Tài xế trả tiền lẻ, trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa xả trạm vì ùn tắc
Nhiều tài xế đồng loạt sử dụng tiền lẻ để trả phí đường bộ qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa (Đồng Nai) đúng vào giờ tan tầm của nhiều công ty gần đó khiến giao thông tắc nghẽn. Đơn vị quản lý trạm thu phí này buộc phải xả trạm để giải quyết tình hình.
Khoảng 17h ngày 9/9, nhiều tài xế đã đồng loạt dùng tiền lẻ với các mệnh giá 200, 500 đồng để trả phí đường bộ tại trạm BOT đường tránh Biên Hòa (xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai).
Nhiều tài xế sử dụng tiền lẻ mệnh giá 200, 500 đồng để trả phí qua trạm
Thời điểm này cũng là lúc nhiều doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn huyện Trảng Bom tan giờ làm việc, nhiều xe đưa đón công nhân cùng lưu thông đã khiến giao thông qua trạm bị tắc nghẽn.
Khoảng 15 phút sau, lượng ô tô đi từ các hường TPHCM, Bình Thuận đổ về đông khiến giao thông qua khu vực trạm tắc nghẽn. Lúc này tình trạng kẹt xe theo hướng từ TPHCM đi Bình Thuận kéo dài khoảng 2 km.
Trước tình hình trên, đơn vị quản lý trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa buộc phải xả trạm để đảm bảo giao thông qua khu vực.
Video đang HOT
Giao thông qua khu vực trạm bị tắc nghẽn, hàng trăm phương tiện ùn ứ không thể di chuyển.
Trạm thu phí này hoạt động từ năm 2014 nhằm thu phí hoàn vốn cho dự án cải tạo quốc lộ 1 và xây dựng tuyến tránh TP Biên Hòa. Dự án này bao gồm việc xây dựng đường tránh dài hơn 12 km và xây dựng, cải tạo nền, cải tạo mặt quốc lộ 1 với chiều dài 10 km với tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng.
Trạm thu phí BOT để hoàn vốn cho dự án này được đặt trên quốc lộ 1 ở khu vực xã Trung Hòa (Trảng Bom, Đồng Nai) có mật độ dân cư đông và cách xa tuyến tránh TP Biên Hòa nhiều km nên người dân bức xúc.
“Tôi ở TP Biên Hòa và thường xuyên chạy xe tải tuyến Biên Hòa về huyện Thống Nhất (Đồng Nai). Dù không đi km nào trên tuyến đường tránh nhưng mỗi lần qua đây đều phải trả phí mua vé”, một tài xế cho biết.
Tuy nhiên, theo chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư Đồng Thuận, địa điểm đặt trạm được Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan chức năng đồng ý. Được biết, thời gian thu phí hoàn vốn của dự án là 10 năm.
Vĩnh Thủy
Theo Dantri
Đóng cửa nhà kho vì đi 1km đường BOT tính trả phí 100 triệu/tháng
Dù chỉ sử dụng khoảng 1km đường BOT nhưng người dân vẫn phải mất phí toàn tuyến 40,6km khi qua trạm thu phí BOT Nam Bình Định. Điều này, khiến người dân phản ứng vì mất phí "oan".
Trạm thu phí BOT Nam Bình Định (đặt tại phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, Bình Định) thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 - đoạn Km 1.212 400 đến Km 1.265 có chiều dài 40,6km chạy qua tỉnh Bình Định và Phú Yên, chủ đầu tư là Công ty TNHH đầu tư BOT Bình Định.
Tháng 5.2016, trạm thu phí này đi vào hoạt động đã gặp phải phản ứng rất gay gắt của người dân địa phương. Nhiều người dân, doanh nghiệp ở gần trạm thu phí bức xúc cho rằng, họ là đối tượng chịu thiệt hại trực tiếp từ việc thu phí nhưng khi đặt trạm lại không được tham gia đóng góp ý kiến.
Trong khi đó, việc chỉ sử dụng đường BOT khoảng 1km (từ thị xã An Nhơn đi QL1 rẽ sang QL 19 theo hướng huyện Tây Sơn) nhưng phải trả tiền cho toàn tuyến khi đi qua trạm thu phí là quá bất công. Trạm thu phí lại được đặt tại QL1 nên bắt buộc họ phải chấp nhận mất phí "oan", không còn sự lựa chọn khác.
Trạm thu phí BOT Nam Bình Định (đặt tại phường Nhơn Hòa) gặp phải phản ứng của người dân. Ảnh: D.T
Theo ông Trần Văn Phúc (trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn), công ty của gia đình ông có 6 xe tải, ô tô chuyên chở thức ăn và giao dịch công việc tại khu công nghiệp Nhơn Hòa. Vì vậy, từ khi trạm thu phí BOT Nam Bình Định đi vào hoạt động, mỗi tháng công ty phải đóng phí gần 20 triệu đồng.
"Điều nghịch lý, từ công ty đi khu công nghiệp Nhơn Hòa chúng tôi chỉ sử dụng khoảng 1km đường BOT trên QL1 nhưng bắt buộc phải qua trạm thu phí nên đành mất tiền phí oan cho cả tuyến. Trong khi đó, chất lượng đường BOT lại không được tốt"- ông Phúc phản ứng.
Ông Phúc đề nghị, trạm thu phí phải miễn phí cho những doanh nghiệp ở gần vì thực tế việc sử dụng đường BOT rất ít.
"Chưa kể việc nhập hàng từ xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước), khu công nghiệp Nhơn Hòa về lại công ty thì cước phí hàng hóa vận chuyển cũng tăng lên do tiền thu phí được tính vào cước phí. Cuối cùng, chúng tôi vẫn là đơn vị chịu thiệt hại dù sử dụng đường BOT rất ít"- ông Phúc cho hay.
Ông Trần Văn Mẫn phải bỏ hoang nhà kho vì lo sợ mất gần 100 triệu đồng tiền thu phí BOT mỗi tháng. Ảnh: D.T
Lâm vào tình cảnh trớ trêu hơn, nhà kho chứa vật liệu xây dựng trị giá 5 tỷ đồng (nằm ở phía Bắc trạm thu phí BOT Nam Bình Định) của Công ty TNHH SXTM Vinh Phong (phường Nhơn Hòa, TX.An Nhơn) phải chịu cảnh bỏ hoang từ khi trạm thu phí này hoạt động.
Ông Trần Văn Mẫn - Phó giám đốc Công ty Vinh Phong lý giải: "Xe chở xi măng từ Quảng Bình về vị trí kho, do trước trạm thu phí đều có dải phân cách đường nên muốn quay đầu qua kho, bắt buộc các xe này phải đi qua trạm thu phí đến 2 lần. Nếu tính toán, 1 tháng chúng tôi xuất nhập khoảng 8.000 tấn hàng thì phải đóng gần 100 triệu đồng tiền phí qua trạm. Điều này quá vô lý, chúng tôi đành đóng cửa nhà kho".
Ông Mẫn cho rằng, việc thực hiện dự án BOT trên QL1 cần phải cho người dân có sự chọn lựa. Khi nào người dân sử dụng đường BOT thì họ chấp nhận đóng phí chứ không hề né tránh.
"Theo quy định, khoảng cách 2 trạm thu phí tối thiểu phải là 70km, nhưng thực tế 2 trạm BOT Bắc và BOT Nam trên QL1 chỉ 64km. Tôi đề nghị phải di dời trạm cho đúng khoảng cách. Chúng tôi là doanh nghiệp, chịu thiệt hại trực tiếp từ việc thu phí. Nhưng khi đặt trạm, tại sao không tham khảo ý kiến chúng tôi (!?). Đối với những hộ kinh doanh gần trạm thu phí, sử dụng đường có 1km thì phải được giảm phí, chứ không thể trả tiền cho toàn tuyến đường BOT được, điều đó quá bất công?"- ông Mẫn nói.
Nhiều doanh nghiệp ở gần trạm thu phí BOT Nam Bình Định muốn quay đầu xe bắt buộc phải qua trạm thu phí 2 lần vì có dải phân cách. Ảnh: D.T
Sở GTVT tỉnh Bình Định cho rằng, đối với đường QL 1 cần có giải pháp mở dải phân cách giữa tại 2 đầu trạm thu phí BOT để người dân không có nhu cầu qua trạm được quay đầu xe trước trạm, không phải chịu cảnh đóng phí qua trạm 2 lần khi muốn quay đầu trở về phía chiều đường bên kia. Cần có chính sách miễn giảm đối với người dân có nhu cầu đi lại gần trạm thu phí...
Ông Nguyễn Văn Phồn - Trạm trưởng Trạm thu phí BOT Nam Bình Định, cho biết đơn vị này đã tiếp nhận được những kiến nghị trên từ người dân, doanh nghiệp địa phương.
"Thế nhưng, chưa thể mở dải phân cách giữa tại 2 đầu trạm thu phí vì liên quan đến vấn đề an toàn giao thông. Còn việc giảm phí qua trạm phải chờ ý kiến từ Bộ GTVT"- ông Phồn giải thích.
Theo Danviet
Vidifi đề nghị Bộ Công an điều tra "việc gây rối" tại trạm thu phí quốc lộ 5 Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính (Vidifi) - đơn vị thực hiện thu phí trên quốc lộ 5 - vừa có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị vào cuộc điều tra hành vi gây rối, gây mất trật tự tại trạm thu phí số 1 trên quốc lộ 5, đoạn qua tỉnh Hưng Yên. Theo...