Taliban cam kết điều tra các vụ trả thù
Một lãnh đạo Taliban cam kết điều tra các vụ trả thù nhằm vào quan chức chính quyền cũ và cho hay chính quyền mới sẽ được công bố trong vài tuần tới.
Kể từ khi Taliban tiếp quản Kabul ngày 15/8, người dân Afghanistan và các nhóm nhân đạo quốc tế đã thông báo về các trường hợp lính Taliban trả thù, đàn áp những người biểu tình, người từng làm việc trong chính phủ cũ, cho người Mỹ và người lên án Taliban.
“Chúng tôi đã nghe về một số trường hợp trả thù và phạm tội chống lại người dân”, một lãnh đạo Taliban giấu tên nói. “Nếu thành viên Taliban thực thi những luật này và gây ra vấn đề, họ sẽ bị điều tra”.
“Chúng tôi hiểu nỗi sợ, sự căng thẳng và lo lắng. Mọi người nghĩ chúng tôi sẽ không có trách nhiệm, nhưng không phải vậy”.
Các cựu quan chức cho biết họ phải chạy trốn khi bị các tay súng Taliban gõ cửa từng nhà săn lùng. Một gia đình 16 người đã phải trốn vào phòng tắm, tắt đèn, trẻ em được bịt miệng do lo sợ cho mạng sống của họ.
Lực lượng Taliban mặc đồng phục diễu hành ở Qalat, tỉnh Zabul, trong một video đăng lên mạng xã hội ngày 19/8. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
“Các chuyên gia về luật pháp, tôn giáo và chính sách của Taliban đặt mục tiêu công bố cơ cấu tổ chức chính quyền trong vài tuần nữa”, lãnh đạo Taliban cho biết thêm. Mặc dù cơ cấu chính quyền điều hành đất nước không phải là chế độ dân chủ theo định nghĩa của phương Tây, nhưng “nó sẽ bảo vệ quyền của mọi người”.
Người này cũng cho rằng việc hàng ngàn người đổ xô tới sân bay Kabul để rời khỏi đất nước, gây ra tình trạng hỗn loạn không phải là trách nhiệm của Taliban. “Phương Tây đáng ra phải có kế hoạch sơ tán tốt hơn”.
Các thành viên Taliban mang súng gác xung quanh sân bay đã yêu cầu những người không có giấy tờ đi lại trở về nhà. Ít nhất 12 người đã thiệt mạng ở trong và xung quanh sân bay kể từ hôm Chủ nhật.
Từ khi nắm quyền kiểm soát thủ đô Kabul hôm 15/8, Taliban đã tìm cách thuyết phục người dân trong nước và cộng đồng quốc tế rằng họ không có ý định áp đặt chế độ cai trị hà khắc như trước đây, thay vào đó sẽ theo đuổi hòa bình và công bằng. Tuy nhiên, nhiều người không tin tưởng những cam kết này, trong khi các nước dường như né tránh việc công nhận Taliban là lực lượng cầm quyền ở Afghanistan.
Phát ngôn viên Taliban Waheedullah Hashimi hôm 18/8 cũng cho hay sẽ không có thể chế dân chủ nào ở Afghanistan, đất nước có khả năng được điều hành bởi một hội đồng Taliban cầm quyền và thủ lĩnh tối cao Haibatullah Akhundzada dự kiến vẫn nắm quyền lãnh đạo chung, vai trò như tổng thống.
Cơ cấu quyền lực Hashimi vạch ra mang những nét tương đồng với cách Taliban điều hành Afghanistan trong thời gian nắm quyền từ 1996 đến 2001. Khi đó, thủ lĩnh tối cao Mullah Omar không lộ diện và để việc điều hành đất nước hàng ngày cho một hội đồng. Taliban năm 2001 bị Mỹ và đồng minh lật đổ trong chiến dịch can thiệp quân sự quy mô lớn.
Mỹ cảnh giác với kẻ thù 'không đội trời chung' của Taliban
ISIS-K, một nhánh ở Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), là kẻ thù "không đội trời chung" của lực lượng Taliban.
Mỹ lo ngại ISIS-K tổ chức tấn công, trong bối cảnh nước này nỗ lực sơ tán tại sân bay Kabul.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan trong cuộc phỏng vấn với kênh NBC News - Ảnh: NBC NEWS
Ngày 19-8, trả lời phỏng vấn kênh NBC News, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết hiện nay Chính phủ Mỹ đang tập trung phòng ngừa nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công khủng bố ở Afghanistan có thể do ISIS-K tiến hành.
ISIS-K (hay còn gọi là Nhà nước Hồi giáo Khorasan hoặc IS-K) là một nhánh ở Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Đây là kẻ thù "không đội trời chung" của lực lượng Taliban, theo Hãng tin Reuters.
Ông Sullivan đánh giá việc đưa người Mỹ ra khỏi Afghanistan là "hoạt động đầy rủi ro", vì không rõ Taliban sẽ tiếp tục cho phép mọi người qua lại sân bay an toàn không.
Ngoài ra còn có khả năng xảy ra những tình huống bất ngờ, chẳng hạn một vụ tấn công do ISIS-K tiến hành.
"Một trong những tình huống bất ngờ mà chúng tôi đặc biệt chú ý chính là khả năng xảy ra một vụ tấn công khủng bố do một nhóm như ISIS-K - kẻ thủ không đội trời chung của Taliban - thực hiện. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực giảm thiểu các rủi ro và tăng tối đa số người lên máy bay" - ông Sullivan nói.
Các quan chức Mỹ cho biết họ đang làm việc thâu đêm suốt sáng để sơ tán người Mỹ và những người đã hỗ trợ Mỹ ra khỏi thủ đô Kabul. Tuy nhiên, tình hình an ninh tại đây được đánh giá đang đặt ra nhiều thách thức khó khăn cho phía Mỹ.
Cố vấn an ninh quốc gia Sullivan cho biết hiện không rõ chính xác còn bao nhiêu người Mỹ đang ở Afghanistan. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ sơ tán mọi người Mỹ có nhu cầu rời khỏi đây.
Ông Sullivan cũng cảnh báo tình hình dễ thay đổi.
"Chúng tôi đã thiết lập liên lạc với Taliban để cho phép mọi người qua lại sân bay Kabul an toàn. Và điều đó đang có tác dụng lúc này để đưa người Mỹ và những người Afghanistan gặp rủi ro tới sân bay. Nói thì nói vậy, nhưng chúng tôi không thể trông chờ vào bất cứ thứ gì" - ông Sullivan nói.
Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), hiện nay ISIS-K vẫn còn hoạt động và nhóm này đã từng được IS hỗ trợ.
CSIS nói ISIS-K đã gây ra gần 100 vụ tấn công nhằm vào dân thường ở Afghanistan và Pakistan, cũng như khoảng 250 cuộc đụng độ với các lực lượng an ninh Pakistan, Afghanistan và Mỹ kể từ tháng 1-2017.
Con đường nguy hiểm đến sân bay Kabul qua lời kể của nữ phóng viên Ấn Độ Hàng nghìn người đổ xô đến sân bay Kabul để tháo chạy khỏi Taliban, nhưng các chiến binh của nhóm này đã chặn các lối vào, nổ súng cảnh cáo và tấn công một số người trong đám đông. Những người dân Afghanistan ngồi trên đường ở lối vào sân bay Kabul, chờ đợi được sơ tán trong tuyệt vọng (Ảnh: Sonia Sarkar)....