Tái xuất hiện loài thú được coi là đã tuyệt chủng 84 năm
Loài Mang có tên khoa học là Muntiacus rooseveltorum xuất hiện tại khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Loài Mang này được coi là đã tuyệt chủng cách đây 84 năm.
Theo ông Nguyễn Đình Hải – Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thì loài Mang Muntiacus rooseveltorum thuộc họ Hươu nai (Cervidae), được ghi nhận tại tỉnh Hủa Phăn (Lào) và được coi là tuyệt chủng từ năm 1929. Mẫu sọ về loài mang này được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ.
Mẫu sọ loài Mang được trưng bày tại bảo tàng.
Từ năm 2012 – 2014, Trung tâm Cress, trường đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với cán bộ khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thực hiện dự án “Điều tra, bảo tồn các loài Mang tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên”.
Video đang HOT
Trong quá trình điều tra, đoàn chuyên gia đã chụp được ảnh của loài Mang này trên địa bàn khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và phát hiện được mẫu phân của loài Mang này trong rừng. Ngoài ra, đoàn chuyên gia cũng tìm thấy mẫu sừng và da của loài Mang này trong nhà dân săn bắn được.
Mang được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
Qua xét nghiệm AND tại Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) từ mẫu phân và mẫu da của loài Mang kể trên và đem so sánh với mẫu AND của loài Mang được coi là đã tuyệt chủng cách đây 84 năm đang lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, cơ quan chức năng xác định các mẫu AND hoàn toàn trùng khớp với nhau và khẳng định đây chính là loài Mang Muntiacus rooseveltorum.
Theo Dantri
Lên kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc cho gấu ngựa bị bệnh
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thanh Hóa) đang chăm sóc 2 cá thể gấu ngựa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, 1 trong 2 cá thể gấu bị bệnh nên tỉnh Thanh Hóa đang đề nghị cả 2 tới Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam.
Được biết, hai cá thể gấu nêu trên gồm một cá thể gấu đực và một cá thể gấu cái, trọng lượng thời điểm bàn giao là 6kg/cá thể. Đây là tang vật sau xử lý tịch thu sung quỹ nhà nước do Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu bàn giao ngày 7/5/2013 với mục đích cứu hộ.
Hai cá thể gấu ngựa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.
Ngày 20/12/2013, theo báo cáo của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, sau khi nhận bàn giao, tập thể cán bộ của ban quản lý đã chăm sóc chu đáo 2 cá thể gấu nói trên, gấu phát triển bình thường, trọng lượng bình quân tăng từ 4 - 6 kg/cá thể/tháng. Tại thời điểm gấu bị bệnh ngày 4/10, trọng lượng đạt: gấu ngựa cái 70 kg, gấu ngựa đực 64 kg.
Do thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường, điều kiện nuôi nhốt có phần chưa phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của gấu, nên cá thể gấu đực đã bị ốm. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã mời bác sĩ thú y đến khám, điều trị nhưng tình trạng bệnh của gấu vẫn chưa thuyên giảm.
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên phối hợp Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) mời các bác sỹ từ Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam đến khám, chữa trị. Theo báo cáo kết quả khám lâm sàng một cá thể gấu ngựa ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên của tổ chức Animals Asia (Tổ chức động vật Châu Á) xác định một cá thể gấu đực bị bệnh đục thủy tinh thể ở 2 mắt, rụng lông đối xứng và bị bệnh giảm bạch cầu, không phát hiện có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm nào dẫn đến các dấu hiệu lâm sàng, nhưng tình trạng cơ thể vẫn ở mức bình thường.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên không có bác sỹ thú y chuyên trách, cán bộ được giao chăm sóc, nuôi dưỡng gấu chưa có nhiều kinh nghiệm nên không thể đáp ứng với các tiêu chuẩn cứu hộ, chăm sóc thú y.
Đồng thời với điều kiện chuồng trại hiện có, nguy cơ gấu bị sổng chuồng là rất lớn. Hơn nữa, nếu thả gấu về môi trường tự nhiên tại thời điểm hiện tại là không an toàn, bởi gấu đã trưởng thành, mất tập tính kiếm ăn tự nhiên, rất hung dữ, nên khó tồn tại, nguy hiểm cho tính mạng của con người.
Sở NN&PTNT Thanh Hóa đã đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chuyển giao 2 cá thể gấu ngựa hiện đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Khu BTTN Xuân Liên cho Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam để tiếp tục chăm sóc, cứu hộ.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Các loài móng guốc bên bờ vực tuyệt chủng Các loài thú hoang dã thuộc bộ móng guốc, bao gồm cả một số loài đặc hữu của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên - WWF vừa lên tiếng cảnh báo vấn đề này trong một báo cáo mới mang tên "Vùng vẫy nơi...