Tài xế trả tiền xu, nhân viên trạm BOT Cầu Rác từ chối bán vé
Khi tài xế dùng tiền lẻ và tiền xu để mua vé qua trạm BOT Cầu Rác ( Hà Tĩnh), nhân viên của trạm đã từ chối bán với lý do tiền xu bị cấm lưu hành.
Khoảng 20h30 ngày 31.12, tài xế Nguyễn Minh Nghĩa (trú Vĩnh Long) điều kiển ôtô đi trên quốc lộ 1A theo hướng Bắc – Nam, khi đến trạm BOT Cầu Rác (xã Cẩm Trung, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã sử dụng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng để mua vé giá 35.000 đồng.
Sau khi kiểm đếm, nữ nhân viên bán vé thông báo tài xế mới đưa 34.600 đồng, còn thiếu 400 đồng. Anh Nghĩa đưa thêm một đồng tiền xu mệnh giá 500 đồng song bị từ chối giao dịch với lý do tiền này đã bị cấm lưu hành. Cô này trả lại tiền cho tài xế rồi đóng cửa buồng thu phí.
Trạm thu phí Cầu Rác. Ảnh: Đức Hùng
Không thể mua vé, xe của tài xế Nghĩa bị rào chắn ngăn không cho di chuyển qua trạm. Một số người ngồi trên xe đã sử dụng điện thoại quay lại tình huống này và đưa lên mạng xã hội, đồng thời gọi điện nhờ Công an huyện Cẩm Xuyên tới giải quyết.
“Nhân viên không nhận tiền xu và đóng cửa giao dịch là quá vô lý, buộc chúng tôi phải thông báo với cơ quan chức năng”, tài xế Nghĩa nói.
22h cùng ngày, nhà chức trách đến hiện trường, mời chủ phương tiện cùng nhân viên trong ca trực bán vé tới trụ sở Công an huyện Cẩm Xuyên làm việc.
Nhân viên trạm BOT Cầu Rác đếm tiền lẻ của tài xế. Ảnh: Đ.H
Video đang HOT
Trung tá Dương Xuân Quang, Phó trưởng công an huyện Cẩm Xuyên, cho biết tài xế Nghĩa và nhóm bạn giải thích “không có động cơ gì”, việc trả tiền lẻ để qua trạm là giao dịch bình thường.
“Chúng tôi xác định sự việc này có lỗi từ hai phía, tất cả đều xử sự không tốt. Nhà chức trách đang điều tra sự việc, sắp tới sẽ mời những người liên quan tới công bố kết quả”, trung tá Quang nói.
Trưa 1.1, tài xế Nghĩa cùng bạn tiếp tục hành trình vào Nam, khi qua trạm BOT Cầu Rác, một người trong nhóm đưa xấp tiền lẻ cùng tiền xu 500 đồng để mua vé. Lần này, sau khi kiểm đếm được số tiền 35.100 đồng, nhân viên đã chuẩn bị tiền để đưa lại 100 đồng. Nhóm người trên ôtô tươi cười nhận, chúc nhân viên đón năm mới vui vẻ.
Nhân viên trạm thu phí trả lại 100 đồng còn thiếu cho tài xế vào trưa 1.1. Ảnh: Đ.H
Đại diện Công ty TNHH hạ tầng Sông Đà, đơn vị vận hành trạm BOT Cầu Rác, cho biết đang chờ báo cáo của cấp dưới để xử lý sự việc. “Những đồng tiền đang lưu hành trên thị trường, do Ngân hàng Nhà nước phát hành, chúng tôi đều cho áp dụng, không cấm giao dịch”, vị đại diện nói.
Trạm thu phí Cầu Rác được xây dựng để hoàn vốn cho quốc lộ 1A. Năm 2009 tuyến đường tránh TP.Hà Tĩnh dài 16km từ xã Thạch Long (huyện Thạch Hà) đến xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên) được xây theo hình thức BOT đi vào hoạt động và trạm Cầu Rác được giữ nguyên để hoàn vốn cho công trình này.Tháng 4.2016, nhiều người dân huyện Cẩm Xuyên xuống đường, điều khiển xe tải ben loại dưới 8 tấn và ôtô 4 chỗ tập trung đầu trạm thu phí Cầu Rác, treo băng rôn có dòng chữ “Chúng tôi không đi đường BOT, tại sao lại phải trả phí”. Nhiều người còn dùng tiền lẻ thấm nước trả tiền mua vé rồi cho xe đi chậm qua trạm để phản đối.Ngày 27.4.2016, Tổng công ty Sông Đà thống nhất giảm 100% giá dịch vụ sử dụng đường bộ khi qua trạm thu phí Cầu Rác (đặt tại xã Cẩm Trung), cho phương tiện của người có hộ khẩu thường trú và các tổ chức, doanh nghiệp trụ sở chính ở huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Theo Đức Hùng (VNE)
Sẽ giảm 20% giá vé qua trạm BOT Biên Hòa
Vụ Tài chính đang xem xét tờ trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc miễn, giảm phí cho các trạm BOT.
Quốc lộ 1 đoạn qua Biên Hòa tê liệt lúc 14 giờ ngày 5-10Ảnh: XUÂN HOÀNG
Ngày 5-10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - cho biết Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị với lãnh đạo Bộ GTVT về hướng miễn, giảm phí chung cho các trạm BOT sau khi đã có kết quả rà soát và làm việc với các nhà đầu tư, trong đó có trạm BOT Biên Hòa (Đồng Nai).
Thực hiện giảm phí từ ngày 1-11-2017
Ông Nguyễn Văn Huyện cũng cho biết Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đàm phán xong với nhà đầu tư trạm BOT Biên Hòa, thống nhất mức giảm dự kiến khoảng 20% so với mức phí hiện hành, thực hiện từ ngày 1-11-2017.
"Với BOT Biên Hòa, hiện UBND tỉnh Đồng Nai đang giao cho các địa phương và các cơ quan có liên quan tiến hành khảo sát, thống kê người dân có phương tiện trong vùng bị ảnh hưởng.
đó, người dân phải chờ đợi và chia sẻ với cơ quan quản lý. Mức giảm giá vé trạm BOT Biên Hòa khoảng 20%, tương ứng giảm khoảng 10.000 đồng. Mức giảm này tương đương với mức giảm ở trạm BOT Cai Lậy" - ông Huyện nói.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng lãnh đạo Bộ GTVT đã giao Vụ Tài chính xem xét tờ trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau đó sẽ thống nhất với địa phương và nhà đầu tư về việc giảm phí qua trạm BOT Biên Hòa.
Trong khi đó, ghi nhận tại BOT Biên Hòa lúc 15 giờ 15 phút ngày 5-10 cho thấy đã thông thoáng trở lại sau một ngày gần như tê liệt.
Trước đó, từ sáng đến khoảng 15 giờ cùng ngày, các tài xế nhất quyết không rời trạm khiến các làn đường theo chiều Bắc - Nam kẹt xe nghiêm trọng, Quốc lộ 1 rơi vào tình trạng "chết sững".
Lực lượng chức năng phải điều tiết cho các xe tạm thời đi qua các đường nhỏ hoặc quay đầu để giải quyết kẹt xe.
Cùng ngày, ông Trịnh Tuấn Liêm - Giám đốc Sở GTVT Đồng Nai - cho biết từ 15 giờ trở đi, trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa tạm thời đóng cửa nhằm bảo đảm thông suốt giao thông, thời điểm thu phí trở lại vẫn chưa xác định.
Tùy tình hình, các cơ quan ban ngành sẽ quyết định việc thu phí trở lại song trước hết phải ưu tiên việc bảo đảm an ninh trật tự, thông suốt giao thông qua quốc lộ" - ông Liêm nói.
Dự án mới hoàn thành, đường đã xuống cấp
Cũng trong ngày 5-10, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị có chính sách miễn hoặc giảm phí qua trạm thu phí BOT cho người dân địa phương, các đơn vị gần trạm thu phí trên 2 quốc lộ 14 và 19.
Theo UBND tỉnh Gia Lai, trên địa bàn có 2 dự án đầu tư theo hình thức BOT gồm dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) dài 57,6 km và dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 dài 23 km.
Các dự án này đã được đưa vào khai thác nhưng tồn tại nhiều bất cập khiến người dân bức xúc.
Đặc biệt, dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 19 chỉ dài 23 km/169,5 km và đoạn đường từ Km90 đến Km108 (qua huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai) chưa được đầu tư đồng bộ với quy mô của dự án BOT nên đã xuống cấp, hư hỏng nặng.
Do đó, việc thu phí của nhà đầu tư hiện nay chưa phù hợp với mức hưởng lợi của người dân trong vùng. Ngoài ra, dự án này mới chỉ hoàn thành nhưng hiện nay một số chỗ đã bị hư hỏng, xuống cấp, xuất hiện vệt lún bánh xe.
Tối 2.10, nhiều tài xế tiếp tục dùng tiền lẻ, tiền xu để trả phí khi qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hoà (Đồng Nai) để phản đối giá vé và vị trí đặt trạm tồn tại suốt 3 năm qua.
Theo Văn Duẩn - Xuân Hoàng - Hoàng Thanh (NLĐ)
Giảm phí dịch vụ cho các chủ xe trong bán kính 5km quanh trạm BOT Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thống nhất với tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) về phương án giảm giá phí dịch vụ đối với người dân sống quanh các trạm thu phí BOT khi sử dụng phương tiện đi qua trạm. Theo đó, bộ GTVT đã đồng ý, đối với việc giảm giá vé cho các chủ xe quanh trạm...