Tài xế xe khách đâm xe cứu hỏa: Nếu đánh lái, thắng gấp sẽ gây tai nạn liên hoàn
Anh Đỗ Hùng Mạnh – lái xe khách – cho biết, thời điểm xảy ra tai nạn nếu đánh lái ra ngoài để tránh xe cứu hỏa có thể sẽ có gây tai nạn liên hoàn, hậu quả rất khôn lường.
Hiện trường vụ tai nạn.
Hai ngày qua dư luận đang tranh cãi quyết liệt xung quanh vụ tai nạn giao thông giữa xe cứu hỏa đi ngược chiều và xe khách trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chiều 18.3. Vụ tai nạn khiến chiến sĩ cảnh sát PCCC Chử Văn Khánh tử nạn và nhiều người bị thương, trong đó có tài xế xe khách – anh Đỗ Hùng Mạnh (SN: 1981, quê Thanh Hóa).
Sau hơn một ngày điều trị tại bệnh viện, tài xế Mạnh đã được các y bác sĩ cho xuất viện. Sức khỏe anh đã ổn định hơn, song vẫn phải theo dõi và trị liệu theo phác đồ của bác sĩ.
Kể lại sự việc, tài xế Mạnh – cho hay, trước khi xảy ra va chạm, anh đã nhìn thấy xe cứu hỏa rẽ vào đường nhánh của cao tốc, đi ngược chiều, cách xe của anh chỉ vài mét. Thấy thế, anh vội thắng, đánh lái nhẹ. “Nếu đánh lái mạnh trong trường hợp này có thể dẫn đến lật xe”, anh Mạnh nói.
Cũng theo anh Mạnh, sự việc xảy ra “quá nhanh, quá nguy hiểm”, anh không còn cách nào khác, chỉ biết xử lý theo quán tính, hạn chế va chạm mạnh nhất có thể.
Video ghi lại vụ tai nạn.
Nam tài xế nói, anh rất bất ngờ trước tình huống sang đường của xe cứu hỏa. Phương tiện này được ưu tiên đi ngược chiều, nhưng nên đi vào làn đường khẩn cấp, không nên đi vào làn đường phía trong, khi các phương tiện đang di chuyển với tốc độ cao.
Video đang HOT
“Thời điểm xảy ra sự việc trên xe có 40 hành khách và 1 phụ xe”, anh Mạnh thông tin.
Vụ va chạm khiến anh bị thương ở phần chân, phụ xe bị thương nặng nhất đang được điều trị tại bệnh viện, một vài hành khách thương nhẹ. Tuy vậy, vụ tai nạn khiến họ hoảng loạn, nhiều hành khách bật khóc.
“Tôi lái xe đã 14 năm, trong đó 10 năm lái xe khách. Mỗi một ngày, tôi chạy 2 lượt, tuyến Hà Nội – Thanh Hóa, chưa bao giờ xảy ra va chạm, ít khi bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm. Tình huống va chạm với xe cứu hỏa là lần đầu tiên tôi gặp phải”, anh Mạnh chia sẻ. Đồng thời, anh cho biết luôn đặt trách nhiệm đảm bảo an toàn hành khách lên hàng đầu.
“Trường hợp gặp xe ưu tiên rú còi ủ, đèn quay, tôi đều nhường đường, bởi tôi biết, phương tiện này đang làm nhiệm vụ và rất khẩn cấp. Tôi luôn chấp hành luật Giao thông đường bộ. Sự việc xảy ra hôm 18.3, tôi rất đau lòng”, nam tài xế sinh năm 1981 nói.
Theo Laodong
Xe khách đâm xe cứu hỏa: Tài xế xe khách không thể bị coi là có lỗi mà là nạn nhân
Hai ngày qua dư luận đang tranh cãi quyết liệt xung quanh vụ tai nạn giao thông giữa xe cứu hỏa đi ngược chiều và xe khách trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều 18.3. Nhiều ý kiến cho rằng xe khách không có lỗi mà tại xe cứu hỏa. Phân tích sâu hơn về vấn đề này, PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Thái Hà - Công ty Luật TNHH YouMe.
Thưa ông, xe cứu hỏa có quyền chạy ngược chiều hay không?
LS Vũ Thái Hà: Luật Giao thông đường bộ cho phép một số loại xe được quyền ưu tiên đi trước các xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào mà trong đó, xe cứu hỏa là xe được ưu tiên số 1.
Khi làm nhiệm vụ, xe cứu hỏa có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Khi có tín hiệu của xe cứu hỏa, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xe cứu hỏa được đi vào đường ngược chiều.
Xe cứu hỏa được quyền ưu tiên vậy lái xe cứu hỏa cho xe chạy ngược chiều trong vụ tai nạn nêu trên có lỗi hay không?
LS Vũ Thái Hà: Ở góc độ pháp luật, chúng ta chỉ có thể khẳng định lái xe cứu hỏa cho xe chạy ngược chiều vào đường cao tốc là không trái pháp luật. Nhưng để xem xét yếu tố lỗi và sự hợp lý của việc cho xe chạy vào đường ngược chiều thì cần phải xem xét nhiều yếu tố khác như: đường đó là đường gì? tốc độ tối đa được phép của các xe trên đường, lưu lượng giao thông tại thời điểm hiện tại, điều kiện thời tiết, điểm ra vào ngược chiều.
Quyền ưu tiên và quyền được làm một việc gì ưu tiên không có nghĩa là mình không có lỗi và đương nhiên người khác phải là người có lỗi.
Pháp luật ban quyền ưu tiên cho một số phương tiện vì mục đích tạo điều kiện tối ưu nhất để ứng phó với một hoặc một số tình huống khẩn cấp, làm giảm thiểu các thiệt hại.
Nếu nhìn ở góc độ giảm thiểu thiệt hại, việc thực hiện quyền ưu tiên này phải hợp lý và không tạo ra các tình huống có thể gây ra các thiệt hại khác lớn hơn thiệt hại dự định khắc phục. Việc thực thi quyền ưu tiên của mình mà tạo ra tình thế không thể ứng xử khác của một phương tiện khác thì không nên.
Theo ông, lái xe khách có lỗi hay không?
LS Vũ Thái Hà: Để xác định lái xe khách có lỗi hay không, như tôi đã nói, có nhiều yếu tố cần phải cân nhắc và xem xét, ví như: tốc độ của xe tại thời điểm va chạm, điều kiện thời tiết, lưu lượng giao thông, việc vào ngược chiều đường cao tốc của xe cứu hỏa. Nhưng quan trọng hơn tất cả, hãy thử hỏi, lái xe khách có thể có phương án nào khác để không đâm vào xe cứu hỏa hay không?
Sau khi xem clip, tôi cho rằng, không thể cho rằng tài xế xe khách có lỗi vì những lẽ sau:
Thứ nhất, đường xe khách di chuyển là đường cao tốc, các phương tiện được di chuyển với tốc độ cao (giả định xe khách không đi quá tốc độ cho phép).
Thứ hai, đường khá đông, và điều kiện thời tiết mưa ẩm, tầm nhìn và khả năng phanh hạn chế
Thứ ba, điều quan trọng hơn cả là sự kiện không thể ngờ tới là việc có phương tiện di chuyển ngược vào đường cao tốc. Và sự di chuyển ngược vào đường cao tốc này, tôi cho rằng không hợp lý khi chạy thẳng từ ngoài đường nhánh vào làn có tốc độ cao nhất.
Với các yếu tố này, việc nhường, tránh xe ưu tiên của tài xế xe khách có thể nói là bất khả thi. Với một sự kiện bất khả thi, không thể có sự lựa chọn khác, chúng ta không thể đương nhiên cho rằng tài xế xe khách là có lỗi khi đâm vào xe ưu tiên.
Vậy có thể nói xe cứu hỏa là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn?
LS Vũ Thái Hà: Việc xem xét trách nhiệm là việc của cơ quan chức năng và phải dựa trên các tình tiết thực tế của vụ việc.
Ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng, đây là một vụ việc không may, tài xế xe khách không thể bị coi là có lỗi, thậm chí, có thể gọi anh ta là nạn nhân. Anh ta đã không có sự lựa chọn nào khác để tránh thiệt hại, trong khi lái xe cứu hỏa có thể có nhiều phương án lựa chọn khi cho xe ngược chiều vào đường cao tốc. Đơn giản, có thể là chạy ngược chiều trong làn dừng khẩn cấp hoặc tại làn có tốc độ tối đa cho phép thấp nhất trong đường cao tốc.
Xin cám ơn ông!
ANH TUẤN
Theo Laodong
Vụ xe khách tông xe cứu hỏa: Tài xế lý giải việc không đánh lái mạnh "Lúc tôi phát hiện ra xe cứu hỏa ở phía trước thì khoảng cách chỉ còn là hơn 10m nên tôi có rà phanh và đánh lái một chút, nếu phanh gấp hoặc đánh lái mạnh xe sẽ bị lật thì hậu quả còn nặng nề hơn,..." - anh Đỗ Hùng Mạnh, lái xe khách trong vụ tai nạn giữa xe khách và...