho các vị trí trong chính phủ. Bên cạnh đó, xuất hiện cáo buộc nhiều nhân viên thiếu kinh nghiệm được tuyển dụng vào vị trí trong chính quyền dựa trên mối quan hệ cá nhân của họ.
Bức ảnh về sắc lệnh này đã được đăng trên trang mạng xã hội Twitter của Văn phòng Nội vụ nhà nước ngày 18/3.
Phụ nữ Afghanistan mặc trang phục burqa trên một tuyến đường ở Kabul, ngày 7/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Afghanistan được đánh giá có nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có đồng, đất hiếm, khí đốt... trị giá trên 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa được khai thác do nhiều thập niên bất ổn ở nước này.
Vào tháng 8/2021, chuyến bay cuối cùng chở binh sĩ Mỹ rời sân bay Kabul, đánh dấu hồi kết cho 20 năm quân đội Mỹ hiện diện tại Afghanistan. Các đồng minh của Mỹ cũng dần rút quân khỏi Afghanistan và đến giữa tháng 8/2021, Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul.
Kể từ đó đến nay, nền kinh tế Afghanistan chịu tác động bởi nhiều vấn đề. Nhiều thành viên chính phủ nằm trong danh sách trừng phạt của một số quốc gia, tài sản của ngân hàng trung ương ở nước ngoài bị đóng băng. Bên cạnh đó, các nguồn tài trợ nước ngoài cũng ngưng trệ.
Các quy định của chính phủ Taliban đối với nữ giới đã khiến cộng đồng quốc tế bất bình. Hiện nay, học sinh nữ cấp hai và nữ sinh viên đại học tại phần lớn khu vực của Afghanistan không được đến trường. Họ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về trang phục như trùm đầu và che kín mặt khi ra đường.
Hàng nghìn xe tải mắc kẹt tại cửa khẩu giữa Afghanistan và Pakistan Vụ đóng cửa khẩu Torkham, cửa khẩu tấp nập nhất giữa hai nước, diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Taliban và Pakistan xấu đi nghiêm trọng kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan. Cảnh sát Pakistan gác tại cửa khẩu Torkham ở biên giới với Pakistan, tại tỉnh Nangarhar ngày 2/2/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 21/2, cửa khẩu Torkham...