Taliban cấm phát nhạc trong các sảnh tiệc cưới
Lực lượng Taliban đã áp đặt lệnh cấm nghiêm ngặt âm nhạc trong các sảnh tiệc cưới ở Kabul ( Afganistan) với lập luận rằng nó mâu thuẫn với lời răn của đạo Hồi.
Các cặp đôi trong đám cưới tập thể tại Kabul năm 2014. Ảnh: AFP
Kênh Al Jazeera đưa tin cảnh sát tôn giáo của lực lượng Taliban sẽ kiểm tra các sảnh tiệc cưới ở Kabul để thực thi lệnh cấm chơi nhạc.
Trong một tuyên bố trực tuyến, Bộ Truyền bá Đức hạnh và Phòng chống tội ác ngày 11/6 cho biết các chủ hội trường đã được hướng dẫn rằng không được phép sử dụng âm nhạc trong tiệc cưới.
Video đang HOT
Năm 2022, Taliban đề xuất các chủ doanh nghiệp tránh phát âm nhạc tại các buổi tụ họp công cộng, nhưng điều này không được thực thi nghiêm ngặt.
Sau khi Taliban trở lại nắm quyền vào tháng 8/2021, nhiều nghệ sĩ và nhạc công đã rời Afghanistan và xin tị nạn ở các quốc gia phương Tây. Taliban coi âm nhạc là chống lại những lời răn của đạo Hồi. Theo cách giải thích của lực lượng này, chỉ có giọng nói của con người mới tạo ra âm nhạc – và chỉ để ca ngợi thánh thần.
Vào tháng 4, một đài phát thanh do phụ nữ điều hành ở tỉnh Badakhshan, Đông Bắc Afghanistan đã bị đóng cửa. Theo giám đốc Văn hóa và Thông tin tỉnh Badakhshan Moezuddin Ahmadi, đài phát thanh này phát nhạc trong tháng lễ Ramadan và nó đã “vi phạm luật và các quy định”.
Kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước, Taliban đã đưa ra nhiều quy định hạn chế đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tháng 12/2022, Taliban ban hành sắc lệnh cấm phụ nữ làm việc trong các các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, song Liên hợp quốc được miễn trừ khỏi lệnh cấm này. Phụ nữ Afghanistan cũng bị cấm đi học đại học, trong khi phần lớn nữ sinh trung học không được đến trường.
Taliban tiêu diệt chỉ huy hàng đầu của IS tại Afghanistan
Người phát ngôn lực lượng Taliban đang cầm quyền tại Afghanistan, ông Zabihullah Mujahid, cho biết trong cuộc tập kích đêm 26/2, lực lượng này đã tiêu diệt Qari Fateh, chỉ huy hàng đầu của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) phụ trách tình báo và chiến dịch tại khu vực.
Cuộc tập kích trên cũng tiêu diệt một thành viên khác của IS.
Lực lượng Taliban gác trên một tuyến đường ở tỉnh Nangarhar, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Zabihullah Mujahid, lực lượng Taliban đã tiêu diệt 2 đối tượng trên tại căn cứ của IS tại khu vực Khair Khana ở thủ đô Kabul.
Người phát ngôn Mujahid cho biết Fateh trực tiếp chỉ đạo các hoạt động chống phá gần đây ở Kabul nhằm vào các phái đoàn ngoại giao, đền thờ Hồi giáo và các mục tiêu khác. Bên cạnh đó, báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 7/2022 mô tả Fateh là thủ lĩnh chủ chốt của IS, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động quân sự tại khu vực trải dài khắp Ấn Độ, Iran và Trung Á.
Bạo lực ở Afghanistan giảm đáng kể trong thời gian đầu sau khi Taliban lên nắm quyền vào tháng 8/2021. Tuy nhiên trong năm qua, tình hình an ninh ở nước này trở nên tồi tệ hơn, với hàng loạt vụ tấn công gây nhiều thương vong, do các "chân rết" IS ở khu vực thực hiện.
IS đã nhận gây ra đánh bom khiến 2 nhân viên Đại sứ quán Nga thiệt mạng vào tháng 9 năm ngoái. Nhóm này cũng tuyên bố gây ra vụ tấn công bằng súng vào một khách sạn ở Kabul khiến 5 công dân Trung Quốc bị thương vào tháng 12/2022. Ngoài ra, Taliban cũng cáo buộc IS đứng đằng sau các vụ tấn công liều chết vào tháng 9/2022 ở Kabul khiến 54 người thiệt mạng, trong đó có 51 phụ nữ và trẻ em gái.
Mỹ bổ sung các hạn chế về thị thực đối với các thành viên Taliban tại Afghanistan Ngày 1/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo các biện pháp mới hạn chế việc thị thực đối với các thành viên lực lượng Taliban ở Afghanistan, liên quan việc chính quyền Taliban cấm phụ nữ học đại học và làm việc với các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Afghanistan. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông báo,...